Tự động hóa công tác quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại tp hồ chí minh (Trang 39)

Các doanh nghiệp có thể ứng dụng tin học cho tất cả các bộ phận, các phòng ban trong doanh nghiệp. Trong mô hình này, doanh nghiệp tổ chức hệ thống máy tính theo mô hình mạng, có thể là mạng nội bộ (mạng LAN), mạng diện rộng (mạng WAN), mạng Intranet hay có thể kết nối Internet. Tất cả các phần mềm trong doanh nghiệp đều có thể khai thác, chia sẻ dữ liệu cho nhau và phần mềm kế toán có thể khai thác, truy xuất, chia sẻ số liệu và cung cấp thông tin thông qua hệ thống này. Với mô hình này, dữ liệu đầu vào của hệ thống kế toán có thể là các chứng từ bằng giấy, có thể là dữ liệu do các hệ thống khác chuyển đến, cũng có thể sử dụng các chứng từ điện tử. Phần lớn quá trình xử lý dữ liệu nằm trong những quy trình khép kín và có liên quan chặt chẽ giữa các bộ phận, các phòng ban. Xu hướng hiện nay các doanh nghiệp tự động hóa công tác quản lý thường sử dụng các phần mềm ERP

(Enterprise Resource Planning System – Hệ thống quản trị các nguồn của doanh nghiệp) do các doanh nghiệp sản xuất phần mềm trong hay ngoài nước cung cấp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nội dung chương hai là cơ sở lý luận, là lý thuyết chung về HTTTKT, tiêu chuẩn đánh giá HTTTKT hữu ích và làm thế nào để xây dựng được hệ thống kế toán nhằm cung cấp các thông tin hữu ích đó cho các đối tượng sử dụng thông tin. Đồng thời nêu các khái niệm về hệ thống thông tin kế toán, cấu trúc của một hệ thống thông tin kế toán, các chu trình kế toán và công tác ứng dụng CNTT của DN trong các giai đoạn đầu tư .Trong cơ sở lý luận này đặc biệt quan tâm các yêu cầu ứng dụng CNTT trong hệ thống thông tin kế toán vào việc thực hiện tổ chức công tác kế toán tại các DN.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DNNVV TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 Tình hình hoạt động và quản lý trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP Hồ Chí Minh:

3.1.1 Tình hình hoạt động của DNNVV:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa.

Trong cộng đồng DN Việt Nam thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình DN này đóng vai trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; Sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP…

Trong những năm gần đây, do tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính, suy thoái kinh tế thế giới cùng với những yếu kém vốn có của nền kinh tế nước ta đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp DNVVN nói riêng. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2002 nước

ta có 63.000 doanh nghiệp thì từ khi có Luật doanh nghiệp đến nay tăng lên 694.000 doanh nghiệp, nhưng tính đến ngày 31/12/2012 chỉ còn 312.600 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong số đó có 2/3 không thể lớn lên nổi, thậm chí có xu hướng nhỏ đi nhât là trong điều kiện hiện nay. Cụ thể là: 44,7% doanh nghiệp giữ nguyên quy mô nhỏ trong 10 năm qua; 18,2% quay trở lại quy mô siêu nhỏ (thụt lùi) chỉ có 8,74% doanh nhiệp có quy mô nhỏ phát triển thành doanh nghiệp có quy mô vừa, và chỉ có 6,55% thành quy mô lớn; 38,7% doanh nghiệp vừa đã chuyển thành doanh nghiệp nhỏ, thậm chí 5,12% thành doanh nghiêp siêu nhỏ; từ năm 2002 đến 2011 chỉ có 27% doanh nghiêp vừa lớn lên thành doanh nghiêp quy mô lớn; trong số khoảng 100.000 doanh nghiêp phá sản và ngừng hoat động tỷ lệ rơi vào DNVVN chiếm khá nhiều ... Đánh giá thực trạng đó đối với DNVVN có nhiều nguyên nhân từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, song số liệu về doanh nghiệp giải thể, phá sản đã phản ánh mức độ khó khăn, thách thức trong điều kiện hiện nay.

Thành phố Hồ Chí Minh một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Theo báo cáo của Cục Thống kê TP. HCM, kết thúc quý I năm 2013, số lượng các doanh nghiệp “chết” trên địa bàn TP. HCM tăng đột biến, lên tới 4.982 doanh nghiệp, chiếm gần 40% tổng số doanh nghiệp phá sản trên cả nước. Trong số đó, các doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp đơn phá sản chiếm nhiều nhất. Riêng doanh nghiệp tư nhân có số lượng giải thể cao hơn hẳn số doanh nghiệp mới thành lập và tái hoạt động trong kỳ. tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên TP.HCM lên 137.723 doanh nghiệp. Các DNNVV ở Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Có thể khái quát vai trò của DNNVV như sau:

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa

thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 45%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.

Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh

hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.

Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô

nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.

Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh

nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt

cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.

Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.

3.1.2. Đặc điểm hoạt động và quản lý của DNNVV ở HCM:

Trong các DNNVV thì DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm đại bộ phận. Hình thức sở hữu gồm đủ các hình thức như sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và hình thức sở hữu hỗn hợp. Về loại hình DN thì chủ yếu là DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của DNNVV rất đa dạng nhưng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Riêng đối với lĩnh vực sản xuất, các DN nhỏ và siêu nhỏ vẫn hoạt động theo phương thức thủ công, bán thủ công hoặc gia công.

Hiệu quả kinh doanh của DNNVV thường không cao và chịu áp lực cạnh tranh lớn nên tuổi thọ bình quân của DN thường rất thấp. Tuy nhiên, cũng có một số DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản có sản phẩm xuất khẩu với giá trị kinh tế cao.

Phần lớn các DNNVV có năng lực tài chính kém, công nghệ thiết bị lạc hậu, chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Sản phẩm của họ thường tiêu thụ trong thị trường nội địa, sức cạnh tranh yếu.

Trình độ và hiệu quả quản lý còn thấp, DNNVV thường được quản lý theo kiểu gia đình và mang nặng tính kinh nghiệm. Nhìn chung, hệ thống thông tin và HTTTKT trong DN còn rất yếu, phần lớn chỉ tập trung vào mục tiêu đối phó với cơ quan thuế hơn là phục vụ cho mục tiêu quản lý, điều hành hoạt động của DN.

Lao động trong DNNVV thường chưa qua trường lớp đào tạo nên tay nghề thấp.

Hầu hết các DNNVV đều hoạt động độc lập, việc liên doanh liên kết còn hạn chế và có nhiều khó khăn.

3.1.3 Các khó khăn và thách thức đối với DNNVV trên địa bàn HCM hiện nay: hiện nay:

Thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Khó khăn nhất đối với DN, đặc biệt là các DNNVV vẫn là thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua, lãi suất cho vay liên tục ở mức cao và trong thời gian dài, nên các DN khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Ngay cả khi tiếp cận được vốn vay, với lãi suất cao, thời gian vay vốn ngắn khiến các DN khó quay vòng vốn để trả lãi ngân hàng, trả lương cho người lao động.

Chí phí sản xuất tăng cao do biến động các yếu tố đầu vào: Hầu hết giá nguyên liệu đầu vào của các ngành đều tăng trong khi giá bán sản phẩm không tăng. Một số ngành có tỷ lệ nội địa hóa thấp, phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu, phụ kiện nhập khẩu (ví dụ, sản xuất dây và cáp điện, điện tử…) bị ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, giá thành sản phẩm tăng do giá nhập nguyên liệu như đồng, nhôm, kẽm,… tăng mạnh.

 Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn: Trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, sức tiêu thụ của thị

trường giảm sút, DN nghiệp có xu hướng chủ động thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Hàng tồn kho ở các DN trong một số ngành tăng cao: chế biến và bảo quản rau quả tăng 123,2%; sản xuất các sản phẩm khác từ plastic tăng 89,1%, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 62,8%, sản xuất xe có động cơ tăng 56,5%, sản xuất xi măng tăng 52,3%...

Kim ngạch xuất khẩu giảm, thị trường bị thu hẹp: Hầu hết các thị trường truyền thống của DN NVV bị thu hẹp, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm. Trong khi đó, các thị trường mới ở chủ yếu phục vụ các hợp đồng ngắn hạn, theo thời vụ, thiếu tính ổn định. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng như điều ảm đạm từ tháng 10/2011, giá xuất khẩu toàn ngành năm 2012 có thể giảm 25% so với năm 2011, nhiều mã hàng giảm tới 40%. Sản lượng xuất khẩu điều năm 2011 giảm gần 20% so với năm 2010. Xuất khẩu các mặt hàng như chè, bông sợi, gỗ,… cũng bị giảm và khó tiêu thụ.

DN cũng gặp nhiều bất lợi do cạnh tranh với DN nước ngoài được hưởng lợi về chi phí tài chính và hỗ trợ của nước sở tại. Trong khi đó, Việt Nam chưa có hàng rào kỹ thuật hữu hiệu để bảo vệ hàng hóa trong nước.

3.2 Các quy định pháp lý liên quan đến tổ chức công tác kế toán trong DNNVV ở Việt Nam: DNNVV ở Việt Nam:

3.2.1. Luật kế toán

Luật kế toán Việt Nam số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/4/2004. Đây là văn bản pháp lý cao nhất chi phối đến nội dung công tác kế toán, tổ chức công tác kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán. Đối tượng áp dụng của Luật kế toán là các DN hoạt động theo pháp luật Việt Nam trong đó chắc chắn DNNVV sẽ chịu sự chi phối của Luật này.

Theo Luật kế toán, nội dung liên quan đến tổ chức công tác kế toán trong DN được quy định bao gồm: chứng từ kế toán; tài khoản kế toán; sổ kế toán; báo cáo tài chính; kiểm tra kế toán; kiểm kê tài sản, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán; công việc

kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, phá sản; tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán.

Hiện nay, do môi trường kinh doanh thay đổi nhiều xuất phát từ sự phát triển và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam nên xuất hiện một số quy định trong Luật 26 kế toán không còn phù hợp nữa. Các nội dung cụ thể cần điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ trong Luật kế toán sẽ được trình bày cụ thể.

3.2.2. Chuẩn mực kế toán:

Chuẩn mực kế toán (VAS) quy định, hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm:

Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất

Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho cá thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý.

Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán; Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quy định trong chuẩn mực này được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán, phải áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) bắt đầu được ban hành từ năm 2001, trải qua 5 đợt ban hành và cho đến nay đã ban hành 26 chuẩn mực, gồm: Chuẩn mực 1: Chuẩn mực chung; Chuẩn mực 2: Hàng tồn kho; Chuẩn mực 3: Tài sản cố

định hữu hình; Chuẩn mực 4: Tài sản cố định vô hình; Chuẩn mực 5: Bất động sản đầu tư; Chuẩn mực 6: Thuê tài sản; Chuẩn mực 7: Kế toán các khoản đầu tư vào công ty; Chuẩn mực 8: Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh; Chuẩn mực 9: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái; Chuẩn mực 10: Hợp nhất kinh doanh; Chuẩn mực 11: Doanh thu và thu nhập khác; Chuẩn mực 12: Hợp đồng xây dựng; Chuẩn mực 13: Chi phí đi vay; Chuẩn mực 14: Thuế thu nhập doanh nghiệp; Chuẩn mực 15: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng; Chuẩn mực 16: Hợp đồng bảo hiểm; Chuẩn mực 17: Trình bày báo cáo tài chính; Chuẩn mực 18: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự; Chuẩn mực 19: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Chuẩn mực 20: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Chuẩn mực 21: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư và công ty con; Chuẩn mực 22: Thông tin về các bên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại tp hồ chí minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)