Ảnh hưởng do bụi, khí độc gây ra đối với môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô (Trang 26 - 28)

Đối với thực vật, bụi tích tụ trên lá cây làm giảm khả năng quang hợp, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Đối với sức khoẻ con người, bụi gây các bệnh về phổi, đường hô hấp và tiêu hóa. Đối với các công trình xây dựng, thiết bị, máy móc thì khi bụi bám vào bề mặt của vật liệu sẽ gây các phản ứng hoá học, làm xuống cấp chất lượng của các công trình, máy móc.

Bụi ở trong không khí là những hạt nhỏ hơn 5m có thể vào tận phế nang của phổi. Bụi gây ra một số bệnh như:

Bệnh bụi phổi: Bệnh này gây ra do người hít thở phải bụi đá. Nếu tiếp xúc với bụi mỏ trong một thời gian dài sẽ bị xơ phổi, suy giảm các chức năng hô hấp.

Bệnh về đường hô hấp: Tuỳ theo nguồn gốc của các loại bụi mà gây ra bệnh viêm mũi, họng, phế quản. Bụi vô cơ rắn, có cạnh góc sắc nhọn, lúc đầu thường gây ra viêm mũi làm cho niêm mạc dày lên, tiết nhiều niêm dịch hít thở khó. Sau nhiều năm chuyển thành bệnh viêm mui teo, giảm chức năng lọc giữ bụi của mũi, gây ra bệnh bụi phổ.

15

Bệnh ở đường tiêu hoá: Bụi mỏ có kích thước lớn, có cạnh sắc đi vào dạ dày gây viêm niêm mạc dạ dầy, rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra có thể gây ra bệnh thiếu máu, giảm hồng cầu và gây rối loạn thận.

Một trong những chất gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực mỏ nói chung là khí độc hại (SO2, NO2, CO…). Những khí này thường gây ra bệnh về đường hô hấp và thần kinh.

- Khi thở phải khí SO2, thậm chí cả ở nồng độ thấp đôi lúc có thể gây co thắt các loại sợi cơ thẳng của phế quản. Còn với nồng độ cao gây gia tăng tiết nhầy ở thành đường hô hấp trên. Khí SO2 với nồng độ 3ppm bắt đầu gây kích thích, cáu gắt, ở nồng độ cao SO2 có thể gây tử vong.

- Đặc biệt khí CO gây tác hại rất mạnh đến cơ thể khi hít phải. Chúng có khả năng tạo nên một hợp chất bền vững với Hemoglobin (Hb), chất này có khả năng kết hợp với O2 để vận chuyển oxy vào cơ thể. Sự kết hợp chặt chẽ của CO với một lượng lớn Hb dẫn đến làm giảm Hb trong máu và từ đó làm giảm lượng oxy cung cấp cho các tổ chức của cơ thể. Tuỳ thuộc vào lượng HbCO mà gây ra cho cơ thể các bệnh hô hấp nặng, đau đầu làm yếu cơ bắp, buồn nôn, loá mắt, nói líu lưỡi, co giật, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.

- Với khí NO2 ở nồng độ 5ppm cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới bộ máy hô hấp. Khi tiếp xúc với NO ở nồng độ 15  50ppm trong vài giờ sẽ gây nguy hiểm đến phổi, tim, gan, còn với nồng độ 100ppm và thời gian tiếp xúc 1 phút thì NO2 có thể gây tử vong cho người.

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)