Nguyên nhản và bài học

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phô thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Trang 58 - 62)

- về cơ sở vật chất trường THPT

2.4.2. Nguyên nhản và bài học

2.4.2.1. Nguyên nhân

Công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức về XHHGD của các cấp Đảng, chính quyền cho cán bộ đảng viên và nhân dân chưa được quan tâm đúng mức. Tư tưởng thói quen bao cấp, trong cán bộ quản lý, giáo viên và trong quần chúng nhân dân còn nặng.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ đảng viên và quần chúng về công tác XHHGD còn lệch lạc, chưa đầy đủ, chưa sâu sắc. Vai trò tham mưu của ngành chủ quản thiếu chủ động, chưa thật sự là nồng cốt trong cuộc vận động XHHGD.

Công tác quản lý nhà nước về XHHGD chưa thật sự quan tâm, có noi còn buông lỏng. Cơ chế chính sách chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn gò bó, chưa phù hợp với thực tiên. Sự phân cấp quản lý giữa các cấp còn chồng chéo, thiếu thống nhất.

Sự phối hợp giữa ngành Giáo dục - Đào tạo, giữa các trường THPT với các cơ quan, ban ngành hữu quan đôi khi chưa thường xuyên, đồng bộ. Việc huy động các LLXH tham gia làm giáo dục một số nơi còn chưa tổ chức có hiệu quả, ảnh hưởng đến công tác XHHGD. Vai trò của Hội đồng giáo dục các cấp ít nhiều còn mang tính hình thức, hoạt động chưa thường xuyên, chưa thực sự là “tổng chỉ huy” hoạt động XHHGD trên địa bàn huyện Cao Lãnh.

2.4.2.2. Bài học

Để thực hiện tốt công tác XHHGD, các nhà trường đóng vai trò chủ đạo, chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tố chức chính trị xã hội khác;

LLXH, mọi người dân tham gia, chăm lo đến việc học tập của học sinh kể cả ở trường cũng như tự học ở nhà.

Tranh thủ sự hỗ trợ về thời gian, sự đóng góp vật chất của các LLXH tại địa phưong như các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm...để hỗ trợ trực tiếp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập và học bổng cho học sinh nghèo, học sinh khó khăn, giúp các em có điều kiện đến trường học tập và vươn lên học giỏi; tu sửa csvc cho nhà trường. Vận động học sinh bỏ học ra lớp học tập trong năm học...

Tiếp tục tuyên truyền và thực hiện Điều lệ Ban đại diện CMHS cũng như thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về XHHGD, theo tinh thần Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về XHHGD; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

Các nhà trường quan tâm tìm hiểu kỹ qua giáo viên chủ nhiệm và bạn bè đồng nghiệp giới thiệu những phụ huynh có tâm huyết, nhiệt tình tích cực, có uy tín, có địa vị trong xã hội đê cơ cấu bầu chọn vào Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Nhờ thế công tác XHHGD mới đạt hiệu quả cao.

Trường luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ, làm tốt việc công khai hóa trong hội đồng, không để xảy ra thắc mắc, nhất là về tài chánh và thi đua. Trước khi làm công việc gì cũng đưa ra tập thể bàn bạc đế đi đến sự đồng thuận tránh trường hợp trống đánh xuôi kèn thối ngược. Đặc biệt các trường luôn công khai hóa các khoản tiền phụ huynh đóng góp và sử dụng đúng mục đích đề ra. Từ đó tạo được niềm tin cho phụ huynh cũng như giáo viên và học sinh.

Những kết quả về việc thực hiện XHHGD của nhà trường đang khiêm tốn, chưa đáp ứng đầy đú được yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Song, đó là thành quả rất đáng trân trọng vì là kết quả của sự nỗ lực vượt lên nhiều khó khăn của tập thể sư phạm nhà trường, sự chỉ đạo và giúp đỡ của ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, toàn thể nhân dân và những người làm công tác giáo dục trên địa bàn huyện. Cũng phải nói rằng đế công tác XHHGD phát triển hiệu quả hơn nữa, cần coi trọng nội dung và cách thức tuyên truyền, vận động làm cho các cấp ngành, người dân hiểu rõ vai trò của giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” trong thời kỳ kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; làm cho người dân hiểu, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về

Kết luận chuông 2

Năm trường THPT trên địa bàn huyện Cao Lãnh bắt đầu huy động các nguồn lực xã hội dước nhiều hình thức, phong phú tạo ra các điều kiện cần thiết đẻ nâng cao chất lượng giáo dục ở các bậc học nói chung và bậc học THPT nói riêng. Tuy nhiên việc huy động còn manh tính tự phát, thiếu tính kế hoạch và chưa có sự chỉ đạo thống nhất. Nếu các giải pháp quản lý công tác XHHGD được tăng cường hơn nữa thì sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, thúc đấy sự phát triển của giáo dục huyện nhà, đáp ứng nhu cầu học tập cúa xã hội.

Việc huy động nguồn lực xã hội của năm trường THPT diễn ra chưa đồng đều, và cũng còn nhiều bất cập khó khăn. Người chuyên làm công tác XHHGD không có, hầu hết là cha mẹ học sinh làm tự nguyện, không được trang bị kiến thức nhất định về công tác XHHGD để giới thiệu tuyên truyền. Nhiều CBQL và giáo viên khả năng tuyên truyền vận động còn hạn chế. Nhiều người hiếu về XHHGD còn rất mơ hồ, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể, còn đùn đẩy, né tránh. Do đó cần táng cường nhận thức, quan tâm chỉ đạo toàn diện, nhân rộng các điển hình về công tác XHHGD.

THPT trong Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, qua tìm hiểu và học hỏi về cách làm xã hội hóa giáo dục của một số cán bộ quản lý trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp, huyện Cao Lãnh, tìm hiểu cách làm XHHGD của một nước trên thế giới, tôi đề xuất một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT

Chương 3

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phô thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Trang 58 - 62)