Mâu thuẫn giữa yêu cầu ng yc ng cao về đổi mới phương pháp phương tiện đ i với hoạt đ ng giáo dục đạo đức cách mạng cho

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên huyện phúc thọ, thành phố hà nội hiện nay (Trang 75 - 79)

Tình hình kinh tế xã hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu ng yc ng cao về đổi mới phương pháp phương tiện đ i với hoạt đ ng giáo dục đạo đức cách mạng cho

thanh niên với khả năng ngân sách cho các hoạt d ng n y còn nhiều thiếu th n bất cập

- Đòi hỏi đổi mới phương pháp, phương tiện đối với hoạt động giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên

Chủ thể giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên hiện nay của huyện gồm có: cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể chính trị- xã hội, mà nòng cốt Ban Tuyên giáo huyện ủy, huyện đoàn, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, trước yêu cầu được tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng của thanh niên thì lực lượng trên hiện nay chưa đáp ứng được. Ngoài ra, chất lượng của cán bộ giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên của huyện chưa được nâng cao và chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục của thanh niên.

Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên của huyện hiện nay còn nhiều điểm hạn chế, quá trình chuyển tải thông tin chưa phát huy hết được những ưu điểm của các hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục đạo đức cách mạng. Do những hạn chế về chuyên môn nên chất lượng các bài giáo dục cho thanh niên chưa cao, chưa gắn lý luận với thực tế, những vấn đề tiếp thu được của thanh niên chưa vận dụng được vào thực tế cuộc sống hằng ngày.

Không chỉ là sự non kém về mặt con người, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên của huyện còn hạn chế về cơ sở vật chất, các phương tiện để tiến hành công tác.

Cơ sở vật chất cho quá trình giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên hiện nay sử dụng chung với các đối tượng khác, ngoài tổ chức đoàn

mang tính chất là tổ chức toàn huyện, tập hợp đông đảo thanh niên thì các tổ chức khác thường mang tính chất cục bộ, địa phương. Tuy nhiên, như tình hình chung của toàn quốc và huyện Phúc Thọ thì tổ chức đoàn cũng chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình, nhiều cơ sở thì sinh hoạt đoàn chỉ mang tính hình thức chưa thực chất tập hợp và chưa mang tính chất chủ đạo trong đời sống tinh thần của thanh niên. Muốn công tác đoàn có tính thực tế thì cán bộ đoàn phải là người biết làm cho đoàn cơ sở của mình “sống” chứ không dừng lại ở “tồn tại” hình thức.

Chính từ nhu cầu giáo dục thực tế đề ra, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên cần được phân rõ nhiệm vụ giáo dục giữa các chủ thể, không để nhiệm vụ chồng chéo lên nhau, giao trách nhiệm cụ thể đến từng cá nhân, vận dụng cách quản lý dân chủ, phát huy được sức trẻ của các cán bộ đoàn, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được thể hiện và phát triển.

Như vậy, đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên cần phải có chính sách, chế độ đối với người làm giáo dục trong việc vận dụng đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng để người học có động lực tiến hành đổi mới, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học trong quá trình học tập, tự biết chuyển hóa những yêu cầu của chủ thể giáo dục thành nhu cầu học tập của mình và cố gắng vươn lên khắc phục khó khăn trong học tập.

- Đòi hỏi giải quyết việc làm và khả năng ngân sách cho các hoạt dộng này còn nhiều thiếu thốn, bất cập

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của huyện Phúc Thọ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương quan tâm thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, sự nhìn nhận, đánh giá của cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể và

thanh niên địa phương về hiệu quả đạt được của các hoạt động này còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thanh niên.

Có thể thấy công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên thời gian qua mới chỉ đạt kết quả trung bình. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất cho thanh niên được đánh giá là triển khai có hiệu quả tốt hơn cả, với 54% ý kiến xác nhận. Các chính sách hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, bộ đội xuất ngũ, được đánh giá khá cao với tỷ lệ 45,3% người trả lời.

Trong những năm qua, công tác phát triển các loại hình thanh niên hỗ trợ nhau lập thân, lập nghiệp để phát triển sản xuất do Đoàn Thanh niên phát động cũng được tiến hành khá mạnh mẽ. Có khoảng 57,9% số người được hỏi cho rằng hoạt động này đã được quan tâm triển khai và 42,1% cho rằng đã được thực hiện với kết quả tốt.

Tuy nhiên, một số hoạt động chưa được thanh niên đánh giá cao. Chẳng hạn, nhiều thanh niên cho rằng chúng ta chưa có được một kế hoạch tổng thể mang tính chiến lược và có tính khả thi để phát triển nguồn nhân lực trẻ. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch về phát triển thị trường lao động và việc làm tại địa phương đã được thực hiện tốt. Vấn đề xây dựng quy hoạch dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên cũng chỉ được 27, 7% là hoạt động có hiệu quả.

Đối với thanh niên nông thôn, không có nghề nghiệp, thiếu việc làm, thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh đang là những vấn đề chính được huyện quan tâm. Kết quả khảo sát tình hình thanh niên năm 2015 cho thấy, trên 50% số thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề. Do thiếu vốn và không có việc làm nên 2/3 số thanh niên nông thôn thường xuyên phải rời quê tìm việc làm ở nơi khác...khiến cho làn sóng di cư tự phát của họ đến các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm việc làm ngày càng tăng. Số thanh niên này khó quản lý, không sinh hoạt đoàn thể, làm việc vất vả, thu nhập thấp, bấp bênh và là nhóm có nguy cơ cao về mắc các tệ nạn xã hội.

Tiểu kết Chƣơng 2

Trong những năm qua, trước những đòi hỏi của thực tiễn và với sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể chính trị- xã hội huyện Phúc Thọ, vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng theo hướng đổi mới để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đã bước đầu được quan tâm triển khai thực hiện. Các nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục đạo đức cách mạng mới được sử dụng đã phát huy hiệu quả trong thực tiễn, khẳng định vị trí, vai trò của mình; tạo nên sự thuận lợi cho việc chuyển tải và tiếp nhận nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Từ đó, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên từng bước được tăng cường, góp phần đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, để thực hiện đổi mới nội dung, hình thức phương pháp, phương tiện trong giáo dục đạo đức cách mạng đáp ứng các yêu cầu trên đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo của huyện phải nỗ lực vượt qua những mẫu thuẫn, khó khăn, cản trở đang gặp phải như: cấp lãnh đạo quản lý chưa có quyết tâm đổi mới và chưa có nhận thức thông suốt về đổi mới nhất là vấn đề đổi mới nội dung, hình thức phương pháp và phương tiện dẫn đến chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cách mạng còn ở chừng mực nhất định và chưa bền vững, nội dung, hình thức phương pháp và phương tiện đổi mới còn chưa nhiều.

Với những kết quả bước đầu đáng phấn khởi bên cạnh những hạn chế, khó khăn chưa được giải quyết, việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên huyện theo hướng đổi mới là nhiệm vụ cần tiếp tục được chú trọng triển khai thực hiện. Muốn vậy, cần phải có sự tổng kết thực tiễn trong những năm vừa qua, vận dụng tốt những bài học kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn, tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp có hiệu quả để khắc phục những hạn chế, giải quyết những vấn đề đặt ra.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên huyện phúc thọ, thành phố hà nội hiện nay (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)