Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 112 - 115)

II Tình hình thực hiện Vốn thực hiện của khu vực

3.2.1. Các giải pháp chung

Hiện nay, Việt Nam, với đặc điểm là nền kinh tế đang phát triển và hội nhập quốc tế, phải đối mặt với tình trạng bán phá giá của hàng hóa nước ngoài tại thị trường nội địa và tình trạng hàng hóa xuất khẩu bị áp dụng các biện pháp bảo hộ tại thị trường nước ngoài, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng như làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu, hình ảnh và uy tín của Việt Nam. Trong bối cảnh này, để có thể ngăn ngừa sự tác động tiêu cực nêu trên của nhóm các biện pháp phòng vệ thương mại do nước nhập khẩu áp dụng, Việt Nam cần áp dụng tổng thể các giải pháp pháp lý cũng như các giải pháp chung toàn diện làm hành trang cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia giao lưu kinh tế quốc tế.

Bên cạnh đó, cần tìm kiếm các biện pháp tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu để ngăn chặn và hạn chế những biện pháp phòng hộ thương mại nhằm đối xử phân biệt hoặc hạn chế hàng xuất khẩu từ Việt Nam, hạn chế được sự bất lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam khi bị nước nhập khẩu xem xét vấn đề có áp dụng các biện pháp phòng hộ thương mại hay không.

Mặt khác, để giảm thiểu nguy cơ bị lạm dụng và đảm bảo ứng phó hiệu quả với các vụ điều tra phòng vệ của nước nhập khẩu, trước hết các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần chủ động hơn nữa trong việc theo dõi, cảnh báo các nguy cơ, tránh tăng trưởng xuất khẩu đột biến trong thời gian ngắn một mặt hàng cụ thể vào các thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng hàng hóa và dịch vụ khi phát triển thị trường. Nhằm giúp cung

cấp các thông tin cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra Chống bán phá giá từ các thị trường nhập khẩu, Bộ Công thương đã vận hành hệ thống cảnh báo sớm các vụ điều tra Chống bán phá giá từ năm 2010 tại địa chỉ: www.canhbaosom.vn.

Ngoài ra, để bảo vệ lợi ích của ngành hàng tại thị trường trong nước trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần theo dõi chặt chẽ số liệu thống kê sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu đang có hành vi bán phá giá, nhận trợ cấp để cạnh tranh không lành mạnh, thu thập chứng cứ cần thiết theo quy định của pháp luật phòng vệ thương mại, cung cấp cho cơ quan điều tra (Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương) và đề xuất khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ với hàng hóa nhập khẩu. Đây là biện pháp hiệu quả bảo vệ sản xuất trong nước, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái hiện nay. Với bản thân các doanh nghiệp, các chuyên giá khuyến cáo, khi bị kiện chống bán phá giá, trợ cấp, các doanh nghiệp cần tích cực, chủ động tham gia kháng kiện và phối hợp đoàn kết giữa các doanh nghiệp với nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn được lựa chọn làm bị đơn bắt buộc là rất cần thiết để đạt được kết quả cuối cùng có tác động rất lớn đến doanh nghiệp toàn ngành. Theo quy định của Hoa Kỳ thì chỉ có một số doanh nghiệp được lựa chọn làm bị đơn bắt buộc và được tính mức thuế suất riêng, mức thuế của các doanh nghiệp còn lại sẽ được tính dựa trên mức thuế của những doanh nghiệp được lựa chọn làm bị đơn bắt buộc. Do đó, các doanh nghiệp còn lại nên tham gia vào vụ kiện với tư cách là bị đơn tự nguyện bằng cách gửi thông tin tự giới thiệu mình với cơ quan điều tra và trả lời bảng câu hỏi điều tra. Đồng thời các doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bởi vai trò của Nhà nước có tác động rất lớn trong vận động hành lang.

Ngoài ra, để giảm thiểu động cơ kiện chống bán phá giá của các nhà sản xuất nội địa, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm nhằm chứng minh hàng hóa Việt Nam không phải là đối thủ cạnh

tranh với các doanh nghiệp trong nước. Những sản phẩm bị kiện của Việt Nam thường rơi vào những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, sản xuất hàng loạt, sử dụng nhiều tài nguyên môi trường… Do đó các doanh nghiệp cần tăng cường sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn bằng cách đầu tư máy móc, công nghệ nhằm ngăn ngừa các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Khi Việt Nam tham gia vào WTO cũng như các Hiệp định thương mại tự do, khả năng xảy ra những "làn sóng" về kiện chống bán phá giá là không thể tránh khỏi. doanh nghiệp nên xem đây là một trong những hoạt động, sân chơi bình đẳng trong hoạt động xuất khẩu. Khi gặp phải những vụ kiện này, doanh nghiệp phải giữ vai trò chủ động, trung tâm vì doanh nghiệp là những đối tượng bị kiện, ngay cả trong các vụ kiện chống trợ cấp cũng phải tham gia trả lời các bảng câu hỏi. Đặc biệt trong các vụ kiện chống bán phá giá, kết quả của các vụ kiện cũng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, sự tham gia chủ động doanh nghiệp mới có thể giữ vững được thị trường xuất khẩu của mình. Khi tham gia, quan trọng nhất là phối hợp với hiệp hội thuê luật sư ngay từ đầu để được tư vấn đầy đủ về cách thức trả lời các bảng câu hỏi, nộp bảng câu hỏi đúng hạn và chất lượng thông tin phải đảm bảo vì bảng trả lời là cơ sở để xác định mức thuế suất.

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, dù xuất khẩu mặt hàng nào, đến thị trường nào cùng cần hết sức tỉnh táo, có kế hoạch đối phó với nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Các doanh nghiệp cần tính đến chiến lược phát triển đa dạng thị trường và chuyển dần sang cạnh tranh bằng chất lượng thay vì bằng giá. Trước mắt, khi những yếu tố này chưa thể thực hiện được triệt để, doanh nghiệp cần thường xuyên quan sát thị trường (kết hợp với các nhà nhập khẩu) để phát hiện nguy cơ sớm, từ đó chủ động phòng tránh, đối phó.

Hơn nữa, trong mọi vụ kiện, việc kê khai các thông tin chi tiết về sản xuất là yếu tố mang tính quyết định khi xác định mức thuế, vì vậy doanh

ra, dù các vụ kiện có thể không liên quan đến việc hiểu biết pháp luật thị trường nước ngoài, nhưng để đối phó với các vụ kiện này thì việc phải hiểu biết pháp luật để từ đó có hành động đúng là rất quan trọng, nên doanh nghiệp cần hiểu đúng về bản chất của nguy cơ này và coi đó như một loại rủi ro trong kinh doanh để có chiến lược đối phó thích hợp và kịp thời.

Sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời và có trách nhiệm của cả nhà nước và doanh nghiệp là rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng của việc tham kiện. Doanh nghiệp và Chính phủ cũng cần có một cơ chế linh hoạt, khoa học với sự phân công trách nhiệm cụ thể giữa các cơ quan liên quan và đầy đủ nguồn lực để có thể phản ứng kịp thời và hiệu quả trong những vụ việc như vậy.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến cho các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam về pháp luật của Việt Nam và quốc tế, về các quy định và thực tiễn của các thiết chế kinh tế thương mại quốc tế, cũng như các quy định pháp luật nội địa của các thị trường nước ngoài quan trọng sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm kiến thức để tự bảo vệ mình.

Đặc biệt, việc tổ chức các nhà sản xuất, xuất khẩu thành các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đối phó và hạn chế hậu quả xấu có thể có trong các vụ kiện liên quan đến bảo hộ thương mại.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)