Tác động tới môi trường đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô (Trang 69)

Tác động của hoạt động khai thác quặng thiếc tới môi trường đất là sự chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp thành đất công nghiệp; làm giảm các tính chất của đất lâm nghiệp như độ phì của đất, độ tơi xốp của đất. Từ khi có hoạt động khai thác quặng thiếc tại Quỳ Hợp, diện tích đất lâm nghiệp phải chuyển đổi mục đích là 234,98ha.

Nước thải và nước mưa chảy tràn cũng là một nhân tố làm biến đổi tính chất đất trong khu vực. Vào mùa mưa, đất, đá bị nước cuốn trôi đến những khu vực thấp làm ô nhiễm những nơi này, làm gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, các kim loại và phi kim hoà tan trong đất, đặc biệt là đất ven các sông suối trong khu vực khai thác.

Chất thải rắn cũng là một trong những nguyên nhân gây thay đổi tính chất đất trong khu vực. Hoạt động khai thác quặng thiếc tại Quỳ Hợp đã thải ra môi trường một lượng lớn đất, đá, bùn thải, làm mất cảnh quan, thay đổi địa hình khu vực mỏ.

Theo kết quả phân tích tại bảng 3.19 cho thấy (so sánh với QCVN 03:2008/BTNMT dành cho đất công nghiệp và đất nông nghiệp), đất tại một số mỏ chỉ tiêu kim loại nặng đã vượt TCCP. Cụ thể: mẫu Đ1, Đ2, Đ5, Đ7, Đ8, Đ11 và Đ12 có hàm lượng As vượt từ 1,02 - 1,4 lần; mẫu Đ3 có hàm lượng Zn vượt 1,01 lần quy chuẩn đất công nghiệp. Các mẫu Đ1, Đ2, Đ5, Đ7, Đ8, Đ11 và Đ12có hàm lượng As vượt từ 1,02 - 1,4 lần; mẫu Đ3 có hàm lượng Zn vượt từ 1,01 lần quy chuẩn đất nông nghiệp. Độ pH dao động từ 5,1  6,0, theo thang đánh giá pH thì đất có độ chua nhẹ.

Bảng 3.19. Kết quả phân tích chất lƣợng môi trƣờng đất

TT Ký hiệu mẫu pH (mg/kg) Pb (mg/kg) As (mg/kg) Zn (mg/kg) Cu (mg/kg) Fe (mg/kg) 1 Đ1 5,1 286,40 15,80 257,20 35,60 13.450 2 Đ2 5,5 172,10 12,25 146,45 21,60 5.410 3 Đ3 5,2 111,62 11,41 303,31 15,84 16.970 4 Đ4 5,7 60,30 8,20 170,80 7,80 6.450 5 Đ5 5,2 118,60 12,45 290,40 25,24 15.670 6 Đ6 5,5 70,25 8,20 156,80 16,20 8.650 7 Đ7 5,8 266,10 16,80 245,20 34,60 14.230

Học viên: Trần Mạnh Hùng TT Ký hiệu mẫu pH (mg/kg) Pb (mg/kg) As (mg/kg) Zn (mg/kg) Cu (mg/kg) Fe (mg/kg) 8 Đ8 6,0 168,00 12,20 130,00 24,28 5.610 9 Đ9 5,3 212,47 11,30 235,28 25,79 15.765 10 Đ10 5,6 102,15 7,30 115,10 15,40 7.110 11 Đ11 5,1 262,10 14,60 186,60 35,90 13.280 12 Đ12 5,2 201,30 12,80 102,10 25,70 4.580 13 Đ13 5,2 106,60 8,45 90,60 15,04 5.570 14 Đ14 5,8 60,10 7,50 40,30 11,20 2.570 15 Đ15 5,0 110,60 11,15 92,60 20,24 10.210 16 Đ16 5,5 65,20 8,10 56,21 13,42 5.510 17 Đ17 5,3 115,40 10,10 98,60 25,20 12.210 18 Đ18 5,8 65,20 8,30 58,05 13,50 6.110 QCVN03:2008/BTNMT - 300 12 300 100 - 3.3.6. Tác động do các sự cố, rủi ro 3.3.6.1. Sự cố cháy, nổ

Sự cố cháy, nổ thường do các nguyên nhân chủ quan của con người như sơ suất trong sử dụng điện, do sơ suất trong đun nấu, do thực hiện sai khi tiến hành nổ mìn trong lò, nổ mìn khai thác quặng, chập điện do ẩm ướt…Theo báo cáo của Phòng LĐ TB và XH, từ năm 2012 - 2014, đã xảy ra 16 sự cố cháy nổ, trong đó do chấp điện 12 vụ, bục nước đường lò 2 vụ, nổ máy biến áp 02 vụ.

Sự cố cháy, nổ thường gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng con người. Do vậy, công tác phòng chống cháy, nổ cho dự án phải được đặc biệt được chú trọng.

3.3.6.2. Sự cố sạt lở đất đá

Có khả năng xảy ra khi khai thác thiếc lộ thiên. Quá trình khai thác sẽ làm thay đổi bề mặt địa hình, làm mất tính liên kết bề mặt, vào mùa mưa hoặc gặp các cơn mưa lơn sẽ tạo ra các dòng chảy cục bộ gây ra hiện tượng sạt lở. Ở Quỳ Hợp, thường có mưa lớn, tập trung theo mùa nên dễ xảy ra hiện tượng sạt lở, rửa trôi. Bên cạnh đó còn làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước mặt và thay đổi dòng chảy khu vực.

Học viên: Trần Mạnh Hùng

59

3.3.6.3. Sự cố ngập moong và vỡ hồ lắng nước thải

Tại khu vực thường có lượng mưa lớn xảy ra, khu vực mỏ là thung lũng chứa toàn bộ nước mưa bề mặt mỏ và từ triền núi chảy vào nên có khả năng ngập moong khai thác nếu hệ thống thoát nước không đảm bảo.

Hồ chứa được đào, đắp để chứa nước phục vụ cho việc tuyển quặng nên chứa một lưu lượng nước thải lớn. Khu vực này thường có lượng mưa lớn, tập trung theo mùa, với địa hình là thung lũng được bao bọc bởi các triền núi nên các hồ lắng sẽ chứa một lượng nước lớn vào mùa mưa nên có khả năng xảy ra sự cố vỡ hồ lắng. Khi xảy ra sự cố, lượng bùn thải sẽ chảy tràn ra khu vực, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước trong khu vực.

3.3.7. Tác động đến địa hình, cảnh quan.

Hoạt động khai thác quặng thiếc, nhất là khai thác mỏ lộ thiên đã làm ảnh hưởng đến địa hình, cảnh quan khu vực. Khoảng 234,98 ha đất rừng đã bị đạo xới, phá hủy hệ thực vật, phẫu diện đất, làm thay đổi vĩnh viễn địa hình khu vực mỏ.

Khu vực khai thác không phải là nới di cư của các loài động vật. Đối tượng bị tác động hầu như không có. Tuy nhiên về lâu dài, sinh thái khu vực khai thác mỏ có thể bị biến đổi do làm giảm diện tích che phủ, mất địa hình hiện trạng, mất đất canh tác…Việc phá bỏ lớp thực bì và những hoạt động làm đường nội mỏ chuyên chở đất, đá, sản phẩm quặng… đã làm tăng lượng bụi xung quanh vùng khai mỏ. Bụi làm giảm chất lượng không khí tại ngay khu khai mỏ, tổn hại thực vật, và sức khỏe của công nhân mỏ cũng như vùng lân cận.

3.3.8. Các tác động đến môi trường xã hội

3.3.8.1. Các tác động tích cực tới môi trường xã hội

Hoạt động khoáng sản quặng thiếc ở Quỳ Hợp đã cơ bản huy động được các nguồn lực về đất đai, lao động và vốn trong các tầng lớp nhân dân. Tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 4.000 lao động lao động với mức lương 2,5 - 4,5 triệu đồng/tháng; Đưa khoảng 886,55 ha đất hoang hoá, đồi núi trọc, nghĩa địa, nông nghiệp hiệu quả thấp sang đất có giá trị kinh tế; Đời sống vật chất, tinh thần, hạ tầng cơ sở nâng lên.

Học viên: Trần Mạnh Hùng

3.3.8.2. Các tác động tiêu cực tới môi trường xã hội a) Tác động đến an ninh xã hội a) Tác động đến an ninh xã hội

Hoạt động khoáng sản thường xảy ra tình trạng xung đột, tranh chấp mỏ… gây mất an ninh, trật tự tại khu vực mỏ. Ở các mỏ xung đột, tranh chấp thường xuyên xảy ra, thường là xung đột giữa các chủ mỏ trong tranh chấp khu vực khai thác, xung đột giữa chủ mỏ và người lao động, giữa những người lao động với nhau, tranh chấp giữa người dân với các xưởng khai thác trong lấn chiếm đất của người dân. Những xung đột này đã và đang trở thành nguyên nhân gây mất ổn định xã hội tại các mỏ. Mặt khác, các xung đột trên khi không được giải quyết triệt để dẫn đến việc kiện cáo của người dân ngày càng tăng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến an ninh xã hội.

b) Tác động đến tệ nạn xã hội và an toàn lao động

Hoạt động khai thác khoáng sản thường thu hút rất nhiều lao động đến từ nhiều vùng khác nhau làm tăng dân số cơ học, chủ yếu là người lao động phổ thông, không qua đào tạo, trình độ thấp kém, thiếu tính công nghiệp. Tại khu vực khai thác quặng thiếc thường xảy ra các tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, mại dâm, HIV đặc biệt là các xã Châu Hồng, Châu Tiến. Theo số liệu của phòng Công an huyện cung cấp, mỗi năm tại xã Châu Hồng có từ 2 - 3 người chết do bệnh HIV và cụ thể năm 2015 có 5 người chết.

Trong hoạt động khai thác quặng thiếc người lao động luôn phải tiếp xúc với môi trường làm việc nguy hiểm (hầm mỏ, núi cao, vực thẳm...), với việc sử dụng các loại vật liệu nổ công nghiệp có nguy cơ đến tính mạng con người (chất nổ trong khai thác quặng thiếc); các loại máy móc phục vụ cho hoạt động khai thác, chế biến thuộc diện phải kiểm định chất lượng định kỳ hoặc phải có bảo hiểm máy móc, hướng dẫn sử dụng ....các doanh nghiệp lại thiếu quan tâm, cùng với đó, các dụng cụ bảo hộ cho người lao động chưa đầy đủ (áo, mũ bảo hiểm, khẩu trang, tất, dày, ủng...) hoặc không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho họ. Theo báo cáo của phòng lao động thương binh xã hội huyện Quỳ Hợp, trung bình mỗi năm trên địa bàn có từ 4-6 công nhân bị tai nạn lao động, có trung bình 2-3 người tử vong.

Học viên: Trần Mạnh Hùng

61

3.4. Tác động đến đời sống, sức khỏe cộng đồng

3.4.1. Tác động đến thu nhập của người dân và các điều kiện cơ sở hạ tầng

Ngoài số lượng công nhân đã có tay nghề sẽ có thu nhập khá cao, các công nhân mới tuyển dụng đặc biệt là nhân công địa phương sẽ có sự thay đổi lớn về mức thu nhập so với làm công việc khác trong khu vực. Mức thu nhập bình quân của các cán bộ công nhân trong ngành khoáng sản khá cao so với mức thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong số 150 hộ gia đình được hỏi, có 123 hộ có thu nhập từ hoạt động khoáng sản, với mức thu nhập bình quân 27 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân, trong số 150 hộ gia đình được hỏi, có 128 hộ cho rằng khai thác quặng thiếc làm đảo lộn cuộc sống gia đình so với trước đây (khi chưa khai thác). Nguyên nhân chính làm đảo lộn cuộc sống của họ do môi trường không khí bị ảnh hưởng do bụi.

Trong hoạt động khai thác quặng thiếc, các công trình hạ tầng cơ sở phục vụ cho công nhân và nhân dân trong vùng được xây dựng và cải tạo, nâng cấp. Lượng nước sạch cung cấp cho cán bộ công nhân viên đều đảm bảo chất lượng cho sử dụng. Hầu hết các hộ được hỏi đều cho rằng, các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn đều đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng và làm công tác từ thiện. Tuy nhiên, mức đầu tư vẫn chưa đảm bảo, nhiều tuyên đường giao thông phục vụ dân sinh chưa được nâng cấp, nhất là tại xã Châu Tiến, Châu Thành.

3.4.2. Tác động tới sức khoẻ của cộng đồng

Hoạt động khai thác đã tạo thêm công ăn việc làm cho dân cư địa phương: kinh doanh, dịch vụ, công nhân mỏ... Do vậy, đã làm tăng cường mức sống cho dân cư địa phương. Đồng thời, các chủ mỏ đã phối hợp với địa phương đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường đặc biệt là đường giao thông nối từ mỏ ra khu dân cư và các tuyến đường có phương tiện vận tải của đơn vị đi qua. Do đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế của địa phương: lưu thông hàng hoá tạo điều kiện nâng cao đời sống cho dân cư.

Tuy mức sống và điều kiện cơ sở hạ tầng được nâng lên nhưng tổng quan chất lượng cuộc sống thì không tăng nhiều nếu không có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế tai nạn giao thông trên tuyến đường vận chuyển ra nơi tiêu thụ.

Học viên: Trần Mạnh Hùng

và đất trong khu vực, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và dân cư xung quanh khu vực, đặc biệt là các hộ dân sống gần các khu vực khai thác, chế biến quặng thiếc. Hầu hết các hộ được hỏi cho rằng, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình, cụ thể ở bảng 3.20.

Bảng 3.20. Các tác nhân gây ô nhiễm ảnh hƣởng đến sinh hoạt của ngƣời dân Tên xã Bụi, khí

độc Tiếng ồn Chất thải rắn Nƣớc thải Ý kiến khác

Châu Hồng 27 14 21

Châu Tiến 9 16 17 1

Châu Quang 27 22 3 27

Châu Thành 25 24 7

Tổng 88 76 20 56

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất tại Quỳ Hợp, nhất là các xã có hoạt động khai thác quặng thiếc là tình trạng gia tăng các loại bệnh tật và giảm sút sức khỏe của cộng đồng dân cư và người lao động. Trong nhiều năm nay, hiện tượng người dân mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa... không còn xa lạ với người dân Quỳ Hợp, đặc biệt là các xã như: Châu Tiến, Châu Hồng, Châu Thành, Châu Quang,…

Sức khoẻ của cộng đồng dân cư ngoài chịu ảnh hưởng do sự ô nhiễm không khí (chủ yếu các bệnh về đường hô hấp) thì ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước cũng rất lớn. Đặc biệt là các bệnh về mắt, bệnh ngoài da, các bệnh về đường tiêu hoá. Trong tổng số 150 hộ được hỏi, số hộ có người mắc các loại bệnh được thể hiện ở bảng 3.21.

Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng tới sức khỏe cộng đồng

Tên xã Đƣờng

ruột Hô hấp Ngoài da

Bệnh về

mắt Tim mạch

Học viên: Trần Mạnh Hùng

63

Tên xã Đƣờng

ruột Hô hấp Ngoài da Bệnh về mắt Tim mạch

Châu Tiến 1 32 11 13 5

Châu Quang 2 20 13 21 5

Châu Thành 3 32 7 7 3

Tổng 10 97 51 66 15

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra

Theo thống kê của Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp, số người bị các bệnh về đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất, tập trung chủ yếu vào viêm họng, viêm xoang. Số người bị bệnh về đường tiêu hoá chiếm tỷ lệ vừa (nguyên nhân chính cũng không hẳn do nguồn nước mà là do cách ăn uống sinh hoạt thất thường của người dân). Số người bị còng lưng, trĩ, thần kinh toạ chiếm tỷ lệ thấp, đa số do làm việc quá sức, lại trong môi trường làm việc bị ô nhiễm.

Bảng 3.22. Nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt của ngƣời dân

Tên xã Sông suối Giếng đào Giếng khoan Nƣớc mƣa

Châu Hồng - 25 3 10

Châu Tiến 7 18 2 10

Châu Quang - 25 5 8

Châu Thành 9 20 - 8

Tổng 16 88 10 36

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Từ bảng 3.22 cho thấy, có 134 hộ đã đào, khoan giếng và xây bể chứa nước mưa để lấy nước phục vụ sinh hoạt (có 88 hộ dùng giếng đào, 10 hộ dùng giếng khoan, 36 hộ dùng bể chưa nước mưa).

Tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khoáng sản đang ngày càng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của công đồng, nhiều hộ gia đình (80/150 được hỏi) phải chi trả thêm nhiều khoản chi phí phát sinh do tình trạng ô nhiễm môi trường nguồn nước. Qua khảo sát tại các hộ ở các xã Châu Tiến, Châu Hồng, Châu Thành,

Học viên: Trần Mạnh Hùng

Châu Quang có trên 50% số hộ mua các thiết bị lọc nước để dùng cho việc đun nấu và nước uống, còn nước sinh hoạt như tắm, rửa, giặt rũ… thì dùng nước giếng đào, giếng khoan hoặc nước mưa. Một số hộ gia đình (chủ yếu là hộ khá giả) mua nước tinh khiết đóng bình để uống với giá trung bình từ 15.000đ - 30.000đ/1bình nước 20 lít, còn nước đun nấu thì lọc bằng các máy lọc RO mua trong nước hoặc của Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc với giá trung bình 3-5triệu đồng/máy.

Như vậy, nếu bình thường tại các khu vực khác, người dân không mất thêm chi phí để mua các thiết bị lọc và mua nước để dùng vào việc đun nấu, thì tại khu vực Quỳ Hợp, đặc biệt là những xã có hoạt động khai thác quặng thiếc thì người dân đã tốn một phần lớn chi phí cho những khoản này.

3.5. Tác động đến sản xuất nông nghiệp

3.5.1. Tác động đến diện tích gieo trồng và số lượng gia súc gia cầm

3.5.1.1. Về trồng trọt:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô (Trang 69)