những giá trị nhân văn cao đẹp
Chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nước ta trong những năm qua đã tọa sự tăng trưởng kinh tế rõ rệt, đời sống của nhân dân được nâng cao. Đó là điều kiện để nâng cao đời sống tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, xét từ góc độ văn hóa và đạo đức, những quan điểm và mục tiêu kinh tế, kỹ thuật, công nghệ thuần túy, tách rời
định hướng nhân văn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ, làm nảy sinh những hiện tượng tha hóa trong đời sống tinh thần của con người.
Theo quan điểm của chúng ta, trong hệ thống các giá trị tinh thần của dân tộc ta, giá trị đạo đức cách mạng là giá trị cốt lõi. Trong thực tiễn lao động, đấu tranh và xây dựng tổ quốc, đạo đức cách mạng cũng là giá trị nhân văn cao nhất mà con người có được, bởi nó nâng cao con người, nâng cao phẩm giá con người, kích thích phát triển cái “chất” người trong con người và sự phát triển và hoàn thiện của đạo đức cách mạng là một mặt của sự hình thành phát triển hoàn thiện của nhân cách. Vai trò của đạo đức cách mạng hướng con người đến các giá trị nhân văn còn biểu hiện ở chỗ, đạo đức cách mạng tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh - môi trường văn hóa cho sự phát triển con người. Môi trường đó được bắt đầu từ trong gia đình, kết hợp trong nhà trường và mở rộng ra an toàn xã hội. Ở trong gia đình, con người được giáo dục lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lòng yêu thương và quý trọng con người; ở trường, người học sinh học được tình cảm quý trọng và kính yêu thầy cô giáo, lòng biết ơn đối với Tổ quốc, với nhân dân…; Ở ngoài xã hội, trong môi trường làm việc và học tập của mình, người thanh niên được rèn luyện những phẩm chất như chữ “tín” trong kinh doanh, “y đức” trong nghề thầy thuốc, liêm khiết, công minh trong công tác quản lý, biết bảo vệ và giữ gìn môi trưởng thiên nhiên xung quang minh…
Như vậy, đối với lứa tuổi thanh niên, đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng có vai trò vô cùng to lớn, tạo nên sự phát triển toàn diện vừa “hồng” vừa “chuyên” cho cả một thế hệ, định hướng cho họ trở thành những con người ngày càng có ích cho xã hội và góp phần to lớn cho thành công của sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Tiểu kết Chƣơng 1
Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên hiện nay là một đòi hỏi khách quan xuất phát từ thực tiễn phát triển và hội nhập của đời sống kinh tế - xã hội, từ yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới và từ chính nhu cầu của thanh niên hiện nay. Việc nâng cao giáo dục cách mạng cho thanh niên đòi hỏi phải có một cơ chế chính sách thực sự đổi mới và phù hợp thuận lợi cho chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục đạo đức cách mạng, đồng thời những yêu cầu về cơ sở vật chất phải đảm bảo luôn được đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện hiện đại trong giáo dục đạo đức cách mạng. Từ đó, giúp chủ thể giáo dục có thể sáng tạo và lựa chọn các nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hình thức trên, để tạo nên sự tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến nhận thức và hành động của thanh niên hiện nay.
CHƢƠNG 2