Tác động tới sức khoẻ của cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô (Trang 73 - 76)

Hoạt động khai thác đã tạo thêm công ăn việc làm cho dân cư địa phương: kinh doanh, dịch vụ, công nhân mỏ... Do vậy, đã làm tăng cường mức sống cho dân cư địa phương. Đồng thời, các chủ mỏ đã phối hợp với địa phương đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường đặc biệt là đường giao thông nối từ mỏ ra khu dân cư và các tuyến đường có phương tiện vận tải của đơn vị đi qua. Do đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế của địa phương: lưu thông hàng hoá tạo điều kiện nâng cao đời sống cho dân cư.

Tuy mức sống và điều kiện cơ sở hạ tầng được nâng lên nhưng tổng quan chất lượng cuộc sống thì không tăng nhiều nếu không có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế tai nạn giao thông trên tuyến đường vận chuyển ra nơi tiêu thụ.

Học viên: Trần Mạnh Hùng

và đất trong khu vực, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và dân cư xung quanh khu vực, đặc biệt là các hộ dân sống gần các khu vực khai thác, chế biến quặng thiếc. Hầu hết các hộ được hỏi cho rằng, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình, cụ thể ở bảng 3.20.

Bảng 3.20. Các tác nhân gây ô nhiễm ảnh hƣởng đến sinh hoạt của ngƣời dân Tên xã Bụi, khí

độc Tiếng ồn Chất thải rắn Nƣớc thải Ý kiến khác

Châu Hồng 27 14 21

Châu Tiến 9 16 17 1

Châu Quang 27 22 3 27

Châu Thành 25 24 7

Tổng 88 76 20 56

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất tại Quỳ Hợp, nhất là các xã có hoạt động khai thác quặng thiếc là tình trạng gia tăng các loại bệnh tật và giảm sút sức khỏe của cộng đồng dân cư và người lao động. Trong nhiều năm nay, hiện tượng người dân mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa... không còn xa lạ với người dân Quỳ Hợp, đặc biệt là các xã như: Châu Tiến, Châu Hồng, Châu Thành, Châu Quang,…

Sức khoẻ của cộng đồng dân cư ngoài chịu ảnh hưởng do sự ô nhiễm không khí (chủ yếu các bệnh về đường hô hấp) thì ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước cũng rất lớn. Đặc biệt là các bệnh về mắt, bệnh ngoài da, các bệnh về đường tiêu hoá. Trong tổng số 150 hộ được hỏi, số hộ có người mắc các loại bệnh được thể hiện ở bảng 3.21.

Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng tới sức khỏe cộng đồng

Tên xã Đƣờng

ruột Hô hấp Ngoài da

Bệnh về

mắt Tim mạch

Học viên: Trần Mạnh Hùng

63

Tên xã Đƣờng

ruột Hô hấp Ngoài da Bệnh về mắt Tim mạch

Châu Tiến 1 32 11 13 5

Châu Quang 2 20 13 21 5

Châu Thành 3 32 7 7 3

Tổng 10 97 51 66 15

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra

Theo thống kê của Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp, số người bị các bệnh về đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất, tập trung chủ yếu vào viêm họng, viêm xoang. Số người bị bệnh về đường tiêu hoá chiếm tỷ lệ vừa (nguyên nhân chính cũng không hẳn do nguồn nước mà là do cách ăn uống sinh hoạt thất thường của người dân). Số người bị còng lưng, trĩ, thần kinh toạ chiếm tỷ lệ thấp, đa số do làm việc quá sức, lại trong môi trường làm việc bị ô nhiễm.

Bảng 3.22. Nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt của ngƣời dân

Tên xã Sông suối Giếng đào Giếng khoan Nƣớc mƣa

Châu Hồng - 25 3 10

Châu Tiến 7 18 2 10

Châu Quang - 25 5 8

Châu Thành 9 20 - 8

Tổng 16 88 10 36

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Từ bảng 3.22 cho thấy, có 134 hộ đã đào, khoan giếng và xây bể chứa nước mưa để lấy nước phục vụ sinh hoạt (có 88 hộ dùng giếng đào, 10 hộ dùng giếng khoan, 36 hộ dùng bể chưa nước mưa).

Tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khoáng sản đang ngày càng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của công đồng, nhiều hộ gia đình (80/150 được hỏi) phải chi trả thêm nhiều khoản chi phí phát sinh do tình trạng ô nhiễm môi trường nguồn nước. Qua khảo sát tại các hộ ở các xã Châu Tiến, Châu Hồng, Châu Thành,

Học viên: Trần Mạnh Hùng

Châu Quang có trên 50% số hộ mua các thiết bị lọc nước để dùng cho việc đun nấu và nước uống, còn nước sinh hoạt như tắm, rửa, giặt rũ… thì dùng nước giếng đào, giếng khoan hoặc nước mưa. Một số hộ gia đình (chủ yếu là hộ khá giả) mua nước tinh khiết đóng bình để uống với giá trung bình từ 15.000đ - 30.000đ/1bình nước 20 lít, còn nước đun nấu thì lọc bằng các máy lọc RO mua trong nước hoặc của Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc với giá trung bình 3-5triệu đồng/máy.

Như vậy, nếu bình thường tại các khu vực khác, người dân không mất thêm chi phí để mua các thiết bị lọc và mua nước để dùng vào việc đun nấu, thì tại khu vực Quỳ Hợp, đặc biệt là những xã có hoạt động khai thác quặng thiếc thì người dân đã tốn một phần lớn chi phí cho những khoản này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô (Trang 73 - 76)