và đặc điểm của các biện pháp này
Về bản chất, các biện pháp phòng vệ thương mại là các công cụ được phép của nước nhập khẩu áp dụng nhằm hạn chế sự cạnh tranh về hàng hóa từ các công ty nước ngoài để bảo vệ lợi ích cho ngành công nghiệp nội địa. Do đó, pháp luật Hoa Kỳ về phòng vệ thương mại được soạn thảo cũng với mục đích hỗ trợ ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ để đảm bảo ngành sản xuất
trong nước được hưởng lợi từ các biện pháp đó. Đây được xem như một công cụ hiệu quả của Hoa Kỳ trong sự cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài, xuất phát từ đặc điểm và tính chất bảo hộ của các biện pháp này.
Nhìn chung, pháp luật Hoa Kỳ có nhiều điểm bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài. Pháp luật về chống bán phá giá nói riêng và phòng vệ thương mại nói chung của Hoa Kỳ có từ những năm đầu thế kỷ XX, cụ thể là năm 1916, sau đó được định hình rõ ràng trong Luật thuế quan năm 1930 và từ đó đến nay tiếp tục được bổ sung thêm trở thành một hệ thống hoàn chỉnh các quy định kỹ thuật phức tạp, tinh vi theo hướng bảo vệ tối đa quyền lợi của các nhà sản xuất nội địa. Có thể dễ dàng nhận thấy các Hiệp định trong WTO vẫn thể hiện một phần quan trọng quan điểm của Hoa Kỳ và do đó, hệ thống pháp luật phòng vệ thương mại "mang tính bảo hộ" của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục được duy trì đến nay.
Tại Hoa Kỳ, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng nhằm chống lại hiện tượng hàng hóa nước ngoài được nhập khẩu vào Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự nội địa Hoa Kỳ. Biện pháp chống trợ cấp áp dụng nhằm chống lại hiện tượng bán hàng hóa nước ngoài được trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự nội địa Hoa Kỳ. Và biện pháp tự vệ được áp dụng trong trường hợp cần bảo vệ ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ trước hiện tượng hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành này.
Ngoài các biện pháp phòng vệ nêu trên, Hoa Kỳ còn quy định nhiều biện pháp phòng vệ thương mại khác áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Hoa Kỳ (ví dụ Biện pháp về sở hữu trí tuệ quy định tại Chương 337 - Bộ Luật Tổng hợp USC của Hoa Kỳ; Biện pháp về tiếp cận thị trường quy định tại Chương 301, Biện pháp hạn chế thương mại vì lý do an
nhóm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ là thường xuyên và rộng rãi nhất.
Về tính chất, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ được sử dụng để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh (bán phá giá, bán hàng được trợ cấp) của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài khi nhập khẩu hàng vào Hoa Kỳ. Trường hợp của biện pháp tự vệ thì các hoạt động cạnh tranh của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan vẫn hoàn toàn "lành mạnh" tuy nhiên lại gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ. Do có sự khác biệt cơ bản về tính chất mặc dù các thủ tục và điều kiện điều tra gần tương tự nhau, hệ quả của nhóm các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp không giống với trường hợp của biện pháp tự vệ. Cụ thể, trong khi biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp là "biện pháp trừng phạt" một chiều đối với nhà xuất khẩu có hành vi thương mại không công bằng (chủ yếu thông qua việc bị áp dụng các mức thuế bổ sung khi nhập khẩu mặt hàng liên quan vào Hoa Kỳ) mà Hoa Kỳ có thể thực hiện mà không mất gì thì biện pháp tự vệ lại không phải biện pháp "miễn phí" như vậy: việc xuất khẩu vào Hoa Kỳ của nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài bị hạn chế (bằng các biện pháp như cấm nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch, thuế bổ sung… đối với sản phẩm liên quan) nhưng Hoa Kỳ cũng phải bồi thường cho nước xuất khẩu (bằng cách giảm thuế cho các mặt hàng khác với trị giá thương mại tương tự). Ngoài ra, khác biệt về tính chất này cũng tạo ra những khác nhau trong điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ so với điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp (ví dụ thiệt hại phải là nghiêm trọng, việc áp dụng biện pháp tự vệ phải chịu nhiều hạn chế về thời gian và mức độ…).
Một đặc điểm nổi bật khác trong hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ là những quy định đặc biệt phức tạp về thủ tục, đặc biệt là thời hạn các trình tự thông báo, các bước tiến hành một hoạt động… Đây là
những yếu tố được đánh giá là "làm nản lòng" các bị đơn nước ngoài cũng như tước đoạt của họ khá nhiều quyền lợi thực chất khi lỡ không đáp ứng đúng.