Nâng cao vai trò nòng cốt, chủ động sáng tạo của ngành giáo dục và đào tạo và các trư ờng trung học pho thông trong việc thực hiện xã

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phô thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Trang 68 - 76)

- về cơ sở vật chất trường THPT

3.2.2.Nâng cao vai trò nòng cốt, chủ động sáng tạo của ngành giáo dục và đào tạo và các trư ờng trung học pho thông trong việc thực hiện xã

hội

hóa giáo dục

3.2.2. ỉ. Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện được mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT trong tỉnh Đồng Tháp nói chung và các trường: THPT Cao Lãnh 1; THPT Cao Lãnh 2; THPT Thống Linh; THPT Kiến Văn; THCS - THPT Nguyễn Văn Khải ở huyện Cao Lãnh nói riêng, có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng vì họ là lực lượng nòng cốt, là trụ cột của các cơ sở giáo dục, là người chịu trách nhiệm và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng - hiệu quả GD&ĐT của nhà trường, họ là người quyết định sứ mệnh thành công hay thất bại của cơ quan đơn vị.

Từ nhận thức đúng, trên cơ sở đó có những giải pháp tích cực trong việc tuyên truyền, tư vấn đế các đối tượng hên quan nhận thức đúng của công tác bồi dưỡng nhận thức và kinh nghiệm cho hiệu trưởng của các trường THPT nói chung và năm trường THPT trong huyện Cao Lãnh nói riêng đế thực hiện XHHGD.

Lãnh đạo ngành GD&ĐT phải thấy rõ trách nhiệm trực tiếp của mình trong việc đào tạo bồi dưỡng, sắp xếp đội ngũ hiệu trưởng trường THPT, đây là một khâu rất cơ bản có tính chất quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục THPT.

Người hiệu trương phải nhận thức đúng và đầy đủ về: vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm... của mình trong việc lãnh đạo trường THPT thực hiện XHHGD.

trưởng trường THPT, thì công tác này được triển khai thực hiện thuận lợi và hiệu quả.

Do đó, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT rất cần thiết, đầu tiên, quan trọng là phải xây dựng được tiêu chuẩn đúng đắn và khả thi của đội ngũ này.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

Để đạt tới mục tiêu trên đây, có nhiều yếu tố, trong đó vị trí của nhà trường giữ vai trò trung tâm. Việc tổ chức các hoạt động giảng dạy và chủ nhiệm lớp là nhiệm vụ thiết yếu trong các trường THPT. Đó cũng là những tiêu chí quan trọng bậc nhất đẻ đánh giá năng lực, phâin chất của một người giáo viên THPT, những người trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục trong bộ máy giáo dục nói chung.

Lãnh đạo ngành giáo dục phải bằng mọi cách phát huy vai trò trung tâm nòng cốt và chủ động sáng tạo của các nhà trường trong công tác XHHGD vì nhà

trường là lực lượng trực tiếp làm công tác GD & ĐT. Có như vậy mới lôi cuốn, thu hút và tổ chức được sự tham gia của các LLXH vào công tác giáo dục. ơ từng địa bàn, vai trò nòng cốt của nhà trường THPT phải được thể chế hóa, tạo ra

một cơ chế được vận hành trôi chảy và có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng của giáo dục - đào tạo.

Trong Hội đồng sư phạm nhà trường, bộ máy quản lý cần căn cứ vào từng đối tượng giáo viên đê phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đoàn thể trong tập thể sư phạm nhằm phát huy nội lực và tiềm năng sẵn có ở từng đối

công nghệ để áp dụng vào bài dạy; biết sử dụng và phát huy hết tác dụng của trang thiết bị dạy học hiện đại đê nâng cao hiệu quả giờ lên lớp.

Quyết định nội dung hoạt động của XHHGD phải là nhà trường. Nhà trường THPT phải là chủ, bởi vì không ai hiểu đường lối chính sách giáo dục, nhiệm vụ năm học, thực tế giảng dạy, nắm được chất lượng và hiệu quả giáo dục bằng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường. Chất lượng và hiệu quả giáo dục tùy thuộc một phần quan trọng ở các trường THPT. Một khi nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo của mình, đem hết năng lực trí tuệ của mình để giảng dạy con em nhân dân đạt hiệu quả chất lượng cao thì mới thuyết phục được mọi người. Từ đó mới huy động được sự hỗ trợ của các LLXH cùng nhau đầu tư xây dựng trường để tạo điều kiện cho con em họ học tập tốt hơn.

Với vai trò chủ động, năm trường THPT trong huyện Cao Lãnh phải là nòng cốt trong các hoạt động giáo dục như theo dõi, điều chỉnh, đánh giá đồng thời thu hút các tổ chức, đoàn thể cùng tham gia. Tham khảo ý kiến chỉ đạo của Sở Giáo dục, cán bộ quản lý nhà trường cần đề xuất các nội dung và phối họp các LLXH cùng với Hội đồng sư phạm nhà trường thực hiện sáng tạo đảm bảo kết quả ở từng khâu, từng tiêu chuẩn, tìmg nhiệm vụ nhằm đạt được kế hoạch đã đặt ra.

Đê thực sự phát huy được vai trò chủ động sáng tạo của đơn vị, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có vai trò rất quan trọng. Năm nhà trường THPT trong huyện Cao Lãnh cần tăng cường bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ, nâng cao nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ đúng đắn; bồi dưỡng kỹ năng cơ bản của người cán bộ quản lý cấp tố, nhóm, giúp họ thực hiện tốt chu trình quản lý ỏ từng khâu: lập kế hoạch tổ chức, điều hành chỉ đạo, kiểm tra tổng kết, đánh giá mà mình phụ trách. Sao cho từng mắt xích trong cả chuỗi các hoạt động của quá trình XHHGD được hoàn thành.78

mục tiêu này. Để đạt được điều đó, phải thông qua các quá trình giáo dục, chăm lo 5 yếu tố then chốt của giáo dục là: Mục tiêu, nội dung, phưong pháp đào tạo, lực lượng đào tạo (thầy) và đối tượng đào tạo (trò), bên cạnh đó cần quan tâm đến 5 yếu tố bổ trợ cho quá trình giáo dục đó là: Hình thức tổ chức đào tạo, điều kiện đào tạo, quy chế đào tạo, bộ máy đào tạo và môi trường diễn ra các hoạt động đào tạo. Hiệu trưởng giỏi là người biết điều hành, quản lý sao cho những yếu tố trên vận hành đồng bộ, cân đối với nhau để đạt được hiệu quả cao. ở mỗi thời kỳ, thời diêm cụ thể, người lãnh đạo nhà trường phải biết tìm thấy vấn đề nào đáng quan tâm nhất, cần chỉ đạo sát sao nhất. Chỉ khi nào người hiệu trưởng có đủ cả phẩm chất đạo đức, năng lực và uy tín cao mới tập hợp được lực lượng, phát huy được sức mạnh của các tổ chức quần chúng, của LLXH.

Công tác xây dựng XHHGD trong những năm qua cho chúng ta thấy rằng:

Người hiệu trưởng nào linh hoạt, năng động, sáng tạo, có đầu óc tổ chức, biết phát hiện, huy động và tranh thủ sự ủng hộ của các ban, ngành sẽ khai thác được tiềm năng trong xã hội, sử dụng được đúng đắn năng lực của những đồng sự giúp

việc và của người cộng tác thì ở đó nhà trường sẽ đạt được thành tích cao.

Đồng thời người lãnh đạo, đội ngũ giáo viên trong các trường THPT phải là "nhân vật chính", là lực lượng chủ công. Những người thầy giáo, cô giáo phải làm tốt chức trách của mình. Việc này sẽ là nguồn khích lệ nhiệt tình của các LLXH. Từ đó, các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức sâu sắc về XHH công tác giáo dục. Càng đi vào những hoạt động ở cấp vi mô của nhà trường càng phải nhấn mạnh vai trò quyết định của thầy giáo - đó là hoạt động giảng dạy và giáo dục. Với đặc trưng công việc và vai trò cùa mình, người thầy giáo có thể vừa huy động, vừa tổ chức thực hiện sự phối hợp: cần luôn nhớ nhà trường và thầy giáo là một bên đối tác và là chủ thể trong quan hệ phối hợp

năng động, sáng tạo, đảm đương về nhiều mặt: chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đại trà, mũi nhọn, hoàn thành công tác phố cập giáo dục, Chính vì vậy người thầy giáo phải là thành viên tích cực và gắng bó với nhà trường, học sinh, CMHS và nhân dân, để xây dựng và phát triển nhà trường.

Đê nhà trường phát huy hết vai trò nồng cốt của mình lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo cần phải tập trung đầu tư cho công tác xây dựng đội ngũ như bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trị, kiểm tra, thanh tra, động viên, đôn đốc, tuyên dương, khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật nghiêm minh. Có như thế mới nâng cao ý thức tự chủ của họ.

Một trong những cách làm đế tập thể Hội đồng sư phạm thấy được trọng trách của mình là lãnh đạo ngành phải thực hiện đảm bảo trật tự, kỹ cương, tình thương, trách nhiệm, phải đảm bảo tính công bằng, dân chủ ở mọi nơi, mọi lúc đê phát huy được vai trò chủ động sáng tạo của họ.

Trong thực tế hiện nay, việc thực hiện nội dung công bằng dân chủ, trong các nhà trường THPT còn nhiều điều đáng nói, nhất là việc thực hiện chính sách, phân công, bổ nhiệm, tuyên dương, khen thưởng, lương, đãi ngộ chưa minh bạch, thiếu dân chủ, gây nhiều tai tiếng. Nếu để tình trạng cứ tiếp tục duy trì sẽ gây mất niềm tin cho đội ngũ, ảnh hưởng đến chất lượng công tác.

Đẻ đảm bảo hiệu quả giáo dục, lãnh đạo ngành cần phải kiên quyết chỉ đạo

chống bệnh chạy theo thành tích, chạy theo hình thức bề ngoài, quan liêu, tiêu cực đẻ trong quá trình công tác, người cán bộ quản lý, giáo viên cần có phương pháp công tác tốt, trung thực, gắn bó với cộng đồng, có quan hệ tốt với địa

cụ thế cho các ban, ngành, đoàn thể, các LLXH để xác định trách nhiệm khi tham gia các hoạt động XHHGD.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của các LLXH, nhằm xây dựng môi trường lành mạnh và thuận lợi cho giáo dục THPT phát triển. Khai thác tốt các nguồn lực phục vụ cho giáo dục THPT, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục, chống bỏ học, duy trì và phát huy PCGD THPT, đẩy nhanh tiến độ phổ cập bậc trung học. Huy động các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu xã hội học tập trong điều kiện ngân sách nhà nước chi cho giáo dục THPT không ngừng tăng nhưng vẫn chưa đủ so vói yêu cầu hiện đại hoá, chuẩn hoá và xu thế phát triển giáo dục thế kỷ XXI.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Tổ chức hệ thống các hoạt động phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục với các LLXH tham gia vào sự nghiệp XHHGD THPT. Thực tế cho thấy, muốn giáo dục THPT phát triển mạnh, muốn XHHGD THPT thành công thì nhất thiết phải có sự tham gia, phối hợp, công tác của các cơ quan đơn vị, liên quan. Tuy nhiên, mỗi ban, ngành đoàn thê và LLXH có chức năng, nhiệm vụ vai trò và tiềm năng khác nhau, vì vậy trong quá trình thực hiện phải xác định rõ trách nhiệm, có sự phân công phân nhiệm vụ cụ thẻ. Trên cơ sở đó, hàng năm có thể đánh giá, rút kinh nghiệm và xác định phương hướng cho những năm tiếp theo. Đặc biệt là để phát huy sức mạnh tống hợp thì sự chỉ đạo, phối hợp càng phải chặt chẽ, khoa học và phù hợp với thực tế. Chính vì vậy, cần phân công cụ thể đế ban, ngành, đoàn thể và các LLXH phối hợp với ngành giáo dục tham gia giáo dục THPT. Chẳng hạn: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thê nhân dân như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản HCM, hội chữ thập đỏ... có trách nhiệm chỉ đạo các thành viên và hội viên của mình xây dựng môi trường giáo dục, có chỉ tiêu huy động các nguồn lực của từng địa phương.

như: Nguyên tắc đảm bảo tính lợi ích, hiệu quả, nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu và pháp lý, nguyên tắc đảm bảo tính kế thưa và khả thi.

3.2.3.3. Tô chức thực hiện giải pháp

Cơ quan quản lý nhà nước là HĐND và ƯBND thống nhất nội dung

HĐGD, SGD& ĐT tham mưu về XHHGD. Tiến hành phân công cụ thể nhiệm vụ XHHGD cho các ban ngành, đoàn thê và các LLXH. Thực hiện giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch. Điều hành Sở giáo dục phối hợp với các cơ quan ban ngành, đoàn thê tham gia XHHGD.

Phối hợp với Hội phụ nữ, Uỷ ban Dân số — Gia đình và trẻ em mở lớp tuyên truyền kiến thức kỹ năng làm cha mẹ, động viên con cái đi học đầy đủ, đi đầu trong xây dựng gia đình văn hoá, nuôi dưỡng giáo dục và chăm sóc tạo điều kiện cho con em học tập, rèn luyện tham gia các hoạt động nhà trường.

Phối hợp với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khoẻ, kiểm tra vệ sinh y tế học đường, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho học sinh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.

Phối hợp với công an tham gia nói chuyện tuyên truyền, giáo dục về Luật an toàn giao thông, phòng chống ma tuý các tai tệ nạn xã hội...; góp phần tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn về an ninh trật tự, ngăn chặn các hành động xấu đến thanh thiếu niên.

Phối hợp với ngành văn hoá - thông tin, phát thanh truyền hình xây dựng các chuyên mục về giáo dục THPT, nêu các gương điên hình về XHHGD THPT; tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về XHHGD. Tổ chức các hoạt động vui chơi, hoạt động văn hoá, thể dục thể thao lành mạnh.

Vận động các đơn vị kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ.... tuỳ vào điều kiện cụ thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp trang thiết bị.

Các phòng, ban, ngành thuộc cơ quan Nhà nước, tùy thuộc chức năng, nghiệp vụ chuyên môn của mình đê tham gia vào việc tuyên truyền, giáo dục, giảng dạy cho học sinh về luật giao thông, trật tự an toàn xã hội, xây dựng môi trường giáo dục ở nhà trường THPT không có tệ nạn xã hội như nghiện hút, ma túy, cờ bạc. Một số các cơ quan khác như: Văn hóa thông tin, Đài truyền thanh, Thế dục thể thao, Y tế... mỗi cơ quan đều có thể tham gia một cách tích cực và phù hợp đóng góp vào công tác XHHGD nếu có kế hoạch và giải pháp cụ thê của trung tâm điều hành.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội liên hiệp thanh niên... là lực lượng quan trọng trong việc triển khai công tác XHHGD trong các trường THPT huyện Cao Lãnh trong nhiều năm qua. Luật giáo dục cũng đã nêu: "Mặt trận Tổ quốc có trách nhiệm phối họp với ngành giáo

dục thực hiện cuộc vận động xã hội hóa giáo dục: xây dựng môi trường lành mạnh, xây dựng gia đình văn hóa, huy động đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực toàn xã hội đê phát triển giáo dục".

Các đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp, các cá nhân nhà tài trợ... tùy thuộc vào khả năng và vị thế của mình đóng góp về trí tuệ, tinh thần như xây dựng đề án các loại hình giáo dục, các phương pháp hoạt động, đóng góp xây dựng csvc trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, lập quỹ khen thưởng, hoặc tài trợ về kinh phí cho các hoạt động ngoại khóa, tham

là biểu hiện sự đa dạng hóa các loại hình giáo dục, là không gian và môi trường cho sự triên khai có hiệu quả công tác XHHGD.

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phô thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Trang 68 - 76)