Tình hình kinh tế xã hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.2.2. ạn chế v nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
Công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên huyện Phúc Thọ thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế, như sau:
Thứ nhất, trình độ và tinh thần trách nhiệm của chủ thể của giáo đạo đức cách mạng cho thanh niên còn nhiều bất cập
Hiện nay trình độ của cán bộ đoàn cấp cơ sở của huyện còn rất thấp, có 01 đồng chí nào có trình độ cao cấp lý luận chính trị, cán bộ đoàn cấp huyện chỉ có 02 đ/c, trung cấp lý luận chính trị là 17,2 % còn lại trình độ sơ cấp 14 đ/c chiếm 13,8 %. Một điểm rất hạn chế của tổ chức đoàn là 11 đ/c chưa được đào tạo về lý luận chính trị và 13 đ/c có trình độ học vấn là 12/12, vấn đề này cần được khắc phục sớm trong thời gian tới, một cán bộ đoàn không thể hướng dẫn cũng như giáo dục thanh niên về đạo đức cách mạng được nếu bản thân họ chưa bao giờ được được tham gia vào các lớp học về vấn đề chính trị và lý luận.
Số lượng cán bộ làm công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên hiện nay của huyện còn hạn chế, Ban Tuyên giáo huyện ủy có 07 đ/c, ở cấp cơ sở có 24 người làm công tác Tuyên giáo; tổ chức Đoàn cấp huyện có 06 đ/c, cấp cơ sở có 48 đ/c; Trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện có 04 đ/c, trên tổng số 22.650 thanh niên của huyện hơn 24.000 thiếu nhi. Lực lượng làm công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên của huyện còn mỏng, do vậy chất lượng hiệu quả của công tác còn những hạn chế nhất định.
Khi được hỏi về sự cần thiết, tạo điều kiện của Đảng, chính quyền đối với thanh niên trong việc cần thiết giáo dục đạo đức cho thanh niên, thì đa số trả lời rất cần thiết chiếm tỷ lệ 70 %, 20 % trả lời cần thiết và 10 % trả lời không cần thiết
Do đó, thấy rằng tuy có sự quan tâm của cấp ủy và chính quyền, nhưng một số cơ sở có lúc chưa quan tâm đến công tác thanh niên và hoạt động của tổ chức Đoàn
Việc quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên là vẫn đề còn mới cả về lý luận và thực tiễn. trong những năm qua các xã chậm thể chế hóa, triển khai thực hiện các chủ chương, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên nói chung và công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên nói riêng. Thiếu những chính sách nhất quán đồng bộ, lâu dài đối với thanh niên; việc bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng tài năng trẻ và việc thực hiện các chiến lược phát triển thanh niên còn hạn chế.
Tổ chức Đoàn, Hội là chủ thể trực tiếp giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, tuy được sự quan tâm củng cố, kiện toàn thường xuyên, nhưng tiên bộ vẫn chậm, theo yêu cầu. Một số cán bộ Đoàn, Hội còn hạn chế về lý luận chính trị , về chuyên môn kỹ năng nghiệp vụ công tác. Do đó chưa đáp ứng được vai trò là hạt nhân trong giáo dục và tự giáo dục đạo đức cách mạng. Đội ngũ cán bộ giảng viên của cấp ủy, chính quyền chủ yếu là kiêm chức, ít được bồi dưỡng về lý luận chính trị thường xuyên cũng như nghiệp vụ giảng dạy nên việc đầu tư cho giáo dục đạo đức chuẩn mực không được sâu, sát với đối tượng là thanh niên. Chất lượng hiệu quả tổ chức thanh niên từ huyện đến cơ sở có mặt chưa thực sự vững chắc, còn ít mô hình điển hình. Bệnh hành chính, cứng nhắc trong hoạt động thanh niên còn chậm được khắc phục.
Công tác tham mưu cho Đảng, chính quyền, phối hợp mặt trận tổ quốc, các đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên còn hạn chế.
Công tác sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo các mô hình còn chưa thường xuyên để kịp thời điều chỉnh.
Thứ hai, Trình độ nhận thức, thái độ về đạo đức cách mạng của thanh niên còn hạn chế
- Về trình độ
Thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên huyện Phúc Thọ nói riêng bên cạnh xu hướng phát triển nhanh về số lượng và chất lượng là xu hướng suy giảm về phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống, do tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường ở một bộ phận không nhỏ trong thanh niên. Đây là xu hướng vừa là hiện thực, vừa là nguy cơ tiềm ẩn bởi nó đang ngấm ngầm, ăn sâu vào mọi đối tượng trong xã hội. Những tiêu cực của cơ chế thị trường đang tác động trực tiếp hàng ngày, hàng giờ đến thanh niên, gây ảnh hưởng xấu đời sống vật chất và tinh thần của thanh niên và toàn xã hội. Đó là lối sống thực dụng, đề cao giá trị đồng tiền, xem nhẹ các giá trị đạo đức, truyền thống cách mạng, thậm chí đạo đức bị băng hoại dẫn đến sự suy thoái, biến chất trong một bộ phận thanh niên và cả thanh niên là cán bộ đảng viên. Nguy hại hơn là xu hướng này đang có nguy cơ bùng phát trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Tình trạng giáo dục không toàn diện, thương mại hóa giáo dục, xem nhẹ giáo dục truyền thống, lịch sử, giáo dục đạo đức… trong nhà trường đã và đang làm suy giảm chất lượng giáo dục - đào tạo, ảnh hưởng xấu đến chất lượng của thanh niên trong hiện tại và tương lai. Sản phẩm của tình trạng giáo dục này là tạo ra nhiều thanh niên yếu kiến thức, kém kỹ năng thực hành, ít khả năng thích nghi, thiếu năng động sáng tạo, đó là những đặc trưng của chất lượng lao động yếu kém. Vì vậy, hơn lúc nào hết, “chấn hưng giáo dục” đã trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới..
- Về vi phạm pháp luật
Số thanh niên vi phạm pháp luật ở huyện Phúc Thọ còn cao, năm 2015 có 40 thanh niên vi phạm, tuy giảm so với năm 2014 nhưng vẫn là con số cao, một số vụ việc có tính chất côn đồ và nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tâm lý xã hội và là gương xấu ảnh hưởng đến nhận thức, của thanh niên trong địa phương.
Đạo đức, lối sống, của một bộ phận thanh niên của huyện, còn lệch lạc, đề cao hưởng thụ, sống thực dụng, ích kỷ, đua đòi, xa hoa lãng phí, sùng bái thần tượng thái quá, ít quan tâm đến cộng đồng và những người xung quanh. Một bộ phận thanh thiếu niên, thiếu ý thức rèn luyện, không tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Đội, các phong trào và hoạt động tập thể do nhà trường, địa phương tổ chức; lười học tập, lao động, không dám đấu tranh với sai trái, tiêu cực, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, ích kỷ, bất hiếu với cha mẹ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, thiếu quan tâm đến tình hình đất nước.
Thứ ba, về nội dung giáo dục chưa phù hợp, phong phú, đa dạng…
Theo số liệu điều tra đối với thanh niên huyện Phúc Thọ về nội dung học tập về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước cho thấy: 55 % cho biết bản thân họ được tìm hiểu và chấp hành tốt; 28 % cho biết họ cho biết bình thường; 8,40% cho biết rất tốt, 3,20 % yếu kém và 35% là khó đánh giá . Con số 3,20 % thanh niên cho biết bản thân họ chưa bao giờ tìm hiểu về các vấn đề kể trên, mặc dù đây chỉ là số liệu từ một cuộc điều tra trong phạm vi nhỏ, nhưng nó cũng cho thấy còn một bộ phận thanh niên bị “bỏ rơi” trong quá trình giáo dục.
Công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị- xã hội, Ban Tuyên giáo huyện, Đoàn thanh niên huyện, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện với công tác thanh niên nhìn chung còn dàn trải, bề nổi chưa tập trung sâu sát từng đối tượng thanh niên ở địa bàn dân cư; công tác kiểm tra, đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm chỉ đạo còn chậm, đôi lúc chưa kịp thời nên hạn chế trong công tác tham mưu với Đảng và Đoàn cấp trên về các lĩnh vực: nắm bắt tâm
trạng, tư tưởng đoàn viên, xây dựng thực lực nòng cốt, phát triển đoàn viên, hội viên mới và tham gia phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội địa phương.
Công tác giáo dục của Ban Tuyên giáo và huyện Đoàn thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều phương pháp khác nhau với những phương tiện giáo dục khác nhau, phù hợp với từng đối tượng thanh niên, nhưng nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện sinh hoạt có lúc chưa lôi cuốn tất cả các lực lượng thanh niên tham gia. Mặt khác, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên chưa tương xứng với vai trò và nhiệm vụ ở địa phương, trình độ chuyên môn và vốn kiến thức xã hội của nhiều cán bộ trẻ còn thiếu, yếu do vậy chất lượng những bài giảng không cao, còn khô khan, không có những ví dụ thực tế và chưa gần gũi với thực tế cuộc sống của thanh niên. Một số lý luận của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin chưa được bổ sung mới, một số lý luận đã cũ và không còn kịp với sự phát triển của thực tế.
Nội dung, hình thức triển khai các cuộc vận động có lúc, có nơi còn hạn chế, chưa có nhiều sáng tạo, việc cụ thể hóa những nội dung giáo dục đạo đức chuẩn mực và các công tác huyện môn, nghiệp vụ của từng địa phương, cơ sở từng ngành nghề cũng như trong công tác, sinh hoạt của từng cán bộ, đoàn viên còn hạn chế.
Mặc khác thanh niên của huyện chưa có những hiểu biết sâu sắc về vấn đề diễn biến hòa bình, xuyên tạc về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước từ các thế lực bên ngoài, tham nhũng..., họ dễ bị lôi kéo vào những sự việc “nóng” trong xã hội, nhiều thanh niên còn a dua theo những luận điệu xuyên tạc, phản động.
Thứ tư, về phương thức, phương tiện giáo dục còn nhiều hạn chế, nghèo nàn, lạc hậu…
Giáo dục đạo đức cách mạng để hình thành đạo đức cách mạng cho thanh niên của huyện thời gian qua đã vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, phương tiện trong quá trình giáo dục. Tuy nhiên, do những nguyên
nhân phát sinh trong quá trình thực hiện nên một số hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục vẫn chưa được sử dụng hiệu quả.
Theo số liệu điều tra về các phương thức, phương tiện còn chưa được sử dụng hiệu quả là: giáo dục đạo đức chưa hiệu quả 30 %, giáo dục đạo đức hiệu quả kém 8,4 %, giáo dục đạo đức tạm được 28,4 %, giáo dục đạo đức khá, tốt 33,2 %.
Công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức cách mạng chưa được đổi mới nhiều về mặt hình thức, chưa tao được sự hấp dẫn đối với đoàn viên thanh niên; công tác năm bắt tư tưởng của đoàn viên thanh niên ở một số cơ sở còn chưa thường xuyên và kịp thời. Do kinh phí hoạt động đoàn và phong trào. thanh thiếu niên ở các cấp bộ đoàn còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được thực tế hoạt động.
Việc xây dựng và đổi mới các phong trào hoạt động ở một số cơ sở đoàn còn chậm. Nhiều chi đoàn còn yếu, khó khăn thu hút, đoàn kết, tập hợp đoàn viên thanh niên. Việc sinh hoạt Chi Đoàn ở nhiều nơi không duy trì thường xuyên.
Đoàn triển khai phong trào thi đua còn hình thức, thiếu tính kiên trì bên bỉ. Chất lượng công tác Đoàn chưa có chuyển biến nhiều. Các giải pháp về công tác giáo dục chưa được thực hiện bài bản. Tổ chức Đoàn còn lúng túng trong việc xây dựng các tiêu về chuẩn mực cán bộ Đoàn, đoàn viên. Còn thiếu các mô hình cụ thể ở các khối đối tượng.
Việc thu hút, tập hợp thanh niên chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Điệu kiện, phương tiện hoạt động đoàn, hội, chính sách cho cán bộ đoàn, nhất là cán bộ cơ sở Đoàn có nhiều bất cập. Công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên chưa đạt được hiệu quả. Chất lượng tổ chức đoàn nhiều nơi còn hạn chế.
Sử dụng phương pháp đối thoại trong quá trình tiến hành các lớp học, hội nghị, hội thảo chưa thực sự hiệu quả, giữa chủ thể giáo dục và người được giáo dục ít có sự thông tin hai chiều, ít có sự phản hồi thông tin, chủ thể giáo dục chủ yếu là cung cấp thông tin mang tính chất một chiều.
Song, nêu gương và ám thị là hai phương pháp mang lại hiệu quả giáo dục cao. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này cũng chưa được sử dụng hiệu quả trong các lớp học, các lễ hội. Thanh niên huyện Phúc Thọ, ít được tiếp xúc với những cán bộ lão thành cách mạng, cấp ủy, chính quyền do đó họ không được trực tiếp lắng nghe sự chia sẻ, lời khuyên bảo của những người có chữ tín.
Các phương tiện hiện đại tạo cơ hội cho thanh niên tiếp cận công nghệ thông tin, có khả năng thu hút thanh niên rất cao và có tác dụng tích cực trong giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên. Nhưng mặt khác, không kể đa số thanh niên tận dụng được sự phát triển của công nghệ thông tin làm cơ hội để tích lưu thêm sự hiểu biết và kỹ năng, khẳng định bản thân mình, thì ngược lại 1 bộ phận thanh niên lại bị chi phối bởi chiều hướng ngược lại. Họ lãng phí thời gian vào game hay lang thang trên các trang mạng không lành mạnh. Trên thực tế không ít thanh niên bị tác động bởi các thông tin phản diện. Nhiều thông tin chưa rõ ràng, thanh niên đều tra trên google, sự đúng sai như thế nào là điều chúng ta chưa kiểm soát được. Hơn thế nữa, sự tập họp của thanh niên trên mạng của các thanh niên bắt đầu lan sang những vẫn đề chính trị, an ninh quốc phòng, các cuộc đấu tranh tư tưởng trên hệ thống thông tin truyền thông, đặc biết là trên internet thực sự đã diễn ra.
Như vậy, từ những phân tích về hạn chế của phương thức, phương tiện trên đây có thể thấy rằng: Mặc dù có những sự cố gắng và nỗ lực nhất định nhưng công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên của Phúc Thọ vẫn còn có những điểm hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới.
2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế - Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức vai trò quan trọng giáo dục đạo đức đạo đức cách mạng cho thanh niên, ở các cấp ủy và chính quyền cơ sở cũng như các phòng, ngành chưa cao dẫn đến sự chỉ đạo còn hạn chế, chưa sâu rộng.
Tổ chức Đoàn thanh niên của một số địa phương còn thiếu nhạy bén, chủ động, cá biệt còn trông chờ ỉ lại cấp trên. Năng lực trình độ cũng không ít cán bộ đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Điều kiện kinh phí, phương tiện hoạt động của đoàn, hội chính sách cho cán bộ đoàn, chất là cán bộ đoàn cơ sở có nhiều bất cập.
Hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên còn nhiều bất cập, tổ chức quản ý nhà nước về công tác thanh niên và cơ chế phối hợp liên ngành thực hiện công tác thanh niên chưa đầy đủ và rõ ràng. Nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên và các tổ chức thanh niên chậm thích ứng với sự biến đổi nhanh chống của tình hình thanh niên.
Công tác giáo dục đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, phòng chống tệ nạn xã hội, hoạt động văn hóa, thể thao, báo chí, xuất bản gắn với việc phát triển toàn diện thanh niên còn nhiều khuyết điểm, nhưng chậm được khắc phục và ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức cách