2013 và COSO 2016
3.2.2. Hoàn thiện xác định các mục tiêu
Bên cạnh những mục tiêu, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh trước mắt và trong ngắn hạn, doanh nghiệp cần xây dựng các mục tiêu, kế hoạch dài hạn giúp doanh nghiệp có được những chuẩn bị cần thiết để tạo sự ổn định trong tương lai. Khi xác định được các mục tiêu dài hạn sẽ có cơ sở để doanh nghiệp tạo dựng cách thức hoạt động chuyên nghiệp, xóa bỏ được những tư duy kinh doanh theo kiểu cá thể. Điều này sẽ tạo uy tín của doanh nghiệp với các đối tác. Mặt khác doanh nghiệp cũng xác định được những ưu tiên trong việc phân bổ các nguồn lực cũng như trong giao dịch với các đối tác của doanh nghiệp.
Đứng trên góc độ quản lý rủi ro, khi doanh nghiệp xác định được những mục tiêu dài hạn của mình sẽ xem xét tác động của các rủi ro một cách toàn diện hơn. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ nhận dạng được hết các loại rủi ro tác động cũng như mức độ ảnh hưởng của từng rủi ro đến mục tiêu của doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch dài hạn trong việc đối phó với các loại rủi ro.
Trong việc xây dựng các mục tiêu, kế hoạch dài hạn, doanh nghiệp cần phải chú trọng xác định sứ mạng của doanh nghiệp và xác định các mục tiêu chiến lược và cách thức thực hiện cho từng giai đoạn, từng dự án. Việc xác định sứ mạng giúp doanh nghiệp định hướng được phạm vi hoạt động cũng như xác định các mục tiêu quan trọng và các chiến lược thực hiện phù hợp với cái đích mà doanh nghiệp hướng đến. Trên cơ sở các nguồn lực hiện có và các điều kiện bên ngoài, doanh nghiệp xác định các mục tiêu chiến lược và cách thức để thực hiện phù hợp với sứ mạng đã đề ra của doanh nghiệp. Căn cứ vào các mục tiêu chiến lược và cách thức thực hiện, doanh nghiệp xây dựng các mục tiêu liên quan ở những mức độ thấp hơn cho từng hoạt động, từng thời kỳ khác nhau. Việc xây dựng các mục tiêu giúp doanh nghiệp nhận dạng đầy đủ và chính xác các rủi ro trên cơ sở các kế hoạch, chiến lược với rủi ro đã được xây dựng từ trước.
Ví dụ khi lập mục tiêu sản xuất nhanh, giao hàng đúng lịch để tạo uy tín, thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần phải:
- Tính toán thật khoa học năng suất của nhà máy, của từng bộ phận. - Xây dựng kế hoạch sản xuất chuẩn và phù hợp với thực tế doanh nghiệp. Xây dựng các chương trình rõ ràng từng khâu đảm bảo về: Nhân sự - nguyên liệu - máy móc - vật tư - phụ liệu. Doanh nghiệp phải tính đến yếu tố con người, nguyên liệu, máy móc, vật tư, phương tiện, trong đó tập trung chính vào vấn đề con người, nguyên liệu và máy móc cần thiết. Để tính toán tài chính, xác nhận đơn hàng, xuất hàng theo lịch, chúng ta phải tính toán các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất một cách chặt chẽ để làm sao phối hợp cho thời gian nhanh nhất với số lượng nhiều nhất, trong khi sản xuất đồ gỗ ngoài trời có tính thời vụ tối đa 6-9 tháng (trong đó 6 tháng là sản xuất cao điểm), nhưng phải phân bổ chi phí cho cả năm. Phải phối hợp một cách khoa học giữa lực lượng công nhân với yếu tố máy móc thiết bị và nguyên liệu thực tại của mình để làm sao ra lượng sản phẩm với năng suất cao nhất, tránh tình trạng chờ đợi lẫn nhau giữa các khâu.
- Biên chế nhân công hợp lý, khoán khối lượng để tạo áp lực làm việc. - Dòng chảy sản xuất và phải tuân thủ tuyệt đối kế hoạch sản xuất. Làm đâu gọn đó, tăng làm máy giảm làm tay. Sản xuất theo tiêu chí chất lượng cụ thể để đảm bảo dòng chảy phải trôi đều, không ùn tắc, làm đến đâu đạt đến đó.
- Có hệ thống báo cáo tiến độ càng cụ thể càng tốt, càng nóng càng tốt. - Kiểm soát tính đồng bộ liên tục tại các bộ phận, xử lý ngay ách tắc tạo dòng chảy liên tục.
3.2.3. Hoàn thiện nhận dạng biến cố
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của các doanh nghiệp chế biến gỗ chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường quốc tế. Với doanh thu xuất khẩu chiếm hơn 80% trong tổng doanh số và cũng nhập khẩu nguyên vật liệu chiếm đến hơn 50% doanh số (80% nguyên vật liệu doanh nghiệp chế biến gỗ phải nhập khẩu). Vì vậy, việc nhận diện các loại rủi ro thường gặp đối với doanh nghiệp chế biến gỗ để có biện pháp phòng ngừa thích hợp là hết sức cần thiết. Để nhận diện được, chúng ta cần xem xét và phân tích ngành chế biến gỗ dưới sự tác động của những nhân tố rủi ro sau :
3.2.3.1 Các nhân tố rủi ro bên ngoài - Tỷ giá hối đoái:
Đồng Việt Nam (VND) được sử dụng làm tiền tệ hạch toán để lập các báo cáo tài chính hợp nhất. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ được chuyển thành đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh. Chênh lệch do việc chuyển đổi ngoại tệ được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh.
Thời gian gần đây, các vụ kiện chống bán phá giá hàng Việt Nam trên một số thị trường xuất khẩu chủ yếu đang rộ lên và việc điều chỉnh tỷ giá (chỉ nâng mà không giảm) liên tục sẽ có khả năng tạo "cớ" cho các đối thủ cạnh tranh vận động hành lang cho các vụ kiện, nhất là trong bối cảnh các quốc gia đang có xu hướng bảo vệ kinh tế và việc làm nội địa bằng các chính sách bảo hộ phi thuế quan khác nhau. Vì vậy có thể nhận định rằng rủi ro về tỷ giá là một rủi ro lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp chế biến gỗ trong thời gian tới.
- Các văn bản, chính sách của Nhà nước:
Công nghiệp chế biến gỗ là một ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, các hoạt động của ngành vừa chịu sự điều chỉnh của luật pháp và chính sách vĩ mô, đồng thời với các chính sách chuyên ngành. Các chính sách chuyên ngành tập trung điều chỉnh các lĩnh vực chính: quản lý doanh nghiệp chế biến gỗ, xuất nhập khẩu gỗ, quản lý và khai thác gỗ rừng tự nhiên, kiểm tra kiểm soát vận chuyển gỗ và chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam.
- Các yêu cầu của khách hàng:
Đồ gỗ Bình Định hiện có mặt trên thị trường 70 nước và vùng lãnh thổ với hàng ngàn mặt hàng khác nhau, trong đó EU được đánh giá là thị trường số 1, Úc dứng thứ 2, kế đến là Hoa Kỳ. Việc tập trung vào 3 thị trường lớn này một mặt tạo ra sức tiêu thụ lớn, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng đầy những rủi ro khi chính các thị trường này có những biến động bất lợi hoặc những đòi hỏi khó đáp ứng đối với các doanh nghiệp chế biễn gỗ Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng. Mỗi thị trường đều có đặc điểm, yêu cầu riêng đối với sản phẩm đồ gỗ:
Đối với thị trường EU: Chương trình hành động thực thi lâm luật, quản
trị rừng và thương mại lâm sản FLEGT của EU, có hiệu lực từ 1/3/2013 sẽ là chính sách gây tốn kém và mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp ngành gỗ. Hiện nay, Việt Nam và EU đã kết thúc phiên đàm phán thứ 3 về Hiệp định VPA/FLEGT về kết cấu, nội dung cơ bản, hoàn thiện phụ lục về Định nghĩa gỗ hợp pháp, Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (TLAS), hệ thống cấp chứng chỉ FLEGT, cơ chế giám sát độc lập, về danh mục các sản phẩm gỗ, và kết thúc đàm phán vào tháng 9/2013. Ngoài ra, còn có các tiêu chuẩn mới về cadmium, creosote, về an toàn sản phẩm tiêu dùng…
Đối với thị trường Hoa Kỳ: Từ năm 2011, Hoa Kỳ chính thức áp dụng
Đạo luật Lacey nhằm nghiêm cấm nhập khẩu, bán hoặc kinh doanh gỗ và sản phẩm từ gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Do vậy, Việt Nam cần phải thích ứng với các quy định của đạo luật này, đồng thời coi đó là cơ hội để đưa
quản lý rừng, quản lý hoạt động thương mại sản phẩm gỗ, quản lý ngành chế biến lâm sản bền vững phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.2.3.2 Các nhân tố rủi ro bên trong - Nguồn nguyên vật liệu:
Nguyên liệu của ngành chế biến gỗ hiện nay được cung cấp từ hai nguồn chính là trong nước (các nguồn từ khai thác rừng tự nhiên và khai thác rừng trồng) và nhập khẩu từ nước ngoài. Rừng tự nhiên Việt Nam sau nhiều năm khai thác, sử dụng và cùng với nhiều nguyên nhân khác nhau (du canh du cư, phát nương làm rẫy, khai hoang trồng lương thực và cây công nghiệp, di dân tự do, khai thác quá mức) đến nay đã suy giảm nhiều về số lượng và chất lượng. Đứng trước tình hình đó Nhà nước phải hạn chế khai thác để bảo vệ được vốn rừng hiện có bằng quyết định đóng cửa rừng tự nhiên. Cùng với việc thực hiện giảm dần lượng khai thác hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên là chuyển hướng đẩy mạnh trồng rừng và tăng cường sử dụng nguyên liệu rừng trồng vào sản xuất, chế biến các loại sản phẩm.
Do nguồn nguyên liệu trong nước không đủ cung cấp nên Việt Nam phải nhập khẩu một khối lượng tương đối lớn nguyên liệu gỗ từ các nước trong khu vực và trên thế giới.
Năm 2018, nhập 1,3 tỷ USD nguyên liệu chế biến gỗ, 7 tháng đầu năm 2019 nhập 700 triệu USD. Việc nhập khẩu gỗ từ một số quốc gia có nền lâm nghiệp chưa phát triển đang đứng trước những nguy cơ bị các tổ chức phi chính phủ quốc tế lên án và yêu cầu hạn chế. Các nước này cũng đang dần phải hoàn thiện công tác kinh doanh rừng bền vững để đáp ứng những yêu cầu của các tổ chức quốc tế đề ra, các loại gỗ phải được kiểm tra chứng chỉ rừng trước khi xuất khẩu sang các nước khác. Như vậy, trong một vài năm tới việc nhập khẩu gỗ từ các nước trên sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Để phát triển ổn định, nâng cao khả năng cạnh tranh, ngành chế biến gỗ cần chủ động nguồn nguyên liệu, khai thác các thị trường cung cấp một cách hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu sản xuất đảm bảo các yêu cầu quản lý chất
lượng với chi phí thấp nhất có thể. Nguồn nguyên liệu thực sự là một yếu tố quan trọng, với đặc trưng của ngành chế biến gỗ, giải quyết được bài toán nguyên liệu là đã có được lợi thế nhất định trong quá trình phát triển ngành chế biến gỗ.
- Nguồn nhân lực
Số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành chế biến gỗ. Những doanh nghiệp có đội ngũ lao động kỹ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo với chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, hấp dẫn, được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước. Cơ sở quan trọng cho việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ là nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, khả năng tiếp thu tốt khoa học kỹ thuật hiện đại và ứng dụng vào trong sản xuất. Doanh nghiệp nào sở hữu được đội ngũ lao động trí tuệ, tay nghề cao thì dễ dàng đi đến thành công trong sản xuất và kinh doanh.
Hiện tại ngành chế biến gỗ đang thu hút hàng vạn lao động trực tiếp và gián tiếp. Lực lượng lao động có tay nghề cao, có trình độ cao từ đại học trở lên được đào tạo bài bản còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Với quy mô, năng lực và chất lượng đào tạo hiện có của hệ thống cơ sở đào tạo chế biến gỗ, số lượng công nhân kỹ thuật chế biến gỗ không đủ đáp ứng nhu cầu của ngành. Trên thực tế, phần lớn sản phẩm gỗ của Bình Định được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Với nguồn lao động của ngành như hiện nay thì rất khó khăn cho sản phẩm gỗ Bình Định cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Nếu ngành chế biến gỗ chú trọng đầu tư thích đáng vào đội ngũ kỹ sư, thiết kế mẫu và đào tạo công nhân lành nghề thì kim ngạch xuất khẩu của chúng ta sẽ được cải thiện trong những năm tới.
- Thiết bị và công nghệ
Để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh thì nhiệm vụ của các doanh
nghiệp chế biến gỗ là phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh việc đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại, để sử dụng công nghệ có hiệu quả, doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ thích hợp, phải đào tạo đội ngũ công nhân đủ trình độ để điều khiển và kiểm soát công nghệ, nếu không sẽ xảy ra trường hợp công nghệ hiện đại nhưng không được khai thác hiệu quả. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất không nên hiểu chỉ là tăng đầu tư mua sắm những trang thiết bị mới, áp dụng những quy trình công nghệ tiên tiến mà điều đặc biệt quan trọng hiện nay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ là phải tận dụng kỹ thuật hiện có trong doanh nghiệp. Đây cũng là hướng quan trọng của nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển mạnh về chế biến gỗ.
Trong tổng số các doanh nghiệp chế biến gỗ hiện có thì có hơn 50% số cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản phục vụ sơ chế và sản xuất các sản phẩm có chất lượng thấp, phục vụ tiêu thụ nội địa hoặc làm gia công (sơ chế) nguyên liệu phục vụ các doanh nghiệp lớn hơn. Các cơ sở này phần lớn sử dụng thiết bị lạc hậu có tuổi đời trên 10 năm, thường gặp khó khăn về tài chính và chưa có khả năng tìm kiếm thị trường… là những nguyên nhân chính kìm hãm khả năng đổi mới công nghệ, thiết bị.
- Nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp thấp, chỉ chiếm trên 20%, trong khi nợ phải trả lên tới trên 70% (phần lớn vốn vay ngân hàng thương mại), vốn lưu động rất lớn, chủ yếu ở dạng nguyên liệu gỗ dự trữ (từ 6 tháng trở lên) và sản phẩm tồn kho chờ xuất khẩu, vòng quay vốn rất thấp. Do đó, ngành chế biến gỗ bị tác động mạnh của lạm phát, lãi suất cho vay tăng hoặc tỷ giá hối đoái biến động. Giá trị mới tạo ra từ đầu tư thấp, ước tính 1 đồng vốn đầu tư (TSCĐ) của doanh nghiệp làm ra khoảng 4 đồng giá trị sản xuất theo giá thực tế và thấp hơn so với các ngành sản xuất chế biến khác là 9,7 đồng.
và nhỏ, vốn ít, công nghệ thấp, trình độ quản lý yếu, đặc biệt là hầu hết mỗi doanh nghiệp đều đầu tư toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối nên đã tự tạo áp lực vốn cho chính doanh nghiệp nên doanh nghiệp phải tìm mọi cách để có đơn hàng, dẫn đến bị các khách hàng chèn ép giá… cho thấy khả năng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp còn thấp, không sử dụng hiệu quả công suất đầu tư (khai thác khoảng 50% công suất thiết kế), tạo ra sự lãng phí; suất đầu tư vào ngành chế biến gỗ không cao nên với số vốn đầu tư không lớn, nhà đầu tư có thể xây dựng nhà máy chế biến gỗ, sử dụng vốn vay đầu tư cho cả TSCĐ và vốn lưu động… đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính, lợi nhuận của doanh nghiệp; do hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng thấp nên việc đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất gỗ ngoài trời có xu hướng chậm lại.
- Chi phí lãi tiền vay
Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, hầu như tất cả các doanh nghiệp chế biến gỗ đều phải sử dụng vốn vay. Do đó, lãi suất tiền vay - chi phí sử dụng vốn- trở