a) Tác động do nổ mìn:
Việc khoan các lỗ mìn bằng thiết bị khoan đã phát sinh lượng bụi làm ảnh hưởng tới công nhân khoan. Nổ mìn làm tơi đất đá là hoạt động không thể thiếu trong khai thác quặng thiếc. Hoạt động này tạo ra lượng bụi lớn, do khi nổ mìn các bãi mìn lớn làm tơi đất đá chuẩn bị cho công tác bốc xúc. Tải lượng bụi phát sinh 989 5.750 kg/năm. Tuy nhiên, bụi phát sinh do nổ mìn chỉ cao tức thời. Sự lan toả nhiều hay ít phụ thuộc cường độ gió và địa hình nơi tiến hành nổ mìn, nhưng phần lớn sẽ được lắng xuống sau nửa giờ. Do vậy, ảnh hưởng của bụi tới môi trường không khí xung quanh chỉ mang tính tức thời và phạm vi hẹp, lân cận khu vực nổ mìn trong bán kính 150 300m (trong khai trường).
b) Bụi do xúc bốc, vận chuyển đất đá thải
Lượng bụi phát sinh do quá trình xúc bốc, vận chuyển đất đá thải và đổ thải là: 125.418,34 kg/năm. Tuyến đường vận chuyển đất đá thải từ khai trường đến bãi thải là đường nội mỏ, không có dân cư sinh sống. Do vậy, tác động của bụi phát sinh do hoạt động vận tải ít gây hưởng tới dân cư, chỉ làm tăng cao hàm lượng bụi trong môi trường không khí xung quanh tuyến đường, gây ô nhiễm không khí cục bộ.
Học viên: Trần Mạnh Hùng
47
c) Tác động do bụi phát sinh tại khu vực bãi thải
Tại các sườn bãi thải nằm ở vị trí cao, với đất đá bở dời sẽ sản sinh bụi thường xuyên khi có gió, và đưa bụi bay xa theo gió mạnh. Tuy nhiên, các bãi thải khai thác quặng thiếc tại Quỳ Hợp chủ yếu là bãi thải trong nên ảnh hưởng do bụi từ quá trình đổ thải đến khu dân cư rất hạn chế, khó phát tán bụi ra môi trường xung quanh và cách xa khu dân cư trên 1km.
d) Tác động của các hơi khí
Các hoạt động của các động cơ đốt trong và các phương tiện trên mặt bằng sẽ làm phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường. Lượng các chất khí SO2, NO2, CO, VOC phát sinh trong quá trình khai thác là 6.096,67kg/năm. Những khí này không những gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân như gây ra các bệnh nghề nghiệp về tai, mũi, họng mà còn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và ảnh hưởng đến các công trình công cộng.
e) Tác động của tiếng ồn
Trong khai thác, tiếng ồn phát sinh chủ yếu do hoạt động nổ mìn và khoan; hoạt động của các thiết bị vận tải, máy móc san gạt, thiết bị sàng tuyển. Tiếng ồn là tập hợp của các âm thanh có cường độ và tần suất khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn có tác động xấu và nguy hiểm là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là bộ phận thính giác.
Bảng 3.10. Ý kiến của nhân dân về biểu hiện ô nhiễm không khí do bụi, khí độc
Tên xã Ô nhiễm do bụi Ô nhễm do khí độc Không bị ô nhiễm Ý kiến khác Châu Hồng 16 18 13 - Châu Tiến 4 - 33 - Châu Quang 36 2 - - Châu Thành 37 - - - Tổng 93 20 46 -
Học viên: Trần Mạnh Hùng
Từ kết quả tổng hợp ở bảng 3.10 cho thấy, trong tổng số 150 hộ được hỏi, có 93 hộ (chiếm 62%) cho rằng môi trường không khí xung quanh ô nhiễm do bụi; 20 hộ cho rằng ô nhiễm do khí độc; 46 hộ cho rằng không bị ô nhiễm. Nguyên nhân do các xe tải vận tải đất đá và nguyên vật liệu chạy qua, phản ánh nhiều nhất là các hộ dân tại xã Châu Hồng, Châu Quang, Châu Thành.
Trong 150 hộ được hỏi, có 111 hộ cho rằng gia đình bị tác động, 39 hộ cho rằng không bị tác động bởi tiếng ồn.
Bảng 3.11. Ý kiến của nhân dân về tác động của tiếng ồn, bụi, khí độc Tên xã Rất nghiêm trọng Nghiêm trọng Ít ảnh hƣởng Ý kiến khác Châu Hồng 9 12 16 - Châu Tiến - 13 14 10 Châu Quang 9 24 5 - Châu Thành 5 28 5 - Tổng 23 77 40 10
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Từ kết quả tổng hợp ở bảng 3.11 cho thấy, trong tổng số 150 hộ được hỏi, có 23 hộ (chiếm 62%) cho rằng tác động rất nghiêm trọng do tiếng ồn, bụi, khí độc; 77 hộ cho rằng nghiêm trọng; 40 hộ cho rằng ít ảnh hưởng. Nguyên nhân do các xe tải vận tải đất đá và nguyên vật liệu chạy qua, phản ánh nhiều nhất là các hộ dân tại xã Châu Quang, Châu Thành.
Như vậy, hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí, tiếng ồn ở khu vực khai thai thác quặng thiếc đã tác động đến đời sống, sinh hoạt của người dân gần khu vực khai thác. Điều này phù hợp với kết quả đánh giá trên.