Số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 36 - 37)

2013 và COSO 2016

2.1.1Số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Bình Định là tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 13030’ đến 14042’ vĩ độ Bắc và từ 108035’ đến 109018’ kinh độ Đông. Chiều dài Bắc - Nam của tỉnh 110 km và chiều ngang Đông - Tây chỗ rộng nhất là 60 km. Ranh giới Bình Định với các tỉnh xung quanh đều có các đèo ngăn cách. Đèo Bình Đê ở phía bắc là ranh giới giữa Bình Định với Quảng Ngãi, đèo Cù Mông ở phía nam là ranh giới với Phú Yên, đèo An Khê ở phía tây là ranh giới với Gia Lai. Phía đông tiếp giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 134 km, có vùng lãnh hải 2.500 km2 với vùng đặc quyền kinh tế 40.000 km2.

Bình Định có mạng lưới giao thông thuận lợi, với đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Bình Định là đầu mối phía đông của đường 19 (hành lang Đông - Tây) và là con đường ngang nối giữa duyên hải với Tây Nguyên tốt nhất có thể đáp ứng vận chuyển của ô tô vận tải container từ cảng Quy Nhơn qua các cửa khẩu quốc tế như Đức Cơ, Bờ Y, và vùng biên giới ba nước Việt Nam – Lào - Campuchia. Bình Định còn có hệ thống cảng biển Quy Nhơn và tương lai gần có cảng Nhơn Hội tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển trao đổi hàng hóa trong nước và quốc tế. Đây là cửa

ngõ hướng biển của Tây Nguyên, Lào, Campuchia và các tỉnh đông bắc Thái Lan. Bên cạnh, từ năm 2009 sân bay Phù Cát được nâng cấp với các đường bay nối Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh giúp Bình Định thông thương dễ dàng với hai đầu đất nước.

Những năm qua, nhờ có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, giao thông thuận tiện, tỉnh Bình Định đã thu hút nhiều dự án sản xuất đồ gỗ, tốc độ doanh nghiệp mới thành lập trung bình hàng năm tăng 21,3%/năm. Đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 171 doanh nghiệp hoạt động sản xuất chế biến sản phẩm gỗvà lâm sản, số còn lại là các cơ sở nhỏ, trong đó có 110 doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, với năng lực trên 22.000 container 40 feet/năm (năng lực trung bình mỗi doanh nghiệp là 200 container/năm), thu hút một lượng lao động trên 35.000 người, chủ yếu tập trung tại các cụm công nghiệp và các khu công nghiệp lớn (như Khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ).

Doanh nghiệp Bình Định tiếp cận và áp dụng công nghệ chế biến, quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000 hoặc 2008; thực hiện quy trình quản lý Chuỗi hành trình CoC FSC (đã có trên 80 chứng chỉ CoC FSC), gần đây có thêm chứng chỉ VFTN, BSCL… đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng loạt, chất lượng đồng bộ, thời gian giao hàng nhanh, kiểu dáng mẫu mã đa dạng, phong phú.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 36 - 37)