Thực tế cho thấy nhiều DN cũng đã ứng dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên, để tiện theo dõi, quản lý, các công ty này cũng lập một số loại sổ dành cho ghi chép thủ công, đôi khi số liệu và hành văn của các sổ này không rõ ràng mạch lạc, thậm chí còn tẩy xoá số liệu, không thực hiện đúng theo phương pháp chữa sổ quy định. Đặc biệt, ở DN siêu nhỏ, hệ thống kế toán rất manh mún, việc ghi chép các số liệu phát sinh gần như mang tính tường thuật, không có logic trong chuẩn mực kế toán. Đến cuối tháng, khi nộp báo cáo thuế, kế toán tự “chế biến” số liệu cho hợp lý, do vậy, hầu như báo cáo tài chính của những DN dạng này không có ý nghĩa tham khảo. Với những DN thuê dịch vụ kế toán thì việc ghi chép rất chính xác và đúng
quy định nhưng thông tin kế toán không đáp ứng tính kịp thời do thông thường, các kế toán dạng này chỉ nhận chứng từ vào cuối ngày hoặc cuối tháng để tổng hợp. Do vậy, báo cáo tài chính của các DN này hầu như không đáp ứng được thông tin như công nợ, tồn kho… Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, việc chậm hoặc không có thông tin sẽ dẫn đến việc giám đốc đưa ra những quyết định thiếu chính xác, sai lầm:
- Cần phải sớm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cụ thể là việc sử dụng phần mềm kế toán để cập nhật dữ liệu hàng ngày, giúp nhanh chóng có được những thông tin cần thiết cũng như việc tìm kiếm dữ liệu được nhanh và kịp thời. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống kế toán có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn ngừa và phát hiện sớm các gian lận và sai sót.
- Nâng cao trình độ và kinh nghiệm trong công tác kế toán mà còn có tác dụng ngăn ngừa các ý đồ gian lận của các cá nhân (nếu có) trong các hoạt động liên quan đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Do đó, tác động của hoạt động kiểm toán đối với vấn đề gian lận không chỉ ở góc độ phát hiện mà còn có tác động có tính chất “ngăn ngừa”.
- Việc DN tiến hành kiểm kê tài sản và đối chiếu công nợ thường xuyên với tần suất càng nhiều thì sẽ giảm khả năng tồn tại sai sót trong các DNNVV. Việc kiểm kê đối chiếu là nhằm so sánh giữa sổ sách với thực tế để phát hiện các chênh lệch, do vậy qua đó giúp phát hiện các sai sót trong quá trình hạch toán vào sổ sách hoặc theo dõi trong thực tế. Tần suất kiểm kê - đối chiếu càng thường xuyên thì khả năng phát hiện các sai sót càng cao. Vì quá trình đối chiếu thông tin kế toán - kiểm tra chéo thông tin sẽ phát hiện ra các sai lệch trong quá trình hạch toán các thông tin kế toán vào sổ sách chứng từ do đó làm giảm khả năng tồn tại sai sót.
- Bên cạnh đó các nhân viên kế toán cần phải có tính độc lập về nghề nghiệp, việc chủ DN yêu cầu nhân viên kế toán tạo HTTTKT thực và ảo là có khả năng xảy ra, nhầm giúp cho DN gian lận trong công tác nộp thuế.
- Sự kiểm soát của nhà quản lý đối với vấn đề tài chính kế toán có ý nghĩa rất lớn trong việc kiểm soát và ngăn ngừa các sai phạm của đơn vị. Vì thế cần từng bước xây dựng một hệ thống báo cáo quản trị. Một số báo cáo cần thiết trong quản trị DN như báo cáo tình hình sử dụng vật tư (trong đó phản ánh số lượng, đơn giá, chất lượng của từng chủng loại nhập và xuất dùng, ở từng bộ phận sử dụng để thấy được tính hiệu quả trong việc sử dụng vật tư tại từng bộ phận, từ đó có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hơn nữa); báo cáo tình hình nợ phải thu (theo từng đối tượng phải thu, thời hạn thanh toán); báo cáo tình hình nợ phải trả theo từng chủ nợ và thời hạn thanh toán. Đồng thời, sự am hiểu cần thiết về chuyên môn kế toán của các nhà quản lý là hết sức quan trọng.
- Bên cạnh đó nhà quản lý phải thường xuyên cập nhật thông tin kế toán, về các chuẩn mực, các văn bản pháp luật. Trên cơ sở những thiếu sót tồn tại của đơn vị, nhà quản lý đề ra các giải pháp thích hợp nhất nhằm hoàn thiện HTTTKT của đơn vị
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Kết hợp với cơ sở lý luận nền tảng về HTTTKT nói chung và thực trạng đã nghiên cứu HTTTKT TPHCM. Mục đích chính của chương này là đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện 05 bộ phận của HTTTKT của các DNNVV tại TPHCM. Đó là chế độ kế toán, mức độ ứng dụng CNT, môi trường thương mại điện tử, tần
xuất đối chiếu Thông tin kế toán và vai trò của nhà quản lý DN. Những giải pháp
đưa ra trên cơ sở khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp một số nhân viên kế toán ở một số DNNVV. Tuy những giải pháp đưa ra ở phạm vi hẹp nhưng nó cũng góp phần khắc phục được những rủi ro, hạn chế mà trong thực thi nhiệm vụ có thể xảy ra mà các DNNVV chưa thể thấy được. Ngoài ra cũng kiến nghị các DNNVV và cấp Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách thay đổi cho phù hợp với điều kiện hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận chung:
Trong điều kiện công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc áp dụng công nghệ thông tin là điều cần thiết và quan trọng làm giảm nhẹ công việc kế toán, thời gian cung cấp thông tin nhanh chóng tiện lợi. Đối với DNNVV ở những khâu nào có thể áp dụng được công nghệ máy tính, có các phần mềm kế toán phù hợp thì DNNVV nên áp dụng, dần dần hiện đại hoá công tác kế toán cũng như tổ chức quản lý DNNVV.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng này, luận văn đã trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống các vấn đề liên quan đến HTTTKT trong điều kiện ứng dụng CNTT tại các DNNVV tại TPHCM. Bằng việc đi từ lý luận chung nhất về HTTTKT, kế đến là việc nghiên cứu các đề tài về HTTTKT của các tác giả trong nước. Phần chính là việc khảo sát và đánh giá thực trạng tại đơn vị để đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện HTTTKT tại các DNNVV tại TPHCM. Với những thực trạng và khảo sát thực tế, những giải pháp chung và những giải pháp cụ thể đã được kiến nghị trong luận văn. Với những kiến nghị này tôi tin rằng HTTTKT sẽ có sự thay đổi tích cực nhằm phù hợp với xu hướng chung.
Kiến nghị: Thông qua luận văn này, tác giả đề ra một số kiến nghị đối với các DNNVV và cấp Nhà nước, như sau:
Cấp Doanh nghiệp:
- Nhằm hỗ trợ và phát huy tốt hiệu quả của HTTTKT trên nền máy vi tính, DNNVV cũng cần thiết lập một hệ thống mạng để nối kết và chia sẽ dữ liệu. Giải pháp cho DNNVV là sử dụng mạng nội bộ LAN, mạng diện rộng WAN, hay mạng Intranet, Internet. Tùy theo phạm vi về mặt địa lý, năng lực về mặt tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro đối với HTTTKT mà DNNVV lựa chọn hệ thống mạng phù hợp.
- Cần phải chủ động cập nhật các qui định và các chuẩn mực kế toán để hoàn thiện hơn công tác HTTTKT tại các DNNVV.
- Cần phải sớm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cụ thể là việc sử dụng phần mềm kế toán để cập nhật dữ liệu hàng ngày, giúp nhanh chóng có được những thông tin cần thiết cũng như việc tìm kiếm dữ liệu được nhanh và kịp thời. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống kế toán có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn ngừa và phát hiện sớm các gian lận và sai sót.
- Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ có tác dụng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán qua việc hạn chế các sai sót, gian lận.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu HTTTKT trên cơ sở kết hợp hệ thống an toàn thông tin để đề phòng rủi ro khi có sự cố.
- Đào tạo và tuyển chọn nhân viên chuyên ngành kế toán vừa có kiến thức về chuyên ngành kế toán còn phải trang bị kiến thức về công tác ATTT.
Cấp nhà nước:
- Thứ nhất, không nên can thiệp quá sâu và quy định đối với từng ngành nghề, tạo cho doanh nghiệp chủ động và sáng tạo trong công tác kế toán. Nhà nước nên tạo dựng đầy đủ và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, đảm bảo cho công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, hành nghề kế toán được thực hiện theo pháp luật.
- Thứ hai, tăng cường công tác bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực giảng viên của các cơ sở đào tạo cũng có vai trò rất lớn trong việc cập nhật và phổ biến hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Do đó, các cơ sở đào tạo cần thiết phải có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài hơn nữa đối với giảng viên bằng cách cử họ tham gia các dự án, các khóa học, các chuyến đi thực tế nước ngoài tìm hiểu IFRS. Đồng thời, khi xây dựng Chương trình đào tạo phải bổ sung môn học Chuẩn mực kế toán. Với cơ quan quản lý là Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có chương trình hành động cụ thể về việc tìm hiểu và vận dụng những chương trình tiên tiến để xây dựng bộ chương trình cho phù hợp với điều kiện nước ta. Có như vậy, khi các trường vận dụng sẽ vừa đảm bảo được yêu cầu "cứng" của Bộ cũng như tiếp nhận
được chương trình mới tiên tiến. Bên cạnh đó, khi xây dựng và vận dụng chương trình tại các trường nên cần thiết phải có môn học đó là: CMKT, trong đó sẽ có phần CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế.
- Thứ ba, cần quan tâm về các chính sách bảo mật đối với HTTTKT, khuyến khích các DN nhỏ tăng cường công tác an ninh mạng trong điều kiện ứng dụng CNTT.
- Thứ tư, việc ban hành các văn bản pháp luật về các chuẩn mực kế toán nói chung và các DNNVV nói riêng cần phải có sự thăm dò ý kiến góp ý của các DN để trách tình trạng văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành gây khó khăn cho các DN hoạt động.
trong điều kiện tin học hóa. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Phạm Văn Trà. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán áp dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở VN. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[3]Trần Thanh Thuý, 2011. Tình hình ứng dụng ERP và sự tác động của ERP đến tổchức hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn thạc sỹ.Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[4] Hệ thống thông tin kế toán - Nguyễn Thế Hưng – Khoa Kế toán - kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[5] Bộ môn Hệ thống thông tin kế toán (2012), Giáo trình tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp, NXB Phương Đông, TP Hồ Chí Minh;
[6] Vũ Hữu Đức, 2010. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán. NXB Lao động. [7] Vũ Thị Thanh Hương, 2008. Giải pháp phát triển DNNVV ở Việt Nam hiện nay.Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[8] Võ Đức Toàn, 2012. Vai trò DNNVV trong cung ứng và tăng tốc độ lưu thông hàng hoá. Tạp chí Vietnam Supply Chain Insight (Quản trị chuỗi cung ứng Việt Nam), số 26-Q2.2012, trang 90 - 97.
[9] Accounting Information Systems – J.L. Boockholdt, PhD, CPA,CMA.
[10] Business computer systems and applications – Alan L Eliason, Kent D. Kitts. [11] Accounting Information Systems – George H. Bodnar, William S. Hopwood. [12] Cải cách hệ thống kế toán, kiểm toán như thế nào để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, viewed 30/8/2012, from http://www.udn.vn/posts/view/406/84
Mong quý anh/chị vui lòng dành chút thời gian quý báu trả lời bảng thu thập thông tin này. Mục đích thu thập thông tin nhằm hoàn thành một đề tài khoa học (Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán áp dụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin ở Thành phố Hồ Chí Minh).
Tôi cam kết mọi thông tin thu thập được chỉ dùng cho mục đích hoàn thành đề tài, không dùng cho bất cứ mục đích nào khác làm ảnh hưởng đến anh/ chị và doanh nghiệp anh /chị đang công tác.
Do tính thực tiễn của đề tài nên sau khi tôi hoàn thành đề tài, Anh/ chị hay doanh nghiệp nào có nhu cầu tìm hiểu kết quả khảo sát vui lòng liên hệ qua email: lmchien16@gmail.com
Chân thành cám ơn và trên trọng kính chào !.
Sau đây là nội dung câu hỏi để thu thập thông tin.
Câu 1: Anh/chị cho biết một số thông tin chung về Doanh nghiệp (DN):
Tên công ty:……… Địa chỉ:……… Số lượng nhân viên làm công tác kế toán:……….
Lĩnh vực kinh doanh (có thể chọn nhiều câu trả lời nếu DN hoạt động nhiều lĩnh vực): □Thương mại. □Sản xuất. □Dịch vụ. □Xây dựng. Khác……….. ………
Câu 2: Anh/chị cho biết số lượng nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn
kế toán tại đơn vị:
Trung cấp:………/người.
Cao đẳng:………/Người.
Đại học:………../người.
Cao học:………/ người.
□Không.
Câu 4: Phần mềm kế toán mà đơn vị anh/chị đang sử dụng:
---
Câu 5: Phần mềm kế toán mà đơn vị anh/chị đang sử dụng:
□Có bản quyền. □Không có bản quyền. Câu 6: Câu 7: Câu 8: Câu 9: Câu 10: Câu 11: Câu 12: Nội dung Rất tốt Tốt Trung bình Không tốt Không có (5) (4) (3) (2) (1)
Chính sách bảo vệ dữ liệu và thông tin (như hủy ngay lập tức kết xuất đầu ra khi in sai, in thử; không cho phép nhân viên tận dụng giấy một mặt mang về, …)
Việc thực hiện các chuẩn mực kế toán tại đơn vị anh/chị.
Tính độc lập về nghề nghiệp của nhân viên kế toán.
Việc áp dụng và tuân thủ các chế độ kế toán.
Chủ DN có am hiểu chuyên môn công tác kế toán.
HTTTKT cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng kế hoạch và dự toán của DN.
Kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định và xử lý thông tin kế toán của DN.
Câu 13: Câu 14: Câu 15: Câu 16: Câu 17: Câu 18: Câu 19:
Nội dung Luôn
xuyên thoảng khi bao giờ
(5) (4) (3) (2) (1)
Nhân viên kế toán cập nhật các văn bản kế toán mới.
Công tác kiểm tra việc vận dụng các chuẩn mực/ chế độ kế toán ở đơn vị.
Công tác kiểm toán việc vận dựng các chuẩn mực/ chế độ kế toán ở đơn vị. Kiểm kê đối chiếu số liệu giữ thực tế và số sách của đơn vị
Sử dụng phần mềm kế toán xác nhận tính chính xác số liệu kế toán bằng tay. Quá trình kiểm tra để đề ra các giải pháp trong công tác quản lý kế toán.
Dữ liệu kế toán được mã hóa hàng ngày.
Câu 20: Câu 21: Câu 22: Câu 23: Câu 24: Câu 25: Câu 26: Câu 27: Câu 28: Nội dung ý (5) (4) (3) (2) (1)
Các chuẩn mực kế toán quá khó hiểu cho các DN vận dụng.
Khả năng yếu kém của nhân viên kế toán.
Chủ DN không biết sử dụng thông tin kế toán cho công tác quản lý của DN.