Vai trò của doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 37 - 39)

2013 và COSO 2016

2.1.2Vai trò của doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Cùng với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh, Bình Định là 1 trong 4 trung tâm chế biến đồ gỗ và lâm sản quy mô lớn hàng đầu cả nước. Trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Bình Định đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, trở thành ngành công nghiệp chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu các ngành công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Nhờ chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân cùng tham gia trồng rừng như dự án WB3 do Ngân hàng thế giới cho vay ưu đãi với diện tích 24.400 ha, dự án khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững

(dự án KFW6) do Ngân hàng Tái thiết Đức tài trợ không hoàn lại cho các hộ gia đình, cá nhân trồng rừng sản xuất với diện tích 8.000 ha, dự án trồng rừng nguyên liệu gỗ và giấy 15.000 ha do các doanh nghiệp lâm nghiệp đầu tư và thực hiện, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Trung ương... qua đó, Bình Định đã nâng độ che phủ của rừng trên địa bàn toàn tỉnh từ 32,9% năm 2010 lên 45,8% năm 2019, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng liên tục qua các năm. Hiện nay, tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trên 384.000 ha, riêng diện tích đất lâm nghiệp sản xuất trên 155.700 ha... góp phần cung cấp một phần nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ và lâm sản xuất khẩu. Với nguồn nhân lực dồi dào, Bình Định đã tận dụng tốt đội ngũ làm nghề mộc lâu đời tại địa phương, cùng với chính sách mở cửa và tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư của tỉnh đã tạo tiền đề thu hút nhiều dự án sản xuất đồ gỗ và lâm sản với tốc độ doanh nghiệp thành lập mới trung bình tăng 20%/năm, tạo nền tảng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản của Bình Định phát triển.

Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 171 doanh nghiệp và cơ sở chế biến gỗ và lâm sản, chủ yếu tập trung tại các khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ và các cụm công nghiệp (96 doanh nghiệp trong khu công nghiệp, 75 doanh

nghiệp trong cụm công nghiệp) với tổng diện tích trên 400 ha. Trong đó có trên

150 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng công suất thiết kế đạt 345.000 m3 tinh chế/năm, tổng vốn đầu tư TSCĐ khoảng 2.000 tỷ đồng, vốn lưu động khoảng 5.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm trên 35.000 lao động, mức thu nhập bình quân năm 2019 khoảng 2,8-3,0 triệu đồng/người/tháng. Bình quân hằng năm giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 45% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân sản phẩm gỗ và lâm sản giai đoạn 2015 - 2019 đạt 14%/năm; đến năm 2019 sản xuất đạt 12,8 triệu sản phẩm. Kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 - 2019 đạt 12%/năm; đến năm 2019 đạt 240 triệu USD và dự kiến năm 2020 đạt 250 triệu USD. Về thị trường, sản phẩm đồ gỗ Bình Định đã xuất khẩu trực tiếp qua 5 châu lục trên 70 quốc

gia và vùng lãnh thổ, phần lớn là xuất khẩu sang châu Âu (chiếm 82%), Châu Đại Dương (7,7%), Châu Mỹ (5%), Châu Á (5%) và Châu Phi. Thị trường nhập khẩu gỗ chủ yếu Malaysia, Myanma, Lào, Trung Quốc (Châu Á), UruGuay, Canada, Braxin (Châu Mỹ); Nam Phi và New Zealand, hàng năm đáp ứng trên 80% nguyên liệu cho sản xuất...

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 37 - 39)