Các kiến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro cho

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 110)

2013 và COSO 2016

3.3 Các kiến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro cho

nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

3.3.1 Về phía Nhà nước, Chính phủ:

- Nhà nước cần điều hành hợp lý nền kinh tế vĩ mô, tạo văn hóa quản trị

rủi ro cho toàn xã hội:

Các rủi ro trong doanh nghiệp thường gắn liền với hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế. Lạm phát xảy ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là những nguyên nhân khách quan từ thị trường thế giới, từ việc điều hành kinh tế

vĩ mô của Nhà nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp là những tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi tạo ra của cải vật chất, là lực lượng chủ yếu trong việc đóng góp vào ngân sách nhà nước. Do đó, khi lạm phát xảy ra, các doanh nghiệp phải đối mặt với tất cả các rủi ro thì nhà nước không thể đứng ngoài cuộc.Chính phủ cần phải có giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô phù hợp để ngăn chặn lạm phát, chống suy thoái kinh tế. Trước tình hình khó khăn của doanh nghiệp chế biến gỗ trong năm 2017 và năm 2018, cần có các giải pháp cấp bách và hữu hiệu giúp doanh nghiệp chống đỡ được với những rủi ro do lạm phát, do suy thoái kinh tế đang diễn ra như: thực hiện miễn, giảm, giãn các khoản thuế phải nộp, hỗ trợ vay vốn,...

Nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa quan tâm đến quản trị rủi ro còn do nhiều doanh nghiệp vẫn còn tồn tại tâm lý ỷ lại vào Nhà nước; về phía Nhà nước trong nhiều trường hợp vẫn còn duy trì phong cách điều hành theo kiểu bao cấp, can thiệp trái quy luật thị trường. Để chính bản thân các doanh nghiệp quan tâm đến quản trị rủi ro, Nhà nước cần phải tạo ra một văn hóa quản trị rủi ro cho toàn xã hội, bằng các biện pháp sau:

+ Hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp trái với quy luật của thị trường. Đối với các chính sách điều hành tỷ giá, lãi suất, thuế suất đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu... cần phải tuân thủ quy luật thị trường. Mọi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận thì phải tự gánh chịu rủi ro (nếu có). Chỉ khi doanh nghiệp phải tự gánh chịu rủi ro thì mới quan tâm đến quản trị rủi ro.

+ Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về các giải pháp, các công cụ phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp cũng như toàn thể xã hội; xác định trách nhiệm gánh chịu rủi ro, trách nhiệm quản trị rủi ro thuộc về các chủ thể khi tham gia kinh doanh trên thị trường.

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tự bảo vệ mình đồng thời tạo cho các doanh nghiệp thói quen phòng ngừa rủi ro.

- Chính phủ cần thông qua các hiệp định song phương giữa Việt Nam và

các nước có rừng:

Các doanh nghiệp chế biến gỗ cần nâng cao năng lực cập nhật và phân tích thông tin về tình trạng pháp lý để tránh rủi ro trong giao kết hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu gỗ nguyên liệu, nhất là ở những quốc gia đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.

Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trực tiếp hợp tác liên kết với chủ rừng để khai thác nguyên liệu gỗ một cách chắc chắn và đảm bảo hiệu lực thực thi thông qua các hiệp định song phương đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có rừng.

- Ban hành các hướng dẫn và chuẩn mực về KSRR:

Tại Việt Nam, Chính phủ và các tổ chức nghề nghiệp chưa ban hành các quy định, hướng dẫn và chuẩn mực về rủi ro và KSRR một cách đầy đủ và chính thức.

Các chuẩn mực về KSRR là cơ sở để phát triển các quy trình KSRR. Ngoài ra, các chuẩn mực còn đưa ra những công cụ để chuẩn hóa những thông lệ quản lý của doanh nghiệp, hỗ trợ xác định các phương pháp tốt nhất có thể nhằm tổ chức các quy trình KSRR tốt hơn, nhờ đó có thể tối ưu hóa các lợi thế chiến lược và hoạt động. Các chuẩn mực cũng cho phép các phương pháp đo lường nhằm giám sát việc áp dụng các quy trình QTRR. Do đó, việc xây dựng chuẩn mực về KSRR đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tính khả thi và hiệu quả của KSRR tại các doanh nghiệp chế biến gỗ.

Bên cạnh việc ban hành những hướng dẫn và chuẩn mực về KSRR, cần phải quy trách nhiệm cụ thể của Ban lãnh đạo trong việc quản lý các rủi ro, cụ thể như công bố các rủi ro quan trọng mà doanh nghiệp có khả năng gặp phải và cách thức mà doanh nghiệp phải đối phó.

3.3.2. Về phía Hiệp hội sản xuất, xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam và Bình Định

vào nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Không chủ động về nguồn hàng, các doanh nghiệp này đều phải tuân theo sự trồi sụt của thị trường gỗ thế giới. Các doanh nghiệp chế biến gỗ đều chủ động nhập khẩu gỗ nguyên liệu theo nhu cầu. Do vậy số lượng các đơn hàng thường nhỏ lẻ, phụ thuộc vào thời gian giao hàng của đối tác, tốn nhiều công sức, tiền bạc để làm thủ tục hải quan. Chưa kể, các doanh nghiệp nhỏ thường gặp rủi ro trong giao dịch mua bán vì không thông hiểu luật lệ nước ngoài. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn cạnh tranh nguồn nguyên liệu tạo điều kiện cho đối tác nâng giá, gây thiệt hại chung cho cả ngành gỗ. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản nên lập 3 trung tâm giao dịch gỗ tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Theo đó, các doanh nghiệp chế biến gỗ xem xét, đặt mua các loại gỗ nguyên liệu tại các sàn giao dịch này thay vì tự tìm kiếm nguồn hàng như trước.Bên cạnh đó, để khắc phục việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, vừa qua Thủ tướng đã phê duyệt đề án thành lập sàn giao dịch gỗ điện tử với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Dự kiến, sàn giao dịch sẽ cung cấp thông tin giá cả thị trường gỗ trong nước và thế giới, các vấn đề về pháp luật khi các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ra nước ngoài.

Hiệp hội gỗ và Lâm sản Bình Định nên củng cố lại hệ thống quản lý thông tin một cách khoa học hơn và toàn diện hơn. Xây dựng kho dữ liệu để phân tích các biến động về giá cả sản phẩm bán ra, giá cả gỗ nguyên liệu, phụ liệu, đưa ra các dự báo biến động của giá gỗ nguyên liệu, các quy định về Luật pháp có ảnh hưởng đến sản phẩm đồ gỗ của từng thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU…. Hệ thống thông tin phải được cập nhật thường xuyên, liên tục những thay đổi từ môi trường sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm, thị trường thế giới và những đặc tính của từng thị trường về nhu cầu, tiêu chuẩn chất lượng, xu hướng tiêu dùng sản phẩm của ngành. Các doanh nghiệp cần thiết lập website cho riêng mình với đa ngôn ngữ của các nước là thị những trường lớn cho đồ gỗ xuất khẩu như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc để giới thiệu sản phẩm, thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam, đồng thời trang web này cần phải kết nối trực tiếp với trang web Bộ Công

thương.

Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam phải thể hiện tốt hơn nữa vai trò đầu mối liên kết các doanh nghiệp với nhau nhằm xây dựng thương hiệu “chất lượng đồ gỗ Việt Nam”, minh bạch và công khai trong hoạt động của các doanh nghiệp chế biến gỗ, giúp doanh nghiệp nắm được tầm quan trọng của việc kiểm soát nội bộ và quản lý chặt chẽ những rủi ro phát sinh trong toàn ngành.

Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo giữa doanh nghiệp với nhau và các chuyên gia tư vấn công tác quản trị rủi ro doanh nghiệp nhằm giao thương, học hỏi kinh nghiệm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và phân tích từ chương 2 thực tiễn những nhân tố chủ yếu tác động đến rủi ro, mối quan tâm của doanh nghiệp về rủi ro và kiểm soát rủi ro; thực trạng rủi ro và kiểm soát rủi ro của các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định, tác giả đã dựa trên 3 quan điểm hoàn thiện gồm quan điểm kế thừa có chọn lọc, quan điểm hiện đại và quan điểm phù hợp đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro cho doanh nghiệp theo báo cáo COSO năm 2004 gồm:

- Các giải pháp hoàn thiện yếu tố môi trường nội bộ - Các giải pháp hoàn thiện yếu tố thiết lập mục tiêu - Các giải pháp hoàn thiện yếu tố nhận dạng rủi ro - Các giải pháp hoàn thiện yếu tố đánh giá rủi ro - Các giải pháp hoàn thiện yếu tố phản ứng với rủi ro - Các giải pháp hoàn thiện yếu tố hoạt động kiểm soát - Các giải pháp hoàn thiện yếu tố thông tin và truyền thông - Các giải pháp hoàn thiện yếu tố giám sát

Đồng thời tác giả cũng nêu các kiến nghị đối với Chính phủ, Nhà nước, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam và Bình Định nhằm giúp các doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm, quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro cho phù hợp và hiệu quả.

Với những hạn chế của người viết nhưng hy vọng những giải pháp nêu trên sẽ giúp các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định hoàn thiện hệ thống KSRR ứng phó kịp thời với những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Hệ thống QTRR có vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp, là điều kiện cần thiết để kiểm soát tốt hơn các hoạt động đảm bảo việc đạt được các mục tiêu đã thiết lập. Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định cần phải cải thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả kiểm soát trong đơn vị.

Luận văn đã đạt được các mục tiêu như: Tổng hợp được khung lý thuyết về kiểm soát nội theo các báo cáo COSO 1992, 2004 và 2013; so sánh các điểm giống và khác nhau của báo cáo COSO 1992, 2004 và 2013; dựa theo các bộ phận của Báo cáo COSO 2004, đánh giá thực trạng, ưu - nhược điểm và các nguyên nhân gây hạn chế của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR của các doanh nghiệp này.

Tác giả thực hiện đề tài bằng tất cả nỗ lực, tuy nhiên không tránh được các các hạn chế về mặt thời gian và khả năng chuyên môn, do vậy luận văn sẽ có các sai sót. Tác giả mong nhận được sự cảm thông và những lời góp ý tận tình của thầy cô và các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê Thị Hậu, 2013. Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ngân hàng Thương Mại

Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.

[2]. Lê Vũ Tường Vy, 2014. Hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại

Công Ty Cổ Phần Cảng Quy Nhơn. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại

học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. Nguyễn Thị Hà, 2013. Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trung tâm bán lẻ thuộc

Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel. Luận văn thạc sĩ kinh

tế, Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.

[4]. Nguyễn Thị Hồng Phúc, 2012. Hoàn thiện hệ thống KSNB hướng đến QTRR

tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Fujikura Việt Nam. Luận văn thạc sĩ

kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.

[5]. Nguyễn Thị Liên Diệp và Võ Tấn Phong, Xuất bản lần thứ 1, Giáo trình

Quản trị rủi ro doanh nghiệp tiếp cận theo khung tích hợp của COSO,

NXB Hồng Đức.

[6]. Trường đại học Kinh tế TP.HCM, Xuất bản lần thứ 2, Giáo trình Kiểm soát

nội bộ, NXB Phương Đông.

[7]. Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2007. Giáo trình Kiểm toán. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. CÁC TRANG WEB www.binhdinhwood.com www.congbao.chinhphu.vn www.kiemlam.org.vn www.dvsc.com.vn www.gso.gov.vn www.kktbinhdinh.vn www.vcci.com.vn www.vietrade.gov.vn

PHỤ LỤC 01: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 1. Môi trường nội bộ

1.1. Triết lý quản trị rủi ro

Doanh nghiệp có phổ biến các rủi ro có thể xảy ra trong sản xuất kinh doanh cũng như cách thức xử lý rủi ro cho các nhân viên không?

Ban quản lý có yêu cầu báo cáo tất cả các rủi ro phát sinh trước khi xử lý? Quy trình làm việc của các phòng ban có được quản lý kiểm soát nhằm hạn chế các rủi ro trong sản xuất kinh doanh?

1.2. Rủi ro có thểchấp nhận được

Doanh nghiệp có quy định mức lợi nhuận (lãi hoặc lỗ) tối thiểu đối với các dịch vụ cung cấp cho khách hàng không?

Đối với các trường hợp lô hàng lợi nhuận âm, ban quản lý có đồng ý cho anh/chị thực hiện sau khi anh/chị đã giải trình?

1.3. Hội đồng quản trị (HĐQT)

Các thành viên HĐQT có đủ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn không? HĐQT có tổ chức họp định kỳ để thông qua những chính sách, xem xét đánh giá hoạt động của doanh nghiệp không?

1.4. Giá trị đạo đức và liêm chính

Ban quản lý có yêu cầu nhân viên tính chính trực và đạo đức trong công việc không?

Doanh nghiệp/phòng ban của anh/chị có chuẩn mực đạo đức chung và khung chế tài không?

Doanh nghiệp/phòng ban của anh/chị có khuyến khích báo cáo các hành vi sai trái không?

Nhà quản lý có tạo áp lực khiến anh/chị phải làm trái quy định không?

1.5. Sự cam kết về năng lực

Phòng nhân sự có yêu cầu các phòng ban cung cấp các yêu cầu đối với vị trí cần tuyển không?

Doanh nghiệp có kiểm tra kiến thức và kĩ năng của ứng viên không?

Việc phân công nhiệm vụ trong doanh nghiệp có phù hợp với yêu cầu của công việc không?

Doanh nghiệp có tạo điều kiện cho nhân viên đóng góp ý kiến về việc cải tiến hiệu quả làm việc?

1.6. Cơ cấu tổ chức

Doanh nghiệp có xây dựng sơ đồ tổ chức chính thức hay không?

Khi môi trường kinh doanh thay đổi, doanh nghiệp có tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp hơn không?

Sơ đồ tổ chức có được cập nhật kịp thời khi có sự thay đổi không?

Cơ cấu tổ chức hiện tại có gây khó khăn cho công việc của anh/chị không? Anh/chị có gặp khó khăn khi làm việc với các chi nhánh trong cùng công ty

Việc phân quyền và trách nhiệm trong doanh nghiệp có được công bố rõ ràng cho từng bộ phận bằng văn bản (giấy ủy quyền) không?

Anh/chị có thực hiện đối chiếu các chứng từ cần phê duyệt với giấy ủy quyền của doanh nghiệpkhông?

1.8. Những tiêu chuẩn về nguồn nhân lực

Khi tuyển dụng, doanh nghiệpcó chú trọng đến việc xem xét đạo đức của ứng viên không?

Việc tuyển dụng của doanh nghiệpcó được công khai không?

Doanh nghiệp có tổ chức đào tạo các nghiệp vụ cần thiết cho nhân viên mới không?

Doanh nghiệp có tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn cho nhân viên không?

Doanh nghiệp có chú trọng đào tạo nghiệp vụ cần thiết cho các nhân viên được điều sang vị trí mới không?

Doanh nghiệp có khuyến khích nhân viên đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau không?

Doanh nghiệp có quy định cụ thể về việc khen thưởng, kỷ luật hoặc sa thải nhân viên không?

1.9. Triết lý quản trị và phong cách hoạt động

Ban quản trị có thực hiện phân tích các rủi ro đi kèm với các quyết định kinh doanh không?

Ban quản lý có tạo điều kiện để anh/chị trao đổi về công việc không?

Ban quản trị có yêu cầu lập hồ sơ và phê duyệt cẩn thận các chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh không?

Vị trí nhân sự quản lý có thường xuyên thay đổi không?

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w