Tình hình kinh tế xã hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.2.5. hi hợp chặt chẽ các chủ thể giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên; kết hợp giáo dục của gia đình nh trường v xã h i với tự
giáo dục của bản thân mỗi thanh niên; nêu gương người t t việc t t đề cao tính gương mẫu sự nêu gương của cán b lãnh đạo chủ ch t các cấp nhất l cán b Đo n
Đẩy mạnh công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng, phụ trách Đội TNTP Hà Nội.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên và tổ chức cơ sở đoàn trong bảo vệ, chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng xã hội, tác động tích cực vào quá trình hình thành nhân cách cho các em từ tuổi nhi đồng.
Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, giáo viên phụ trách Đội TNTP Hà Nội, chăm lo xây dựng Đội vững mạnh với quan điểm xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vững mạnh là xây dựng Đoàn trước một bước; tổ chức tốt lễ kết nạp đội viên và đưa thiếu nhi vào môi trường sinh hoạt Đội là môi trường rèn luyện tốt nhất về nhận thức và kỹ năng, thói quen và tính cách, ý thức tập thể và tinh thần kỷ luật để trở thành những công dân gương mẫu của một đất nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể khai thác có hiệu quả các nguồn lực chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Củng cố và phát triển hệ thống Nhà Thiếu nhi; ủng hộ phương tiện học tập, vui chơi giải trí và sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao Nhi đồng.
Thực hiện quy chế phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, từ huyện đến cơ sở đối với các tổ chức đoàn và công tác thanh niên trên tinh thần giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Ban thường vụ huyện ủy thường xuyên chỉ đạo Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội huyện phối hợp chặt chẽ với Đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên trong công tác tuyên
truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chăm lo, giúp đỡ cho thanh thiếu niên; phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông tổ chức các buổi phát thang đưa tin các hoạt động tiêu biểu của thanh niên, kịp thời pháp hiện những tấm giương điển hình, vượt khó vươn lên trong cuộc để biểu dương nhân ra diện rộng.
Tại các xã, thị trấn như Cẩm Đình, Xuân Phú, Thọ Lộc,...công tác phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội được cụ thể hóa bằng các chương trình hành động thiết thực và có hiệu quả như: Thực hiện tốt các cuộc vận động : “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “chung sức xây dựng nông thôn mới”. Các chương trình hoạt động lớn của thanh niên luôn nhận được sử ủng hộ, phối hợp của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương. Hội CCB từ huyện đến cơ sở thường xuyên phối hợp với tổ chức đoàn làm tốt công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thể hệ trẻ; kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ (27/7) hàng năm, Mặt trận tổ quốc và Hội CCB nhiều cơ sở đã phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức hoạt động “lễ thắp nến tri ân”, nhằm khơi dây tinh thần yêu nước, bồi dưỡng đạo đức cách mạng đồng thời thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Các phong trào hành động cách mạng, thi đua yêu nước của Đoàn phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của Đoàn cấp trên với các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương, đơn vị, đồng hành chăm lo bảo vệ, giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng, chính đáng của thanh niên; kết hợp hài hòa lợi ích chung của đất nước, của tổ chức Đoàn với lợi ích của đoàn viên thanh niên nhằm tạo động lực, điều kiện cho đoàn viên thanh niên tham gia vào các phong trào hành động cách mạng của Đoàn. Đồng thời phải có các hình thức, phương pháp và phương tiện thi đua phong phú, có sơ tổng kết thực hiện các phong trào, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến và
nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể cá nhân có thành tích trong thực hiện các phong trào thi đua.
Song bên cạnh đó, cấp ủy chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể chính trị- xã hội huyện phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội, sẽ giúp kết quả giáo dục đạt hiệu quả tốt vì gia đình là nơi đem đến cho con người những bài học đầu tiên, thường xuyên và liên tục từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành qua sự giáo dục của các thành viên trong gia đình như: ông bà, cha mẹ, anh chị em… Gia đình là nơi đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Những suy nghĩ, hành vi, tình cảm, trí tuệ… của con người cũng xuất phát từ nền giáo dục gia đình. Với vị trí ấy, gia đình trở thành một môi trường giáo dục đặc biệt cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành tăng cường phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện để tổ chức Đoàn từ huyện đến cơ sở hoạt động một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng của đoàn viên thanh niên, phát huy tính xung kích của tuổi trẻ góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vận động hội viên thuộc các đoàn thể tham gia tập hợp, giáo dục thanh niên, nêu gương để thanh niên noi theo; tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên.
Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, là người trực tiếp chỉ đạo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, do đó cần có sự nhất quán và quan tâm của các lãnh đạo đơn vị. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là công tác lâu dài, vận dụng phương thức “mưa dầm thấm lâu” chứ không thể đào tạo một chốc một lát rồi lại bỏ ngỏ. Điều này cần sự nhận thức rõ ràng về nhiệm vụ của các lãnh đạo cơ quan, mà trọng tâm là sự chỉ đạo của huyện ủy đối với tất cả các cơ quan.
Ngoài việc chỉ đạo tất cả các ngành, các đoàn thể, tổ chức của huyện làm giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên thì công tác kiểm tra, giám
sát, đánh giá định kỳ cũng là một công tác quan trọng, góp phần đánh giá chính xác kết quả đạt được và quá trình phối hợp giáo dục ở các cơ quan, ban ngành, tổ chức đối với vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Cần có những cuộc thi giữa các khối cơ quan, tổ chức về phong trào thanh niên, qua đó tăng cường mối đoàn kết giữa các cơ quan và góp phần tập hợp giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên.
Giữa Ban Tuyên giáo, Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Đoàn Thanh niên và các khối cơ quan khác cần có sự liên kết chặt chẽ để nắm rõ số lượng thanh niên của từng cơ quan, tổ chức, số thanh niên đã được giáo dục đạo đức cách mạng trong thanh niên của các khối cơ quan… để từ đó, Ban Tuyên giáo và Đoàn thanh niên có thể tham mưu cho cấp ủy về thực trạng giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên của huyện Phúc Thọ, để cấp ủy đưa ra những quyết sách hợp lý cho công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên của huyện Phúc Thọ.
3.2.6. ăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đ o tạo nghề cho thanh niên tạo công ăn việc l m cho thanh niên huyện h c h th nh