Giảm thiểu tác động của bụi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô (Trang 85 - 87)

a) Giảm thiểu tác động đối với hoạt động khai thác có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

+ Đối với công đoạn khoan:

Sử dụng công nghệ khoan ướt thay cho công nghệ khoan khô bằng máy khoan xoay cầu, dùng hỗn hợp nước, khí để dập bụi khoan, hạn chế tối đa khả năng sinh bụi. Khi dùng máy khoan xoay cầu, dùng hộp chắn chụp lấy miệng khoan để làm cho bụi phôi khoan lắng đọng xuống, hạn chế phát tán bụi trong không khí.

Học viên: Trần Mạnh Hùng

+ Đối với công đoạn nổ mìn:

- Trong quá trình nổ mìn, các cơ sở khai thác cần tuyệt đối tuân thủ theo Quy chuẩn 02:2008/BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp.

- Thực hiện nghiêm chỉnh quy định về nổ mìn; Sử dụng thuốc nổ và công nghệ nổ mìn theo đúng quy định.

- Áp dụng triệt để phương pháp nổ mìn vi sai từng lỗ với sơ đồ đấu nối thích hợp nhằm hạn chế lượng thuốc nổ đồng thời, từ đó giảm lượng bụi tạo ra cũng như tiếng ồn, sóng không khí và chấn động đất.

- Sử dụng thuốc nổ cho từng lỗ khoan phải phù hợp với đặc tính của chúng nhằm giảm ô nhiễm không khí cũng như nâng cao chất lượng nổ mìn. Ngoài ra, cần nổ mìn vào thời điểm cường độ hoạt động mỏ là thấp nhất, vào thời gian từ 11h00 - 11h30 trưa hoặc từ 16h00 - 16h30 chiều (thời gian nghỉ giao ca của công nhân) để hạn chế lượng bụi và khí độc phát tán vào không khí.

b) Giảm thiểu bụi phát sinh trong vận tải, đổ đất đá thải tại bãi thải.

Để giảm thiểu bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển quặng từ khai trường đến khu sàng tuyển và đất đá thải ra bãi thải, các đơn vị cần áp dụng các giải pháp:

- Phun tưới nước trên đường vận chuyển, tại khu vực bốc xúc, đổ thải (tưới nước 2 - 3 lần/ ngày) để dập bụi.

- Bố trí lịch vận chuyển hợp lý sao cho mật độ xe chạy không quá dày đặc trong cùng một thời điểm.

- Đảm bảo các quy định đối với phương tiện chở các vật liệu rời: phủ kín bạt, chạy đúng tốc độ, đúng thời gian.

- Khu vực đổ thải, khi không diễn ra hoạt động đổ thải thì phải san gạt, lu, lèn đảm bảo ổn định bờ thải. Trồng cây xanh và trồng cỏ trên các bờ dốc ta luy đã san gạt.

- Ngoài các biện pháp trên, cần tiến hành trồng cây xanh bao quanh ranh giới mỏ (đặc biệt là phía giáp đường tỉnh lộ), trên mặt bằng sân công nghiệp để giảm thiểu bụi và tiếng ồn ảnh hưởng tới khu dân cư, đồng thời tạo cảnh quan cho nơi làm việc của cán bộ, công nhân viên của mỏ.

Học viên: Trần Mạnh Hùng

75

c) Giảm thiểu tác động của khí thải

Khí thải phát sinh trong khai thác, sàng tuyển, vận chuyển và đổ thải cần phải được hạn chế theo giải pháp sau:

- Phải sử dụng xe vẫn còn niên hạn, đã được đăng kiểm theo tiêu chuẩn về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Không chở quá tải trọng quy định;

- Thường xuyên bảo dưỡng phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị khai thác ở điều kiện tốt nhất.

- Điều độ khai thác, chế biến phù hợp, không để tập trung quá nhiều xe hoạt động cùng một thời điểm trong khu vực mỏ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô (Trang 85 - 87)