Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo pháp luật EU

Một phần của tài liệu Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 64 - 73)

Pháp luật của EU về chống bán phá giá

Biện pháp phòng vệ được sử dụng đầu tiên và nhiều nhất tại EU là kiện chống bán phá giá. Hệ thống chống bán phá giá của EU được điều chỉnh bởi Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời năm 1968 và đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần chủ yếu nhằm đưa những nội dung mới của việc thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994 (Hiệp định Chống bán phá giá 1994) vào luật của EU hiện nay. Luật chống bán phá giá áp dụng đối với tất cả các nước thành viên EU. Luật sửa đổi năm 1996 đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá theo bốn điều kiện: (i) Các sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá (tức là bán với mức giá thấp hơn giá trị thông thường); (ii) Ngành công nghiệp nội địa ("ngành công nghiệp của Liên minh") đang phải gánh chịu thiệt hại vật chất hoặc đang đe dọa bị thiệt hại; (iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa mặt hàng nhập khẩu phá giá và những thiệt hại đối với ngành công nghiệp nội địa; và (iv) Việc áp dụng các biện pháp là vì lợi ích của Liên minh. Yêu cầu "việc

Hiệp ước chống bán phá giá của WTO và đây chính là cơ sở quan trọng cho các nhà xuất khẩu để chống lại việc thi hành các biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo pháp luật về chống bán phá giá của EU, bên làm đơn kiện chống bán phá giá có thể là một thể nhân, một pháp nhân, một hiệp hội hoặc một liên đoàn đại diện cho tối thiểu 25% tổng sản lượng mặt hàng đó tại các nước EU. Một Ủy ban Tư vấn gồm đại diện của các nước thành viên EU và do đại diện của Ủy ban châu Âu làm chủ tịch sẽ xem xét đơn kiện. Ủy ban châu Âu sẽ tiến hành điều tra chống bán phá giá nếu đơn kiện được đánh giá là cung cấp đầy đủ bằng chứng việc bán phá giá và những tổn thất vật chất. Ủy ban châu Âu phải quyết định tiến hành điều tra hay khước từ đơn kiện trong vòng 40 ngày kể từ khi nhận được đơn kiện. Ủy ban châu Âu sau đó sẽ cho đăng quyết định điều tra chống bán phá giá trên Công báo. Quyết định này bao gồm tên sản phẩm sẽ bị điều tra, tên nước xuất xứ của sản phẩm đó và tóm tắt những thông tin Ủy ban đã nhận được. Trong trường hợp liên quan đến Việt Nam, Ủy ban châu Âu sẽ tìm một nước có những điều kiện tương tự với Việt Nam để xác định trị giá thông thường của mặt hàng đang bị điều tra. Trên thực tế, Ủy ban Châu Âu thường chọn các nước có giá cao hơn giá của các doanh nghiệp liên quan của Việt Nam để làm tăng biên độ phá giá của các vụ điều tra. Mặc dù vậy, các nhà xuất khẩu mặt hàng đang bị điều tra vẫn có thể làm đơn xin được xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường nếu chứng minh được rằng họ hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường và không có sự can thiệp của Nhà nước. Nếu đơn xin công nhận quy chế kinh tế thị trường được chấp nhận, giá trị thông thường sẽ được tính toán trên cơ sở các thông tin về giá thành do nhà xuất khẩu cung cấp. Trong trường hợp đơn xin công nhận quy chế thị trường bị từ chối, các nhà xuất khẩu vẫn có thể tìm cách chứng minh họ hoạt động không có sự can thiệp của nhà nước đối với giá xuất khẩu và như vậy họ có quyền yêu cầu được đối xử riêng rẽ khi EU tính toán thuế chống bán phá giá.

Trong một số vụ điều tra liên quan đến nhiều nhà xuất khẩu, do rất khó hoàn thành được việc điều tra trong một thời gian nhất định, Ủy ban Châu Âu có thể áp dụng việc lấy mẫu, tức là chọn một số công ty để điều tra kỹ và kết quả điều tra các công ty mẫu này sẽ là cơ sở để xác định thực trạng đối với các công ty không bị điều tra trực tiếp. Uỷ ban châu Âu chỉ tính toán trên cơ sở thông tin do các nhà xuất khẩu được chọn làm mẫu cung cấp để xác định biên độ phá giá cho các nhà xuất khẩu khác. Trong trường hợp này, tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn được chọn làm mẫu để được điều tra trực tiếp trên cơ sở thông tin của chính công ty mình.

Thuế chống bán phá giá sẽ có hiệu lực năm năm kể từ ngày áp thuế hoặc sau khi có kết luận xem xét lại các biện pháp chống bán phá giá. Thuế chống bán phá giá được tính toán theo thực tế phá giá hay biên độ phá giá. Khi tình hình đã cho thấy rõ là EU sẽ áp thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể cân nhắc việc "cam kết giá" để tránh thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của mình. Cam kết giá là một hình thức của biện pháp chống bán phá giá mà theo đó nhà sản xuất của nước xuất khẩu cam kết sẽ tăng giá xuất khẩu của sản phẩm có liên quan vào thị trường EU tới mức độ không gây thiệt hại, cũng không gây phá giá. Cam kết giá được đưa ra đàm phán với Ủy ban Châu Âu vào giai đoạn cuối của cuộc điều tra chống bán phá giá, khi mức thuế đã được Ủy ban Châu Âu tính toán trên cơ sở biên độ bán phá giá của các nhà xuất khẩu. Cam kết giá có thể được đàm phán đối với thuế chống bán phá giá tạm thời cũng như thuế chống phá giá cuối cùng. Khi Ủy ban Châu Âu chấp nhận cam kết giá thì EU sẽ không áp thuế chống bán phá giá tạm thời hay thuế chống bán phá giá cuối cùng đối với việc nhập khẩu mặt hàng có liên quan sản xuất tại nước xuất khẩu đã cam kết giá. Ủy ban Châu Âu thường rất thận trọng khi chấp nhận hay khước từ cam kết giá của nhà xuất khẩu nước ngoài. Ủy ban châu Âu thường không chấp

đầy đủ trong quá trình điều tra hoặc các nhà xuất khẩu không sản xuất hoặc không xuất khẩu mặt hàng liên quan trong thời gian điều tra.

Pháp luật của EU về chống trợ cấp và biện pháp đối kháng

Pháp luật về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của EU về cơ bản được xây dựng dựa trên các quy định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO (cụ thể là Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng của WTO - SCM). Các quy định liên quan đến điều tra chống trợ cấp và thuế đối kháng cơ bản hiện tại là Quy định của EU số 2026/97 ngày 6 tháng 10 năm 1997 về bảo vệ khỏi hàng nhập khẩu được trợ cấp từ các quốc gia không phải là thành viên của Liên minh Châu Âu (Quy định về chống trợ cấp), sau đó đã được sửa đổi hai lần bởi Quy định của Ủy ban (EU) số 1973/2002 và số 461/2002.

Theo các quy định này, có hiện tượng trợ cấp khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau: (i) Chính phủ của nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu có hỗ trợ về mặt tài chính, hoặc có tài trợ dưới dạng thu nhập hoặc giá cả theo nội dung quy định tại Điều XVI của Hiệp định GATT; và (ii) Tiền trợ cấp được trao cho người nhận.

Trợ cấp được chia ra làm hai loại chính là trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp chung. Việc phân biệt hai loại trợ cấp này là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn tới cách tính thuế đối kháng. Theo pháp luật, trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp tùy thuộc vào kết quả xuất khẩu theo luật hoặc trên thực tế. Trợ cấp tùy thuộc vào luật thường bao gồm luật mà gắn kết việc nhận trợ cấp với hoạt động xuất khẩu. Ví dụ, Chính phủ có thể quyết định giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế liên quan trực tiếp đến doanh số xuất khẩu. Một ví dụ điển hình khác về trợ cấp xuất khẩu là giảm thuế gián tiếp hay giảm thuế nhập khẩu. Trợ cấp phụ thuộc vào kết quả xuất khẩu trên „thực tế‟ khi mà dữ liệu chỉ ra rằng ưu tiên trợ cấp gắn liền với hoạt động xuất khẩu. Do đó cần phải kiểm tra

các điều kiện trong đó trợ cấp được tiến hành để xác định trợ cấp được ban hành có phải là trợ cấp xuất khẩu hay không.

Tại EU, cơ quan có thẩm quyền điều tra chống trợ cấp bao gồm: (i) Ủy ban châu Âu, có thẩm quyền tiến hành điều tra trợ cấp và thiệt hại và đề xuất các biện pháp áp dụng; (ii) Hội đồng Châu Âu, có quyền ra các quyết định cuối cùng; và (iii) Ủy ban tư vấn có chức năng đưa ra các ý kiến tham vấn.

Thời hạn để thực hiện quy trình điều tra chống trợ cấp tại EU như sau: (i) Thời hạn khởi xướng điều tra (45 ngày kể từ ngày đệ đơn kiện); (ii) Thời hạn trả lời bảng câu hỏi điều tra ( 30 ngày kể từ ngày nhận được bảng câu hỏi - (bảng câu hỏi được coi là đã nhận được trong vòng một tuần kể từ ngày gửi đi) và thời hạn này có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng; (iii) Thời hạn điều tra (12 tháng kể từ ngày khởi xướng, có thể gia hạn nhưng trong mọi trường hợp phải kết thúc điều tra trong vòng 13 tháng; quyết định áp dụng biện pháp tạm thời được ban hành không quá năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu áp dụng); (iv) Biện pháp tạm thời - được áp dụng không sớm hơn 60 ngày nhưng không muộn hơn chín tháng kể từ ngày khởi xướng điều tra; (v) Đề xuất áp dụng biện pháp cuối cùng (trong vòng một tháng trước khi hết hạn áp dụng mức thuế tạm thời); Yêu cầu rà soát hoàng hôn - trong vòng ba tháng trước khi kết thúc thời hạn áp thuế; và (vi) Thời hạn rà soát - một năm kể từ ngày bắt đầu rà soát.

Một điều cần lưu ý trong quy trình điều tra chống trợ cấp tại EU là điều tra về trợ cấp và thiệt hại được tiến hành đồng thời và quyết định áp thuế đối kháng có tính đến lợi ích cộng đồng, do đó việc tính toán mức trợ cấp khá phức tạp. Trong suốt quá trình khởi kiện chống trợ cấp, các thông tin liên quan đến vụ kiện sẽ được đăng trên Tạp chí chính thức của EU.

Một vụ kiện chống trợ cấp ở EU có thể được bắt đầu bằng đơn kiện của đại diện ngành sản xuất nội địa EU hoặc bằng quyết định của chính Ủy

nội địa) hoặc quyết định tự khởi xướng vụ kiện (của Ủy ban châu Âu) phải tập hợp đủ những thông tin ban đầu chứng minh có việc trợ cấp của hàng nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa.

Điều tra chống trợ cấp bao gồm hai nhóm hoạt động điều tra: (i) Điều tra về trợ cấp - hoạt động điều tra này được thực hiện nhằm tính toán biên độ trợ cấp cụ thể; (ii) Điều tra về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả - hoạt động điều tra này nhằm xác định xem ngành sản xuất nội địa của EU có bị thiệt hại đáng kể hay không và thiệt hại đó có phải do hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp gây ra hay không. Hai hoạt động điều tra này về hình thức đều do Ủy ban châu Âu tiến hành. Trên thực tế, mặc dù do cùng một cơ quan thực hiện nhưng mỗi hoạt động điều tra được giao cho các cán bộ khác nhau, được thực hiện độc lập và song song với nhau. Kết quả điều tra sẽ được tập hợp chung để Ủy ban châu Âu xử lý tiếp theo.

Pháp luật của EU về tự vệ

Ngoài các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, hàng nhập khẩu từ các nước thứ ba vào EU cũng có thể là đối tượng chịu các biện pháp tự vệ dưới dạng hạn chế số lượng hay hạn ngạch. Trong khi các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp cho phép các cơ quan chức năng của EU gây ảnh hưởng tới giá cả của sản phẩm được nhập khẩu thì các biện pháp tự vệ lại cho phép các cơ quan chức năng này định mức số lượng sản phẩm được nhập khẩu vào. Trong Liên minh, cơ chế Tự vệ EU thiết lập các quy tắc thủ tục áp dụng cho các biện pháp tự vệ được các cơ quan chức năng của EU áp dụng. Cơ chế tự vệ EU bao gồm năm quy tắc cơ bản. Liên quan tới những biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm không thuộc mặt hàng dệt may thì khung pháp lý của Liên minh được quy định trong Quy chế Liên minh (EU) số 3285/94 và 519/94. Ngoài ra, đối với một sản phẩm cụ thể, cơ chế tự vệ chuyển tiếp áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc được quản lý theo Quy chế Liên minh (EU) số 427/2003, và một số sửa đổi vĩ

mô của Quy chế này cho các điều khoản của Quy chế 519/94. Quy chế 519/94, Phụ lục II và III của nó, trước đây cũng quy định những vấn đề cụ thể liên quan tới sản phẩm của Trung Quốc. Các biện pháp tự vệ lên mặt hàng dệt may được quy định trong Quy chế Liên minh (EU) số 3030/92 và 517/94.

Việc áp cơ chế tự vệ lên các sản phẩm có xuất xứ từ một quốc gia đang phát triển là thành viên của WTO bị cấm trong những trường hợp: (i) Lượng hàng nhập khẩu không vượt quá 3% tổng lượng sản phẩm có liên quan được Liên minh nhập khẩu; và (ii) Các quốc gia đang phát triển thành viên có thị phần nhập khẩu thấp hơn 3% không vượt quá 9% tổng lượng hàng nhập khẩu của Liên minh.

Để áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia có nền kinh tế thị trường, theo quy định của EU, phải đáp ứng ba điều kiện sau. Thứ nhất, sản phẩm nhập khẩu phải gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng tới những nhà sản xuất của EU của sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm trực tiếp cạnh tranh. Thứ hai, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu với thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại. Thứ ba, các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng khi việc áp dụng những biện pháp này vì lợi ích của Cộng đồng.

Về mặt thủ tục, Quy chế Tự vệ quy định thành lập một hội đồng tư vấn bao gồm đại diện của mỗi Quốc gia thành viên với một đại diện của Hội đồng làm Chủ tịch. Việc tham vấn với các quốc gia thành viên liên quan tới việc áp dụng các biện pháp tự vệ đối với một sản phẩm cụ thể sẽ được đưa ra xem xét tại ủy ban tư vấn.

Thủ tục khởi kiện đối với biện pháp tự vệ, bắt đầu bằng việc khởi xướng vụ kiện. Nếu có những bằng chứng đầy đủ và sau khi tham vấn với ủy ban tư vấn, Hội đồng sẽ đăng thông báo bắt đầu tiến hành điều tra trên Công báo. Điểm khác biệt trong thủ tục tố tụng của tự vệ so với chống bán phá giá và chống trợ cấp là Quy chế tự vệ không cho phép ngành sản xuất nội địa

quyền được đệ trình trực tiếp đơn khiếu nại lên Hội đồng. Thay vào đó, ngành sản xuất chịu thiệt hại do sản phẩm nhập khẩu phải chuyển khiếu nại tới Quốc gia thành viên. Thông báo khởi xướng một cuộc điều tra phải được tiến hành trong một tháng kể từ khi nhận được những thông tin cần thiết từ một Quốc gia thành viên. Các Quốc gia thành viên có nghĩa vụ thông báo lên Hội đồng những xu hướng của hàng nhập khẩu cho thấy cần thiết phải giám sát hoặc áp dụng các biện pháp tự vệ.

Khi vụ việc đã được khởi xướng điều tra, Hội đồng sẽ có quyền điều tra rộng rãi và có thể thu thập tất cả những thông tin được cho là cần thiết để đưa ra kết luận. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng tất cả những thông tin hiện có về sự phát triển trên thị trường của sản phẩm thuộc diện điều tra. Nếu một bên có liên quan cung cấp những thông tin

Một phần của tài liệu Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)