đánh giá sự trưởng th nh v khả năng c ng hiến của người thanh niên
Chủ tích Hồ Chí Minh cho rằng: “Có tài mà không có đức ví như một anh kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì có ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Có đức mà
không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”[ 68, Tr.172].
Điều đó nói lên vai trò to lớn của đạo đức và sự cần thiết phải kết hợp đức và tài đối với một nhân cách toàn diện - với sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ.
Trong điều kiện đổi mới hiện nay, vai trò to lớn của thanh niên đối với sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi họ phải có trình độ trí tuệ nhất định, được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực trong việc sáng tạo, tiếp thu và sử dụng những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại; đồng thời phải có những phẩm chất đạo đức cần thiết. Thực tế cho thấy rằng, sự linh hoạt, năng động sang tạo của mỗi cá nhân nếu không được dựa trên nền tảng những phẩm chất đạo đức cách mạng thì mức độ cống hiến của họ cho xã hội sẽ rất hạn chế, thậm chí còn dẫn đến những lệch lạc, sai lầm trong định hướng giá trị: sự xa rời các giá trị truyền thống, lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân… Điều đó nói lên rằng, kinh tế thị trường càng phát triển, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng được đẩy mạnh thì việc giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng cho thể hệ trẻ càng trở nên cấp thiết. Có ý thức đạo đức, có phẩm chất đạo đức cách mạng, con người mới sống có nề nếp, có kỷ cương, trật tự, có thái độ và khả năng ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình.