So sánh năng suất lúa tại các xã trên địa bàn Quỳ Hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô (Trang 81)

Để thấy rõ hơn tác động của việc khai thác quặng thiếc đến năng suất cây trồng, đề tài tiến hành so sánh năng suất lúa của 4 xã có hoạt động khai thác quặng thiếc (Châu Tiến, Châu Hồng, Châu Thành, Châu Quang) với 4 xã không có hoạt động khai thác quặng thiếc (Minh Hợp, Nghĩa Xuân, Đồng Hợp, Tam Hợp). Năng suất lúa bình quân qua các năm 2012 - 2014 tại các xã được thể hiện qua bảng 3.18.

Bảng 3.25. Năng suất lúa bình quân theo xã qua các năm 2012 - 2014

TT Diễn giải Năm 2012 (tạ/ha) Năm 2013 (tạ/ha) Năm 2014 (tạ/ha) So sánh

13/12 14/13 BQ A Xã có hoạt động khai thác quặng thiếc 47,7 44,96 44,76 94,26 99,56 96,91 1 Châu Thành 43,5 42,7 42,3 98,16 99,06 98,61 2 Châu Tiến 47,4 46,8 47,2 98,73 100,85 99,79 3 Châu Hồng 41,9 41,2 40,3 98,33 97,82 98,07 4 Châu Quang 51,5 50,2 50,6 97,48 100,80 99,14 B Xã không có hoạt động khai thác quặng thiếc 51,67 56,23 57,78 108,83 102,76 105.79 1 Minh Hợp 52,8 57,9 58,1 109,66 100,35 105,00 2 Nghĩa Xuân 52,9 58,2 59,3 110,02 101,89 105,95 3 Đồng Hợp 54,7 58,3 60,5 106,58 103,77 105,18 4 Tam Hợp 46,3 50,5 53,2 109,07 105,34 107,21 C = B - A 3,97 11,27 13,02 14,57 3,20 8,89

Năng suất lúa bình quân qua 3 năm 2012 - 2014 của các xã có hoạt động khai thác quặng thiếc có xu hướng giảm mạnh và thấp hơn năng suất lúa bình quân của các xã không có hoạt động khai thác quặng thiếc. Qua 3 năm 2012 - 2014 năng suất lúa bình quân của các xã có hoạt động khai thác quặng thiếc giảm 3,09%/năm; trong khí đó tại các xã không có hoạt động khai thác than năng suất lúa bình quân 3 năm tăng 5,79%/năm. Tại các xã có hoạt động khai thác quặng thiếc nắng suất lúa bình quân năm 2014 của xã cao nhất chỉ đạt 50,6 tạ/ha (xã Châu Quang), xã có năng suất thấp nhất là Châu Hồng, chỉ đạt 40,3 tạ/ha, đây là xã có hoạt động khai thác quặng thiếc mạnh nhất và cũng là xã bị ảnh hưởng từ hoạt động khai thác thiếc nhất. Trong khi đó tại các xã không có hoạt động khai thác thiếc năng suất lúa bình quân năm

Học viên: Trần Mạnh Hùng

2014 của xã thấp nhất cũng đạt 53,2 tạ/ha (xã Tam Hợp), xã có năng suất cao nhất đạt 60,5 tạ/ha (xã Đồng Hợp), cao hơn nhiều so với các xã có hoạt động khai thác thiếc. Năng suất lúa bình quân tính cho các xã có hoạt động khai thác thiếc qua các năm đều thấp hơn so với các xã không có hoạt động khai thác thiếc, năm 2012 thấp hơn 3,97 tạ/ha, năm 2013 thấp hơn 11,27 tạ/ha, và cao nhất là năm 2014 thấp hơn 13,02 tạ/ha. Chênh lệch về năng suất lúa bình quân tại các xã này ngày càng gia tăng là do tại các xã không có hoạt động khai thác thiếc đã triển khai đưa các giống lúa lai có năng suất cao vào sản xuất và cho kết quả tốt, trong khi đó tại các xã có hoạt động khai thác thiếc do môi trường ô nhiễm nặng hơn nên việc đưa các giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất đa số đều cho kết quả không cao, một số lúa bị thối rễ cho năng suất thấp, như tại xã Châu Thành, Châu Quang.

Đánh giá chung về tác động của việc khai thác quặng thiếc tới sản xuất nông nghiệp:

Hoạt động khai thác quặng thiếc đã tác động đến môi trường đất, nước, không khí, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Quỳ Hợp; đã làm giảm diện tích canh tác, diện tích gieo trồng và làm giảm hệ số sử dụng đất. Tác động của việc khai thác quặng thiếc đã làm cho năng suất nông nghiệp thấp, hầu hết các loại cây trồng của huyện đều có năng suất bình quân thấp hơn hoặc thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân của tỉnh Nghệ An. Như vậy, nếu tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác quặng thiếc tại huyện Quỳ Hợp không được cải thiện và giảm thiểu thì sẽ gây tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng dân cư.

Học viên: Trần Mạnh Hùng

71

CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC QUẶNG THIẾC

Kết quả nghiên cứu đánh giá tác động môi trường do hoạt động khai thác quặng thiếc tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An cho thấy:

Hoạt động khai thác quặng thiếc ở Quỳ Hợp đã được chú trọng đầu tư về quy mô, nguồn vốn, khoa học - công nghệ với số lượng các đơn vị khai thác ngày càng gia tăng. Khai thác quặng thiếc đã góp phần thúc đấy ngành Công nghiệp - Dịch vụ thương mại của huyện ngày càng phát triển, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo ra bộ mặt mới cho huyện. Tuy nhiên, hoạt động khai thác quặng thiếc tại Quỳ Hợp làm cho môi trường không khí có dấu hiệu bị ô nhiễ m, nhất là bụi, tiếng ồn; Nước thải sản xuất có hàm lượng cặn lơ lửng, kim loại nặng vượt tiêu chuẩn cho phép; Nước mặt suối Nậm Huống và Na Hiêng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi cặn lơ lửng, kim loại nặng. Hoạt động khai thác quặng thiếc cũng đã làm thay đổi địa hình, mất cảnh quan, mất đa dạng sinh học… Môi trường đất ở một số khu vực khai thác đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi As, Zn.

Hoạt động khai thác quặng thiếc đã gây tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và sức khoẻ của nhân dân trong khu vực. Trong 3 năm (2012 - 2013), diện tích đất sản xuất nông trong 3 năm 2012 - 2014 giảm 797 ha, hệ số sử dụng đất giảm từ 1,23 lần xuống 1,20; tổng đàn bò giảm 13,12%, đàn trâu giảm 12,66%; đàn lợn giảm 3,75%.

Năng xuất cây trồng bình quân hàng năm của các xã có khai thác quặng thiếc thấp hơn so với các xã không có khoáng sản và thấp hơn bình quân của tỉnh. Tỷ lệ người dân mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá, ngoài ra ngày càng tăng, cao nhất là bệnh về đường hô hấp.

Những năm qua, nhân dân và chính quyền huyện đã dành sự quan tâm to lớn cho hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường, đã có những giải pháp hạn chế đến mức thấp nhất khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an ninh xã hội, đe doạ sự phát triển của huyện cũng như hạn chế những lợi ích về kinh tế - xã hội mà khoáng sản đem lại.

Từ kết quả trên, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác quặng thiếc ở Quỳ Hợp như sau:

Học viên: Trần Mạnh Hùng 4.1. Nâng cao nhận thức

4.1.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Đối với chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, môi trường, đất đai, tài nguyên nước cho cơ quan quản lý các cấp; các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản và nhân dân trong vùng có tài nguyên khoáng sản. Công tác tuyên truyền cần thực hiện tốt các nội dung:

- Nội dung tuyên truyền, giáo dục cần tập trung vào Các văn bản pháp luật như: Luật khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường, Luật đất đai, Luật Tài nguyên nước… và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật của Chính phủ, Bộ TNMT, UBND tỉnh và các ngành liên quan.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như: Tập huấn nghiệp vụ; tuyên truyền qua báo chí, đài phát thanh truyền hình; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật; tổ chức cuộc thi tìm hiểu về pháp luật; sân khấu hóa…

- Tiến hành phân loại đối tượng để tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp. Cụ thể, chia thành các nhóm đối tượng: Nhóm cán bộ quản lý ở các cấp, các ngành; nhóm các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản; nhóm nhân dân vùng có khoáng sản…

- Phương pháp tuyên truyền phải phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, sống ở vùng sâu, vùng xa.

- In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở khu vực công cộng, trên các tuyến đường chính của xã, các khu vực khai thác khoáng sản.

4.1.2. Nâng cao trình độ, mở rộng sự giám sát của người dân

Đồng bào sinh sống trên địa bàn huyện Quỳ Hợp chủ yếu là dân tộc Thanh, Thổ, Thái, trình độ dân trí thấp. Vì vậy, Chính quyền địa phương cần phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho người dân trong huyện. Khi đó họ sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa được cấp, hạn chế hơn việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, hoạt động khai thác khoáng sản.

Các cơ sở khai thác quặng thiếc chủ yếu là người địa phương, trình độ tiếp cận khoa học kỹ thuật vào khai thác khoáng sản còn hạn chế; Phương tiện, thiết bị và công nghệ khai thác còn thủ công, lạc hậu. Do vậy, Cần xây dựng và phổ biến các

Học viên: Trần Mạnh Hùng

73

mô hình công nghệ thiết bị khai thác hợp lý để tận thu triệt để khoáng sản thiếc, tránh gay lãng phí tài nguyên, suy thoái môi trường.

Cùng với việc nâng cao trình độ dân trí của người dân, cần có sự giám sát của nhân dân đối với công tác quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức. Việc giám sát của người dân sẽ tăng tính minh bạch, công khai trong công tác QLNN ở huyện nói chung và quản lý hoạt động khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường nói riêng. Giám sát của người dân theo hình thức: Tiếp nhận và tiếp thu ý kiến của người dân; giải quyết nhanh, gọn các khiếu nại, tố cáo của người dân đối với các vi phạm của đơn vị khai thác khoáng sản và cơ quan QLNN về tài nguyên khoáng sản…

4.2. Giải pháp về thiết bị, khoa học công nghệ:

Để thực hiện khai thác, chế biến quặng thiếc hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các cơ sở khai thác quặng thiếc cần thực hiện các nội dung sau:

- Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để cải tạo, đổi mới công nghệ và thiết bị khai thác nhằm mục đích tận thu tài nguyên, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu ứng dụng hoặc nhập công nghệ tiên tiến, thiết bị hợp lý, thân thiện môi trường để chế biến sâu và sản xuất các sản phẩm khoáng sản có chất lượng và giá trị tăng cao, có nhu cầu sử dụng trong nước và thị trường xuất khẩu.

- Đẩy mạnh việc tái chế và sử dụng các phế thải để vừa tận dụng tài nguyên, vừa giảm thiểu tải lượng và tác động môi trường.

4.3. Giải pháp kỹ thuật:

4.3.1. Giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

4.3.1.1. Giảm thiểu tác động của bụi

a) Giảm thiểu tác động đối với hoạt động khai thác có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

+ Đối với công đoạn khoan:

Sử dụng công nghệ khoan ướt thay cho công nghệ khoan khô bằng máy khoan xoay cầu, dùng hỗn hợp nước, khí để dập bụi khoan, hạn chế tối đa khả năng sinh bụi. Khi dùng máy khoan xoay cầu, dùng hộp chắn chụp lấy miệng khoan để làm cho bụi phôi khoan lắng đọng xuống, hạn chế phát tán bụi trong không khí.

Học viên: Trần Mạnh Hùng

+ Đối với công đoạn nổ mìn:

- Trong quá trình nổ mìn, các cơ sở khai thác cần tuyệt đối tuân thủ theo Quy chuẩn 02:2008/BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp.

- Thực hiện nghiêm chỉnh quy định về nổ mìn; Sử dụng thuốc nổ và công nghệ nổ mìn theo đúng quy định.

- Áp dụng triệt để phương pháp nổ mìn vi sai từng lỗ với sơ đồ đấu nối thích hợp nhằm hạn chế lượng thuốc nổ đồng thời, từ đó giảm lượng bụi tạo ra cũng như tiếng ồn, sóng không khí và chấn động đất.

- Sử dụng thuốc nổ cho từng lỗ khoan phải phù hợp với đặc tính của chúng nhằm giảm ô nhiễm không khí cũng như nâng cao chất lượng nổ mìn. Ngoài ra, cần nổ mìn vào thời điểm cường độ hoạt động mỏ là thấp nhất, vào thời gian từ 11h00 - 11h30 trưa hoặc từ 16h00 - 16h30 chiều (thời gian nghỉ giao ca của công nhân) để hạn chế lượng bụi và khí độc phát tán vào không khí.

b) Giảm thiểu bụi phát sinh trong vận tải, đổ đất đá thải tại bãi thải.

Để giảm thiểu bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển quặng từ khai trường đến khu sàng tuyển và đất đá thải ra bãi thải, các đơn vị cần áp dụng các giải pháp:

- Phun tưới nước trên đường vận chuyển, tại khu vực bốc xúc, đổ thải (tưới nước 2 - 3 lần/ ngày) để dập bụi.

- Bố trí lịch vận chuyển hợp lý sao cho mật độ xe chạy không quá dày đặc trong cùng một thời điểm.

- Đảm bảo các quy định đối với phương tiện chở các vật liệu rời: phủ kín bạt, chạy đúng tốc độ, đúng thời gian.

- Khu vực đổ thải, khi không diễn ra hoạt động đổ thải thì phải san gạt, lu, lèn đảm bảo ổn định bờ thải. Trồng cây xanh và trồng cỏ trên các bờ dốc ta luy đã san gạt.

- Ngoài các biện pháp trên, cần tiến hành trồng cây xanh bao quanh ranh giới mỏ (đặc biệt là phía giáp đường tỉnh lộ), trên mặt bằng sân công nghiệp để giảm thiểu bụi và tiếng ồn ảnh hưởng tới khu dân cư, đồng thời tạo cảnh quan cho nơi làm việc của cán bộ, công nhân viên của mỏ.

Học viên: Trần Mạnh Hùng

75

c) Giảm thiểu tác động của khí thải

Khí thải phát sinh trong khai thác, sàng tuyển, vận chuyển và đổ thải cần phải được hạn chế theo giải pháp sau:

- Phải sử dụng xe vẫn còn niên hạn, đã được đăng kiểm theo tiêu chuẩn về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Không chở quá tải trọng quy định;

- Thường xuyên bảo dưỡng phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị khai thác ở điều kiện tốt nhất.

- Điều độ khai thác, chế biến phù hợp, không để tập trung quá nhiều xe hoạt động cùng một thời điểm trong khu vực mỏ.

4.3.1.2. Giảm thiểu tác động của tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh chủ yếu do hoạt động của các phương tiện, máy móc, hoạt động nghiền, sàng tuyển và nổ mìn. Để giảm thiểu, các cơ sở khai thác cần thực hiện các biện pháp:

a) Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn do khoan.

- Máy khoan sử dụng là máy có đường kính và hệ số phá đá phù hợp; Máy phải có van để đảm bảo áp xuất khí nén không vượt quá áp suất cho phép. Chế độ bôi trơn, bảo quản máy khoan phải đúng quy trình kỹ thuật.

- Công nhân khoan có chứng chỉ khoan - nổ mìn, được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, dây an toàn...

b) Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn do nổ mìn.

- Nổ mìn phải đúng hộ chiếu.

- Tuân theo đúng quy trình, quy phạm về “An toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy Vật liệu nổ công nghiệp”.

- Áp dụng triệt để phương pháp nổ mìn vi sai từng lỗ với sơ đồ đấu nối thích hợp nhằm hạn chế lượng thuốc nổ đồng thời để giảm lượng bụi tạo ra cũng như tiếng ồn, sóng không khí và chấn động đất.

c) Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn do bốc xúc, vận chuyển.

- Phương tiện bốc xúc, vận chuyển phải trang bị thiết bị chống ồn chuyên dụng. - Buồng lái xe phải có cửa kính đảm bảo kín.

Học viên: Trần Mạnh Hùng

- Chạy đúng tốc độ và trọng tải quy định.

- Sử dụng xe và các máy móc, thiết bị phải được đăng kiểm và còn hạn sử dụng; thường xuyên bảo dưỡng định kỳ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô (Trang 81)