Đánh giá kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại tp hồ chí minh (Trang 66)

4.2.1 Về độ tin cậy của mẫu khảo sát:

Bảng câu hỏi đã được phát cho nhiều đối tượng theo đúng phạm vi nghiên cứu của đề tài (gồm 28 câu hỏi). Sau một thời gian thì bảng khảo sát đã được thu hồi và tổng hợp với kết quả khảo sát như sau:

Số lượng phiếu khảo sát phát ra 150 phiếu; Số lượng phiếu khảo sát thu về 135 phiếu; Số lượng phiếu thu được về để tiến hành xử lý gồm 123 phiếu. Số lượng DN khảo sát 76 DN.

4.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng:

4.2.2.1 Về khả năng vận dụng chế độ kế toán:

+ Về nhân tố qui mô lao động (câu hỏi 1):

Hình 4.1 về qui mô lao động của các DN

Qua số liệu trên nhận thấy qui mô lao động từ 10 đến 200 người chiếm 53,35%, từ 200 đến 300 chiếm 14,6% và qui mô dưới 10 người chỉ chiếm 26% (các DN tập trung các lĩnh vực thương mại và SX chiếm đa số).

+ Về tính độc lập về nghề nghiệp (câu 9): cho thấy các mức độ kế toán viên độc lập rất cao trong việc vận dụng các chuẩn mực chiếm mức thước đo tốt (53%), trung bình (36%) và không tốt (12%).

+ Về trình độ của nhân viên kế toán (câu 2):

Hình 4.2 Trình độ của nhân viên kế toán

+ Qua khảo sát về trình độ nhân viên chuyên ngành kế toán: Trung cấp chiếm 28,46%, cao đẳng chiếm 42.28%, Đại học chiếm 20,33% và cao học chiếm 8,94.

+ Về mức độ phức tạp các chuẩn mực (câu 21): Kết quả khảo sát ta thấy 36,58% ( 45 phiếu) không đồng ý về viếc mức độ phức tạp của các chuẩn mực và chỉ có 20,32 % (25 phiếu) đồng ý với độ khó của việc áp dụng các chuẩn mực.

+ Về công tác kiểm toán đến công tác kiểm tra và thanh tra (câu 15,16): với kết quả khảo sát:

Bảng 4.1 Thống kê các nhân tố của yếu tố 1

Nội dung

Luôn luôn Thƣờng xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Không bao giờ

Công tác kiểm tra việc vận dụng các chuẩn mực/ chế độ kế toán ở đơn vị.

4% 13% 78,86% 4%

Công tác kiểm toán việc vận dựng các chuẩn mực/ chế độ kế toán ở đơn vị.

12,19% 20,32% 60,97% 6,5%

Công tác kiểm tra việc vận dụng các chuẩn mực, chế độ kế toán không được thường xuyên nên chỉ ở mức 78,86% là thỉnh thoảng. Qua đó ta thấy các kế toán có kiểm tra và kiểm toán việc thực hiện các chuẩn mực, cho thấy việc hiếm khi thực hiện chỉ xảy ra 1 phần nhỏ ở các đơn vị có qui mô nhỏ.

Qua khảo sát yếu tố 1: các DN cần phải thực hiện tốt hơn công tác kiểm tra việc vận dụng các chuẩn mực kế toán và kiểm toán; yếu tố việc xem xét các mức độ khó của các chuẩn mực kế toán các DN cũng cần phải quan tâm.

4.2.2.2 Mức độ ứng dụng CNTT trong công tác kế toán:

+ Phần mềm kế toán chuyên dụng (câu 4 và 5): qua khảo sát có đến 61% trả lời đều sử dụng Microsoft Excel và 7% sử dụng mô hình ERP. Đặc biệt chỉ có 20,32% là sử dụng phần mềm có bản quyền. Đây là vấn đề các DN cần phải xem xét để việc áp dụng các phần mềm kế toán phù hợp với qui mô của DN.

+ Tính chính xác, tin cậy và bảo mật (câu 7, 20 ): Việc sử dụng phần mềm kế toán góp phần cho DN tin cậy, giảm thiểu sai sót và cải thiện chất lượng sổ sách kế toán của DN có đến 80% đều đồng ý và rất đồng ý, duy nhất chỉ có 14,63% không đồng ý , vì vậy còn tồn tại việc ghi số bằng thủ công và không có sử dụng phần mềm chuyên dụng. Chính sách bảo vệ dữ liệu và thông tin đây là vấn đề cần

quan tâm, kết quả khảo sát 77 phiếu (chiếm 62,60%) chọn không tốt và không có. Dữ liệu kế toán được mã hóa hàng ngày: có đến 81% không mã hóa dữ liệu hàng ngày, việc lộ bị mật số liệu khả năng rát cao. Trong khi có vấn đề mã hóa thường xuyên và luôn luôn chỉ chiếm 12%. Vì vậy từ đó suy ra khả năng yếu tố về trình độ chuyên môn tin học của kế toán còn kém trong công tác bảo mật.

4.2.2.3 Hệ thống kế toán trong môi trƣờng thƣơng mại điện tử (câu 3, 26 và 28) :

Trong khảo sát 123 phiếu thì ghi nhận có trên 90% phiếu điều trả lời việt sử dụng internet đối với các đơn vị hiện nay là cần thiết, bảo đảm tiết kiệm được chi phí và sự hiệu quả của việc sử dụng internet theo thứ tự tán thành rất đồng ý (44,71%), đồng ý (36,59%) và trung lập (18.67%). Vấn đề an toàn thông tin, việc xảy ra rủi ro của thông tin kế toán thì nhìn chung chưa có sự thống nhất còn bộ phận chiếm 26.83 % chưa nhận thấy việc quan trọng trong bảo đảm an toàn thông tin. Kết quả qua khảo sát yếu tố này ta thấy việc bảo mật và đề phòng rủi ro trong kết nối internet còn chưa thực sự coi trọng, DN chỉ xem việc đặt lợi ích công tác sử dụng Internet.

4.2.2.4 Tần xuất đối chiếu Thông tin kế toán: Chịu tác động các nhân tố: + Về Kiểm kê đối chiếu số liệu giữ thực tế và sổ sách (câu 17): Theo khảo + Về Kiểm kê đối chiếu số liệu giữ thực tế và sổ sách (câu 17): Theo khảo sát với kết quả luôn luôn 53%, thường xuyên 44,71% và thỉnh thoảng 2.43%, cho thấy công tác kế toán thật sự đối chiếu số liệu giữa sổ sách và số liệu thực tế.

+ Về xác nhận tính chính xác số liệu (câu 18): giữa việc sử dụng phần mềm kế toán trong việc đối chiếu số liệu ghi chép bằng tay thì 2 thước thang luôn luôn 36,58% và thường xuyên 52.84%, việc thỉnh thoảng chiếm 10,57%. Có thể xem còn 1 số DN chưa coi trọng việc sử dụng PM kế toán trong việc đối chiếu số liệu giữa số liệu thực tế và số liệu trên máy.

+ Rà soát và ngăn ngừa gian lận (Câu 24 và 28): Việc sử dụng phần mềm kế toán góp phần cho DN tin cậy, giảm thiểu sai sót và cải thiện chất lượng sổ sách kế toán của DN, kết quả rất đồng ý 36,59%, đồng ý 20,32% và trung lập 43,10%. Việc đối chiếu thông tin kế toán trên phần mềm kế toán giúp DN rà soát và ngăn ngừa

gian lận tất các đều có sự thống nhất với kết quả rất tốt 5,6%, tốt 15% và trung bình 16%.

Bảng 4.2 Thống kê các nhân tố của yếu tố 4

Nội dung Rất đồng ý Đồng ý Trung lập Không đồng ý Rất không đồng ý Việc sử dụng phần mềm kế toán góp phần cho DN tin cậy, giảm thiểu sai sót và cải thiện chất lượng sổ sách kế toán của DN.

36,59% 20,32% 43,10%

Việc đối chiếu thông tin kế toán trên phần mềm kế toán giúp DN rà soát và ngăn ngừa gian lận.

5,6% 12,19% 13% 52,84% 15,44%

Qua khảo sát yếu tố thứ 4: vần còn tồn tại 1 số DN chưa thực sự quan tâm việc đối chiếu số liệu trên máy, còn tồn tại hình thứ ghi sổ thủ công, có hay chăng còn tồn tại việc gian lận và thống kê khống sổ sách giữa nhân viên kế toán và các bộ phận có liên quan.

4.2.2.5Vai trò của nhà quản lý trong HTTTKT:

Bảng 4.3 Thống kê các nhân tố của yếu tố 5

Nội dung Rất tốt Tốt Trung

bình Không tốt Không có

Chủ DN có am hiểu chuyên

môn công tác kế toán (câu 10). 20,32% 12,2% 51,22% 16,26% HTTTKT cung cấp thông tin

cho quá trình xây dựng kế hoạch và dự toán của DN (câu 11).

2.43% 60.97% 20.32% 12.2% 4.07%

Kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định và xử lý thông tin kế toán của DN (câu 12).

12.19% 69.10% 17.07% 1.63%

+ Sự am hiểu chuyên môn công tác kế toán của nhà quản lý (câu 10): Điều này không chỉ giúp NQL đọc và hiểu thông tin kế toán mà còn giúp cho họ kiểm soát chặt chẽ nhân viên kế toán của mình, theo khảo sát về tốt 20,32%; Trung bình 12,2% và không tốt và không có 51,22% và 16,26%.

+ Cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng kế hoạch và dự toán (câu 11): để chức năng lập kế hoạch và dự toán có tính hiệu lực và khả thi cao thì chúng phải dựa trên những thông tin kế toán hợp lý và có cơ sở. Kết quả khảo sát cho thấy DN có quan tâm hệ thống thông tin kế toán về rất tốt và tốt chiếm trên 63%, tuy nhiên còn 1 số chưa đánh giá cao vai trò hệ thống thông tin kế toán theo khảo sát trên 16%

+ Cho việc ra quyết định và xử lý Thông tin kế toán (câu 12): KTQT không chỉ giúp các DN trong quá trình ra quyết định. Kết quả cho thấy trên 80% từ rất tốt và tốt và còn lại trên 18% còn chưa thực hiện công tác kế toán tham mưu cho các DN. + Đối với nhân tố kiểm tra để đề ra các giải pháp trong công tác quản lý kế toán:

Bảng 4.4 Thống kê các nhân tố của yếu tố 5

Việc thực hiện công tác kiểm tra HTTT kế toán nhằm đề ra công tác quản lý kế toán tốt hơn, kết quả luôn luôn và thường xuyên kiểm tra còn chưa thực hiện tốt ở các DN đa số, việc từ mức độ thỉnh thoảng đến không bao giờ còn chiếm trên 80% cho thấy chủ DN chưa thực sự quản tâm công tác kiểm tra và quan tâm để đề ra các giải pháp.

4.3 Ƣu và nhƣợc điểm của kết quả khảo sát: 4.3.1 Ƣu điểm:

Qua kết quả khảo sát cho thấy các DNNVV đã đánh giá đúng thực trạng của HTTTTK trong việc ứng dụng CNTT. Từ những kết quả đó giúp cho việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp cho từng vấn đề cụ thể để nhằm hoàn thiện tốt hơn HTTTKT trong thời gian đến đạt hiệu quả hơn. Cụ thể:

- Về khả năng vận dụng chế độ kế toán: đánh giá được các DNNVV trên TPHCM đã tuyển chọn các nhân viên kế toán đúng chuyên ngành có trình độ cao đẳng và đại học trên trên 60% để phục vụ cho công tác kế toán của đơn vị.

- Về mức độ ứng dụng CNTT trong công tác kế toán: các DN đã biết quan tâm và đầu tư công tác ứng dụng các phần mềm hổ trợ như Excel (chiếm 61%), đã đảm bảo được tính chính xác số liệu trong việc cung cấp thông tin cho DN 1 cách kịp thời và tin cậy.

- Về hệ thống kế toán trong môi trường TMĐT: theo kết quả khảo sát 90,24% điều cho thấy, việc kết nối internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong

Nội dung

Luôn luôn Thƣờng xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Không bao giờ

Quá trình kiểm tra để đề ra các giải pháp trong công tác quản lý kế toán.

cạnh tranh vời đối thủ. Giúp cho DN giảm được các chi phí về thời gian, tiếp nhận thông tin đối tác kịp thời, bảo đảm được thông tin kế toán được cung cấp kịp thời. Giúp cho công tác điều hành của nhà quản lý với nhân viên kế toán đạt hiệu quả hơn.

- Về tần xuất đối chiếu thông tin kế toán: việc sử dụng các phần mềm kế toán đã giúp cho DN tin cậy, giảm thiểu sai xót và cải thiện chất lượng sổ sách kế toán DN. Tăng cường và duy trì các hoạt động kiểm kê đối chiếu số liệu giữa sổ sách với thực tế, giữa các kế toán thành phần với nhau. Hoạt động này sẽ hỗ trợ các nhà quản lý nắm bắt được thông tin cập nhật nhất về tình hình thực tế của đơn vị.

- Về vai trò của nhà quản lý trong HTTTKT: Qua kết quả khảo sát 76 đơn vị DNNVV đều cho kết cao về việc HTTTKT đã góp phần cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng kế hoạch và dự toán của DN và trên cơ sở đó giúp cho kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định và xử lý thông tin kế toán của DN.

4.3.1 Về nhƣợc điểm:

Qua kết quả khảo sát đã phát hiện những yếu kém của HTTKT tại HTTKT. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các khảo sát thực tế của đơn vị, cùng với việc phỏng vấn từng CBCC trong đơn vị về những vấn đề khó khăn và vướng mắc trong hoạt động của các đơn vị.

4.3.1.1 Về khả năng vận dụng chế độ kế toán:

Mức độ phức tạp của các chuẩn mực: từ khi đưa chuẩn mực kế toán vào vận dụng trong thực tiễn, nhiều ý kiến cho rằng: nội dung các chuẩn mực còn quá mới mẻ với quá nhiều khái niệm, thuật ngữ. Kế toán viên chỉ am hiểu và vận dụng trên sơ sở các thông tư hướng dẫn chi tiết trong công tác kế toán. Những kết quả điều tra thử nghiệm ở trên cũng đã làm sáng tỏ hơn những nghi vấn này. Do vậy, đây được xem là một trong những rào cản ảnh hưởng đến việc vận dụng các chuẩn mực/chế độ kế toán. Trên cơ sở đó có hướng giải pháp cho DNNVV để hoàn thiện.

Ảnh hưởng của tổ chức kiểm toán hay vai trò công tác thanh tra, kiểm tra:

và công tác thanh tra, kiểm tra. Bản thân các DN không muốn các phiền phức ảnh hưởng đến DN. Việc tránh né công tác kiểm toán và thanh tra, kiểm tra đã không gúp cho HTTTKT của DN trong việc vận dụng các chế độ kế toán hoàn thiện hơn cho nội bộ DN.

4.3.1.2 Mức độ ứng dụng CNTT trong công tác kế toán: Việc ứng dụng CNTT tạo điều kiện cho DN trong việc xử lý và hoàn cung cấp thông tin kịp thời cho công tác hoạt động kinh doanh của DN 1 chính xác và hiệu quả. Tuy nhiên, qua khảo sát:

Phần mềm kế toán chuyên dụng: các doanh nghiệp chỉ tận dụng công cụ hổ trợ Microsoft Excel để làm công tác kế toán, việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng như phần mềm Misa, Fast, phần mềm kế toán tài chính…. Chưa thực sự áp dụng, quan tâm sử dụng các phần mềm chuyên dụng và có bản quyền trong việc phục vụ công tác chuyên môn.

Việc bảo mật dữ liệu mã hóa hàng ngày, tháng, quí và năm: đối với các DN còn không quan tâm, không sử dụng các phần mềm mã hóa dữ liệu hoặc dấu tin trong việc bảo đảm ATTT trong thời đại CNTT hiện nay là vấn đề mà các DN cần quan tâm và thực hiện. Mà số liệu kế toán rất quan trọng trong việc DN cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

4.3.1.3 Hệ thống thông tin kế toán trong môi trƣờng TMĐT: Vấn đề an toàn thông tin, việc xảy ra rủi ro của thông tin kế toán thì nhìn chung chưa có sự thống nhất còn bộ phận chiếm 26.83 % chưa nhận thấy việc quan trọng trong bảo đảm an toàn thông tin. Vấn đề ATTT trong việc ngăn ngừa các hacker xâm nhập HTTTKT, cần phải có các giải pháp để nâng cao độ ATTT cho HTTTKT của DN hiện nay.

4.3.1.4 Tần xuất đối chiếu Thông tin kế toán: Việc đối chiếu thông tin kế toán trên phần mềm kế toán giúp DN rà soát và ngăn ngừa gian lận, theo kết quả khảo sự thống nhất với kết quả rất tốt 5,6%, tốt 15% và trung bình 16%., còn lại chiếm đa số 63,4%. Đây là một trong những yếu tố mà DN chưa thực sự có 1

HTTTKT hoàn hảo, DN có khả năng ép nhân viên kế toán chỉnh sửa số liệu đề thực hiện hành vi trong công tác nộp thuế, đây chính là thực trạng khá phố biến của các DN hiện nay.

4.3.1.5 Vai trò của nhà quản lý trong HTTTKT:

Việc thực hiện công tác kiểm tra HTTT kế toán nhằm đề ra công tác quản lý kế toán tốt hơn, theo kết quả khảo sát trên 80% các ý kiến khảo sát thực tế các DN chỉ tiếp nhận thông tin trên HTTTKT để phục vụ mục đích kinh doanh, còn việc đề ra công tác quản lý kế toán tốt hơn trên cơ sở kiểm tra HTTTKT còn chưa thực sự quan tâm, công việc đó NQL giao cho nhân viên kế toán đảm nhiệm. Đây là vấn đế cần phải hoàn thiện cho các DNNVV trong tình hình hiện nay.

Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm trên cơ sở khảo sát các DN trên địa bàn TPHCM, từ những nhược điểm này, để đề ra những giải pháp hoàn thiên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại tp hồ chí minh (Trang 66)