a) Tác động đến an ninh xã hội
Hoạt động khoáng sản thường xảy ra tình trạng xung đột, tranh chấp mỏ… gây mất an ninh, trật tự tại khu vực mỏ. Ở các mỏ xung đột, tranh chấp thường xuyên xảy ra, thường là xung đột giữa các chủ mỏ trong tranh chấp khu vực khai thác, xung đột giữa chủ mỏ và người lao động, giữa những người lao động với nhau, tranh chấp giữa người dân với các xưởng khai thác trong lấn chiếm đất của người dân. Những xung đột này đã và đang trở thành nguyên nhân gây mất ổn định xã hội tại các mỏ. Mặt khác, các xung đột trên khi không được giải quyết triệt để dẫn đến việc kiện cáo của người dân ngày càng tăng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến an ninh xã hội.
b) Tác động đến tệ nạn xã hội và an toàn lao động
Hoạt động khai thác khoáng sản thường thu hút rất nhiều lao động đến từ nhiều vùng khác nhau làm tăng dân số cơ học, chủ yếu là người lao động phổ thông, không qua đào tạo, trình độ thấp kém, thiếu tính công nghiệp. Tại khu vực khai thác quặng thiếc thường xảy ra các tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, mại dâm, HIV đặc biệt là các xã Châu Hồng, Châu Tiến. Theo số liệu của phòng Công an huyện cung cấp, mỗi năm tại xã Châu Hồng có từ 2 - 3 người chết do bệnh HIV và cụ thể năm 2015 có 5 người chết.
Trong hoạt động khai thác quặng thiếc người lao động luôn phải tiếp xúc với môi trường làm việc nguy hiểm (hầm mỏ, núi cao, vực thẳm...), với việc sử dụng các loại vật liệu nổ công nghiệp có nguy cơ đến tính mạng con người (chất nổ trong khai thác quặng thiếc); các loại máy móc phục vụ cho hoạt động khai thác, chế biến thuộc diện phải kiểm định chất lượng định kỳ hoặc phải có bảo hiểm máy móc, hướng dẫn sử dụng ....các doanh nghiệp lại thiếu quan tâm, cùng với đó, các dụng cụ bảo hộ cho người lao động chưa đầy đủ (áo, mũ bảo hiểm, khẩu trang, tất, dày, ủng...) hoặc không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho họ. Theo báo cáo của phòng lao động thương binh xã hội huyện Quỳ Hợp, trung bình mỗi năm trên địa bàn có từ 4-6 công nhân bị tai nạn lao động, có trung bình 2-3 người tử vong.
Học viên: Trần Mạnh Hùng
61