Tác động từ nước thải sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô (Trang 62 - 67)

Khối lượng đất đá chứa quặng đưa vào tuyển đãi quặng thiếc hàng năm là 187.526 m3/năm. Khối lượng tuyển rửa trong ngày là: 187.526 m3/năm:250 ngày/năm = 750,1 m3/ngày (số ngày làm việc là 250 ngày/năm).

Học viên: Trần Mạnh Hùng

51

Tổng lượng nước cho việc tuyển rửa hàng ngày là 750,1 m3 đất đá nở rời/ngày x 7(m3/m3) = 5.250,73 m3 nước/ngày. Cụ thể được tổng hợp trong bảng 2.14.

Bảng 3.14. Lƣợng nƣớc phục vụ nhu cầu sản xuất

STT Tên đơn vị khai thác

Khối lƣợng đất đá đƣa vào tuyển

(m3/năm) Lƣợng nƣớc phục vụ nhu cầu (m3/ngày) 1 Công ty Cổ phần KLM Nghệ Tĩnh 20.986 587,61 2 Công ty Cổ phần KLM Nghệ Tĩnh 32.522 910,62 3 Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản Lạng Sơn 8.836 247,41 4 Công ty Cổ phần Khoáng sản và

Thương mại Trung Hải Nghệ An 8.591 240,55 5 Công ty Cổ phần KLM Nghệ Tĩnh 9.818 274,90 6 Công ty TNHH thiếc Hà An 42.955 1.202,74 7 Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng

Trường Sơn 51.545 1.443,26

8 DNTN Hà Cương 8.591 240,55

9 Công ty TNHH Xây dựng và Khai thác

Khoáng sản Hồng Tiến 3.682 103,10

Tổng 187.526 5.250,73

Nguồn: Tổng hợp từ các cơ sở khai thác quặng

Toàn bộ lượng nước này, sau khi phục vụ cho công tác tuyển, sàng đãi quặng sẽ được thải ra ngoài. Quặng thải và nước sẽ tự chảy vào hồ thải, tại đây nước sau lắng đọng tự nhiên sẽ được sử dụng tuần hoàn và một phần bị hao hụt trong quá trình tuyển. Với khả năng tuần hoàn là 70% thì lượng nước có thể tuần hoàn là 3.675,51 m3/ngày. Vậy lượng nước cần cấp bổ sung trong ngày là 1.575,22 m3/ngày. Lượng nước này tương đương với lượng nước thất thoát ra môi trường.

Thành phần chủ yếu của nước thải là đất đá, bùn, cát thải. Nếu không được xử lý để loại bỏ cặn, bùn thải thì sẽ tác động rất lớn đến môi trường.

Học viên: Trần Mạnh Hùng

khai thác quặng thiếc vào các ngày từ 12 - 16/6/2015 được tổng hợp ở bảng 2.15. Các chỉ tiêu TSS (chất rắn lơ lửng), BOD, kim loại nặng (As, Cu) trong nước vượt QCVN. Chỉ tiêu TSS vượt từ 2,75 - 3,96 lần, chỉ tiêu BOD vượt 1,01 - 1,11 lần, chỉ tiêu As vượt 5,1 - 26,8 lần, chỉ tiêu Fe vượt 1,52 - 2,08 lần, chỉ tiêu Cu vượt 1,06 - 1,48 lần. Như vậy, đặc trưng ô nhiễm nước thải phát sinh từ quá trình khai thác, tuyển quặng thiếc là chất rắn lơ lửng, kim loại nặng (chủ yếu là As, Fe và Cu).

Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt vào các ngày từ 12 - 14/6/2015 được tổng hợp ở bảng 2.16. Hàm lượng TSS tại mẫu NM1 vươt 1,36 lần, tại mẫu NM2 vượt 1,44 lần QCVN (Loại B1); hàm lượng Fe, As, Cu tại các mẫu NM1, NM2 đều vượt giới hạn cho phép theo QCVN, cụ thể: Hàm lượng Fe tại mẫu NM1 vượt 1,71 lần, tại mẫu NM2 vượt 1,28 lần; Hàm lượng As tại mẫu NM1 vượt 3,2 lần, tại mẫu NM2 vượt 2,6 lần; Hàm lượng Cu tại mẫu NM1 vượt 1,2 lần, tại mẫu NM2 vượt 1,08 lần.

Học viên: Trần Mạnh Hùng

53

Bảng 3.15. Đặc tính nƣớc thải sản xuất

TT Chỉ tiêu Đơn vị đo NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 NT8 NT9

QCVN 40:2011/ BTNMT (Cột B) 1 pH - 6,1 6,2 6,8 6,3 6,5 5,8 6,1 6,9 6,5 5,5 - 9 2 TSS mg/l 396 295 374 336 278 385 396 375 386 100 3 BOD5 mg/l 52,6 47,5 48,5 50,5 46 55,5 51,8 48,7 45,6 50 4 COD mg/l 98,2 98 92 101 95 120 115 89 87 150 5 Fe mg/l 10,4 12,4 10,2 9,8 8,3 9,4 8,4 8,2 7,6 5 6 Mn mg/l 0,80 0,59 0,25 0,34 0,69 0,59 0,89 0,54 0,43 1 7 As mg/l 2,68 0,54 1,43 1,53 1,55 2,57 1,58 0,83 0,51 0,1 8 Pb mg/l 0,034 0,013 0,02 0,03 0,039 0,028 0,033 0,01 0,015 0,5 9 Cd mg/l 0,039 0,028 0,01 0,084 0,02 0,03 0,21 0,0015 0,0017 0,1 10 Cu mg/l 2,53 2,28 2,36 3,23 2,96 2,13 1,53 0,31 0,17 2 11 Sn mg/l 8,90 4,87 10,98 4,89 8,43 7,89 4,90 7,215 5,687 - 12 Ni mg/l 0,02 0,01 0,03 0,02 0,01 0,02 0,015 0,002 0,002 0,5 13 Zn mg/l 2,44 1,40 1,09 1,44 1,09 2,14 1,44 0,064 0,062 3 14 Coliform MPN/100ML 3.100 4.300 3.800 4.100 4.400 3.300 3.200 4.200 3.500 5.000

QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp (Giới hạn B: áp dụng đối với các thông số ô nhiễm nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dung cho mục đích cấp nước sinh hoạt).

Học viên: Trần Mạnh Hùng

Bảng 3.16: Đặc tính nƣớc mặt trong khu vực

TT Chỉ tiêu Đơn vị đo NM1 NM2 NM3 NM4

QCVN 08:2008/BTNMT (Loại B1) 1 pH - 6,1 6,0 6,3 6,3 5,5 - 9 2 TSS mg/l 68 72 40 42 50 3 BOD5 mg/l 13 11 8 13 15 4 COD mg/l 26 23 17 18 30 5 Fe mg/l 2,57 1,92 1,44 1,32 1,5 6 Mn mg/l 0,14 0,12 0,34 0,40 - 7 As mg/l 0,16 0,13 0,04 0,02 0,05 8 Pb mg/l 0,0057 0,0047 0,0032 0,0028 0,05 9 Cd mg/l 0,0055 0,0068 0,0048 0,0035 0,01 10 Cu mg/l 0,60 0,54 0,0050 0,0045 0,5 11 Zn mg/l 0,64 0,54 0,08 0,05 1,5 12 Coliform MPN/100ML 4.520 4.200 4.750 4.630 7.500

QCVN 08:2008/BTNMT - Quy định giới hạn các thông số chất lượng nước mặt (Giới hạn B1: áp dụng đối với nước mặt dùng cho tưới tiêu thuỷ lợi)

Học viên: Trần Mạnh Hùng

55

Trong tổng số 150 hộ được hỏi, hầu hết các hộ cho rằng, nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước mặt trong khu vực do hoạt động khai thác quặng thiếc; 92 hộ cho rằng, chất lượng nước sinh hoạt bị thay đổi so với trước đây (khi chưa có hoạt động khai thác quặng thiếc); 112 hộ cho rằng, nước ao, hồ, suối xung quanh có biểu hiện đục, bẩn và có mùi lạ. Nguyên nhân là do TSS rất cao, đồng thời nồng độ các kim loại nặng cơ bản vươt tiêu chuẩn cho phép. Trong đó, nguy hiểm hơn cả là hàm lượng As trong nước mặt khá cao ở suối Nậm Huống, xã Châu Thành và suối Na Hiêng, xã Châu Hồng.

Bảng 3.17. Chất lƣợng phục vụ sinh hoạt của ngƣời dân

Tên xã Tốt Bình thƣờng Xấu Rất xấu

Châu Hồng 5 23 7 3

Châu Tiến 10 14 11 2

Châu Quang - 9 23 6

Châu Thành 3 25 6 3

Tổng 18 71 47 14

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra

Từ bảng 3.17 cho thấy, có 89 hộ cho rằng chất lượng nước sinh hoạt sử dụng tốt và bình thường; 61 hộ cho rằng chất lượng nước sinh hoạt xấu và rất xấu.

Qua đó cho thấy việc khai thác quặng thiếc đã ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước trong khu vực, nhất là làm gia tăng chất rắn lơ lửng, kim loại nặng trong nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô (Trang 62 - 67)