Quản lý việc nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy, kiêm tra đánh giá kết quả về xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phô thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Trang 28 - 30)

đánh giá kết quả về xã hội hóa giáo dục

Chất lượng giáo dục nói chung theo quan điểm trước đây là kết quả kiểm tra đánh giá của một quá trình giáo dục nhằm đạt được các yêu cầu đặt ra theo quy định của Nhà nước hoặc của ngành. Trong thời kỳ bao cấp, quản lý hành chính hóa chất lượng giáo dục phụ thuộc vào tâm huyết của người làm giáo dục. Càng gần đây chất lượng giáo dục càng giảm sút và trở thành chất lượng ảo bởi vì tác động ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố xã hội không rõ rệt, không thiết thực, chủ yếu hô hào khấu hiệu để đạt thành tích trong trong giáo dục. Ngay cả quan niệm của người dân cũng lệch lạc vì quan trọng con họ có một tấm bằng (nhất là bậc trung học phổ thông); thế còn chất lượng tấm bằng đó như thế nào thì họ cũng không cần biết.

Khái niệm mới về chất lượng giáo dục được hiểu đó chính là sự phù hợp 29

yêu nghề, yêu trẻ, giỏi chuyên môn, có plnrưng pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh.

Người QLGD giỏi biết cách xử lý chuẩn xác và kịp thời những tình huống diễn ra trong hệ thống học đường, đảm bảo việc thực hiện tất cả các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có ý thức và khả năng đề xuất những chính sách mới thích hợp, giữ gìn được hệ thống trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò thì tất nhiên giáo dục sẽ có chất lượng.

Người học có động cơ học tập đúng đắn, học đê biết, học đẻ làm, đê biết giải quyết vấn đề, biết ứng xử, biết làm người có nhân cách. Người học biết cách phát huy tự học và theo lôgic học - hỏi - hiểu - hành thì giáo dục sẽ có chất lượng.

Thực tiễn giáo dục những năm qua người học thụ động, trò chép thầy đọc, học vì điểm vì văn bằng chứng chỉ... thì đương nhiên chất lượng ngày càng thấp và giá trị đạo đức trong giáo dục ngày càng suy thoái, nguyên nhân cơ bản thuộc về các nhà quản lý giáo dục, người làm công tác giảng dạy. Ngoài ra còn phải ké đến tác động của một cơ chế quản lý vận hành xã hội tại những thời điểm đó. Một trào lưu dễ nhận thấy là dung dưỡng lối thi đua thành tích, hình thức gian dối từ dưới lên trên tạo thành bệnh thành tích với "khối u" là chất lượng ảo. Tiêu cực gian dối trong các kỳ thi đã trở thành "quốc nạn", tình trạng trên đã nói lên chất lượng giáo dục đã xuống cấp đến mức đáng báo động. Tuy nhiên trong những năm gần đây chất lượng giáo dục dần dần được củng cố, tệ nạn tiêu cực trong thi cử đã giảm hẳn nhờ sự chỉ đạo kiên quyết của Bộ giáo dục và đào tạo thông qua các cuộc vận động “Hai không” và sự ủng hộ của toàn xã hội.

+ Có đầu vào tốt: Tuyển sinh đảm bảo chất lượng

+ Đảm bảo về kinh tế

+ Cơ sở vật chất thiết thực hiện đại + Gắn việc đào tạo với nơi đào tạo tiếp hoặc sử dụng.

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phô thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Trang 28 - 30)