Sản lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 39)

2013 và COSO 2016

2.1.3Sản lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Các sản phẩm của ngành chế biến gỗ Bình Định tập trung ở các chủng loại như: đồ mộc tinh chế trong nhà và ngoài trời chiếm đa số trong các mặt hàng, riêng mặt hàng dăm giấy, gỗ sơ chế, gỗ tròn có xuất khẩu nhưng giá trị không nhiều. Sản phẩm đồ mộc tinh chế được khách hàng đánh giá rất cao về tay nghề nhưng vẫn còn bị hạn chế bởi mẫu mã tự sáng tạo rất ít, đa số theo bảng mẫu thiết kế của khách hàng cung cấp sẵn. Đây cũng là một trong những điểm kém cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ. Sản phẩm gỗ của ngành, có thể chia làm 4 nhóm sau:

- Nhóm thứ nhất:Nhóm sản phẩm đồ gỗ ngoài trời, bao gồm các loại bàn

ghế sân vườn, ghế băng, che nắng, ghế xích đu…làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa. Đây là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp, chiếm đến 90% kim ngạch xuất khẩu.

- Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ gỗ trong nhà, bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn… làm hoàn toàn từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải, kim loại, song mây. Nhóm hàng này đang có sự tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, chủ yếu xuất sang thị trường Mỹ.

- Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ, chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ và các vật dụng nội thất khác, sử dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm. - Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ, sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như các loại gỗ keo tai tượng, keo lai, keo lá tràm, gỗ bạch đàn... Thị trường xuất khẩu chủ yếu, gồm: Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc.

chế biến gỗ Bình Định có bước phát triển theo hướng tích cực, sản phẩm đa dạng về kiểu dáng, đáp ứng ngày càng tốt hơn theo yêu cầu của khách hàng, nhiều doanh nghiệp phát triển những dòng sản phẩm khác nhau như: gỗ kết hợp với nhôm, gỗ kết hợp sợi nhựa, gỗ kết hợp với đá… Sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu và khai thác từ các khu rừng được quản lý bền vững, có chứng chỉ FSC, bước đầu đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường của các nước EU và Mỹ.

2.1.4. Doanh thu, lợi nhuận các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định

Theo kết quả khảo sát sơ bộ của Hiệp hội sản xuất, xuất nhập khẩu Gỗ và Lâm sản Bình Định phối hợp Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bình Định và tổ chức GIZ đối với các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ Bình Định trong các khu công nghiệp cho thấy số liệu của năm 2019 như sau:

+ Tổng doanh thu là 4.439 tỷ đồng, trong đó sản xuất gỗ xẻ là 153 tỷ đồng, đồ gỗ nội thất là 260 tỷ đồng, đồ gỗ ngoài trời là 3.371 tỷ đồng, thương mại gỗ tròn là 480 tỷ đồng, thương mại gỗ xẻ là 165,5 tỷ đồng và các sản phẩm khác là 9,7 tỷ đồng.

+ Thị trường tiêu thụ: Thị trường nội địa chỉ chiếm 4 %, gồm bán thành phẩm là 3% và thành phẩm là 1%, 95% là cho thị trường xuất khẩu.

+ Năng lực sản xuất: Gỗ xẻ là 168 ngàn m3 chiếm 40%, đồ nội thất là 20 ngàn m3 chiếm 5%, đồ gỗ ngoài trời là 190 ngàn m3 chiếm 45%.

+ Tổng diện tích đất là 1,814 triệu m2, gồm diện tích nhà xưởng 1,051 triệu m2 và diện tích văn phòng là 29,3 ngàn m2. Trung bình diện tích đất trên mỗi lao động là 94 m2, diện tích sàn cho mỗi công nhân là 54 m2 và lao động gián tiếp là 2 m2.

Theo doanh thu, nhóm lớn nhất có doanh thu từ 20 – 100 tỷ đồng chiếm 59%, dưới 20 tỷ đồng chiếm 21%, trên 100 tỷ đồng chiếm 11% và trên 200 tỷ đồng chiếm 9%.

Theo quy mô tài sản, nhóm doanh nghiệp dưới 20 tỷ chiếm 27%, từ 20 tỷ - 100 tỷ đồng chiếm 43%, trên 100 tỷ - 200 tỷ đồng đạt 18%, trên 200 tỷ đồng là 12%.

500 lao động là 27%, từ 500 – 1.000 lao động chiếm 12%, hơn 1.000 lao động chỉ còn 4%. Lao động của ngành chế biến gỗ Bình Định hiện nay trên 35.000 người, chủ yếu tập trung trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp lớn như: Khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ. Lực lượng lao động luôn biến động và thường xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động trong ngắn hạn do sản xuất mang tính thời vụ, gián đoạn khoảng 4 tháng trong năm. Đây cũng là khó khăn vì thời gian gián đoạn này người lao động có thể tìm việc làm khác, năm sau lại phải tuyển lao động mới không có kinh nghiệm hoặc có thể lao động cũ quay trở lại cũng bị giảm chất lượng, tay nghề bị mai một do thời gian làm việc không liên tục. Lực lượng lao động chủ yếu là tại địa phương, số lượng đến từ các tỉnh khác rất hạn chế. Một phần lao động không có tay nghề, không qua đào tạo trường lớp bài bản nên chất lượng lao động còn thấp.

Theo loại hình doanh nghiệp, kết quả khảo sát thu thập được 68% là công ty TNHH/DNTN, 20% là công ty CP, 6% là công ty CP có vốn Nhà nước (NN) <50%, 3% là Công ty CP có vốn NN >50%, 3 % là doanh nghiệp NN.

Qua kết quả thu được ta thấy các doanh nghiệp chế biến gỗ ở các khu công nghiệp tỉnh Bình Định đa số là các doanh nghiệp có quy mô vừa về doanh thu, tài sản và lao động. Thành phần kinh tế tư nhân đã tham gia mạnh mẽ và đóng vai trò chủ đạo trong chế biến và cung cấp các sản phẩm gỗ.

2.1.5 Thuận lợi, khó khăn và mục tiêu phát triển các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định.

2.1.5.1 Thuận Lợi

Nhờ lợi thế về vị trí địa lý và nguồn nhân lực dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho Bình Định mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và với quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo ra những cơ hội to lớn để phát triển ngành chế biến gỗ của tỉnh. Đặc biệt, Bình Định nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nên có các lợi thế về chế độ ưu đãi, trong đó tập trung nhiều ở Khu kinh tế Nhơn Hội. Điều này tạo cơ hội cho Bình Định phát triển công nghiệp, công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu nói riêng, phát triển kinh tế nói chung để trở thành một trong những tỉnh phát triển của vùng Duyên hải

Nam Trung Bộ và là đòn bẩy phát triển kinh tế ở cực nam của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Theo kết quả quy hoạch của tỉnh thì hiện nay tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là 384.120 ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp phòng hộ là 194.888 ha; diện tích đất lâm nghiệp đặc dụng là 33.498 ha; diện tích đất lâm nghiệp sản xuất là 15.734 ha.

2.1.5.2. Khó khăn

Song song đó đối với các doanh nghiệp gỗ, khó khăn đã bắt đầu từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Chẳng hạn, khi sản xuất, nếu chi phí 5 đồng, doanh nghiệp chỉ được hạch toán 1 đồng, giá nguyên liệu lại liên tục tăng, có khi chỉ qua 1 đêm giá đã tăng thêm 15%. Thế nhưng, giá thành sản phẩm khi xuất khẩu chỉ được tăng khoảng 5% và doanh nghiệp phải đàm phán rất vất vả với khách hàng mới ký được hợp đồng. Trước tình hình khó khăn của các thị trường xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp bắt đầu chú trọng hơn đến thị trường nội địa. Doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược bán hàng, hướng đến phân khúc lý tưởng nhất để khai thác nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Kinh doanh tại thị trường nội địa có lợi thế là nhu cầu ổn định, doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá cả phù hợp với từng phân khúc khách hàng và sản phẩm khác nhau.

2.1.5.3. Mục tiêu phát triển

Nền kinh tế thế giới đang có những bước phục hồi và ngành chế biến gỗ & lâm sản tỉnh nói chung và của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ nói riêng có nhiều khởi sắc, đơn hàng đồ gỗ ngoài trời sẽ tiếp tục phục hồi và có sự tăng trưởng về số lượng. Tuy nhiên, giá cả đầu ra, đầu vào không tương xứng; giá bán sản phẩm vẫn chưa thể phục hồi; trong khi chi phí sản xuất, bán hàng gia tăng. Rồi sức ép từ rào cản phi thuế quan; việc thiếu lao động; giá điện, giá xăng dầu tăng; tình hình tài chính, tín dụng siết chặt, nguồn vốn tín dụng giảm sút... Bên cạnh đó, sức ép từ yêu cầu bảo vệ rừng ngày càng lớn; nguồn cung nguyên liệu ở xa và thiếu lượng gỗ có chứng chỉ FSC vẫn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Bình Định, đòi

hỏi các doanh nghiệp phải tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa để tồn tại và phát triển. Mặt hàng đồ gỗ ngoài trời đã bão hòa, tỷ suất lợi nhuận không còn hấp dẫn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ ngoại thất không cao, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn bình quân của cả nước đạt 2,5%; các doanh nghiệp vùng duyên hải Nam Trung Bộ có tỷ suất lợi nhuận cao nhất 9,2%, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 3-5%, dẫn đến các dự án đầu tư ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong thời gian đến sẽ hạn chế, tốc độ đầu tư chững lại. Trong khi đó, thị phần đồ gỗ nội thất của Việt Nam trên thị trường thế giới mới chỉ đạt tỉ lệ 1%. Đây là một tỉ lệ rất khiêm tốn so với tiềm năng phát triển của ngành này. Thị trường hàng nội thất phục hồi nhanh nhất là tại Mỹ. Việc thay đổi xu hướng tiêu dùng của các thị trường từ đồ nội thất cao cấp sang đồ nội thất hạng trung là một cơ hội đối với xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng. Vì vậy, các doanh nghiệp đang đổi dần sang sản xuất các sản phẩm nội thất.

Khác với đồ gỗ sân vườn ngoài trời, đồ gỗ nội thất không có tính thời vụ, nên có thể sản xuất - bán hàng quanh năm, không bị gián đoạn (sản xuất đều), đồng thời, giải quyết cơ bản vấn đề biến động thiếu hụt và di chuyển lao động, đem lại thời gian làm việc và thu nhập ổn định cho người lao động. Thị trường của sản phẩm nội thất vô cùng rộng lớn, có nhiều dòng sản phẩm đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu hàng ngày của người tiêu dùng toàn cầu; giúp đa dạng hóa thị trường, có thêm thời gian thích ứng các tiêu chuẩn môi trường và luật pháp như Đạo luật Lacey của Hoa Kỳ, FLEGT của EU.

Việc đầu tư ban đầu (công nghệ, máy móc thiết bị) tuy có cao nhưng chuyên sâu theo từng phân ngành sản phẩm, vốn lưu động chỉ bằng 1/3 so với sản phẩm gỗ ngoài trời; vòng quay vốn lại ngắn, nên không bị sức ép về vốn. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ nội thất rất phong phú, đa dạng và tại chỗ như các loại gỗ rừng trồng hoặc gỗ vườn tại địa phương (keo, tràm, bạch đàn, xoan...) hoặc các loại ván MDF, Okal sản xuất trong nước, tận dụng gỗ phế thải từ quá trình sản xuất đồ gỗ ngoài trời, nhằm giảm áp lực nguồn

gỗ cứng tự nhiên đòi hỏi có chứng nhận hiện nay... đáp ứng các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi và quan tâm yếu tố môi trường bền vững ngày càng cao khi bán sản phẩm đến các thị trường lớn như Hoa Kỳ và EU.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tận dụng hệ thống sản xuất đồ gỗ ngoài trời hiện có, kết hợp đầu tư bổ sung thiết bị để sản xuất đồ gỗ nội thất, nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất và quan trọng hơn, do tính chất phức tạp, nhiều công đoạn của đồ gỗ nội thất sẽ tạo ra nhu cầu hợp tác liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, phân công lao động và hình thành chuỗi giá trị đồ nội thất có tính cạnh tranh cao về sản phẩm và quy trình công nghệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát triển mặt hàng nội thất bên cạnh hàng ngoại thất là cấp bách, và là giải pháp cơ bản để ngành chế biến gỗ xuất khẩu tỉnh ta phát triển trong thời gian đến. Để phát triển hàng nội thất, các doanh nghiệp cần liên kết trong sản xuất để giảm chi phí đầu tư, chi phí sản xuất, bán hàng; tăng năng suất, công suất… Để xuất khẩu vào thị trường Mỹ, đòi hỏi nhà máy có công suất lớn và mức chi phí cao nên yêu cầu liên kết các doanh nghiệp là điều kiện hàng đầu. Bên cạnh đó, còn phải phát triển đội ngũ thiết kế sản phẩm; tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật; sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu bằng việc kết hợp sản xuất hàng nội thất và hàng ngoài trời; tạo các dòng sản phẩm mới; chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến thương mại; củng cố, duy trì hệ thống chuỗi hành trình COC của doanh nghiệp…

2.2. Thực trạng hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định. biến gỗ tỉnh Bình Định.

2.2.1. Giới thiệu về quá trình khảo sát và thu thập dữ liệu

2.2.1.1 Mục tiêu khảo sát

Mục tiêu của việc khảo sát nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ nhận diện những ưu nhược điểm và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ từ đó tìm ra những giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ một cách có hiệu quả trước những biến động của nền kinh tế thế giới, giá cả nguồn nguyên

vật liệu đầu vào tăng, giá xăng dầu, than, điện tăng, chi phí vận chuyển cũng biến động theo, lãi suất cho vay, nguồn nhân lực, thiết bị công nghệ, tỷ giá hối đoái, chính sách của chính phủ làm cho rủi ro của các doanh nghiệp chế biến gỗ ngày càng trở nên khó lường. Để hiểu rõ hơn tình hình nhận diện rủi ro và KSNB theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định, tác giả đã tiến hành khảo sát tại 50 doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp.

2.2.1.2 Đối tượng và phạm vi khảo sát

 Đối tượng: Tác giả đã tiến hành khảo sát 50 doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp Phú Tài, khu công nghiệp Long Mỹ và khu công nghiệp Nhơn Hòa tỉnh Bình Định (danh sách doanh nghiệp được khảo sát chi tiết

ở phụ lục 2).

 Phạm vi khảo sát: Các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định.

 Kết cấu và nội dung của phiếu khảo sát - Số phiếu phát ra: 100 phiếu

- Số phiếu thu về: 100 phiếu

- Số phiếu thu về đủ tiêu chuẩn xử lý: 100 phiếu

2.2.1.3 Phương pháp khảo sát và thu nhập dữ liệu

Nhằm tìm hiểu về thực trạng hệ thống KSNB tại doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi đến 50 doanh nghiệp và phỏng vấn 50 đối tượng có liên quan. Bảng câu hỏi gồm 102 câu (phụ lục 1) nhằm thu thập thông tin kết hợp với khảo sát thực tế về hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp cụ thể là: Môi trường nội bộ: 33 câu, xác định các mục tiêu: 13 câu, nhận diện biến cố: 13 câu, đánh giá rủi ro: 5 câu, đối phó với rủi ro: 8 câu, hoạt động kiểm soát: 16 câu, thông tin và truyền thông: 10 câu, giám sát: 4 câu.

Dựa vào kết quả khảo sát và phỏng vấn kết hợp với việc quan sát và tham gia vào các quy trình kiểm soát thực tế tại 50 doanh nghiệp, tác giả tiến hành đánh giá tổng thể về thực trạng hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp chế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 39)