II Tình hình thực hiện Vốn thực hiện của khu vực
3.1.2.4. Các tác động khác
Ngoài ra, có thể thấy việc các nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đã gây tổn hại đến lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Cụ thể, ngay từ bước đầu tiên, các doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu những tổn thất về tài chính ngay từ những ngày đầu tiến hành điều tra vụ kiện. Chi phí này thường bao gồm các chi phí liên quan đến trả lời câu hỏi, thuê luật sư tư vấn, chi phí vận động hành lang, tham gia tố tụng… Thời gian vụ kiện càng kéo dài, chi phí này càng tăng lên và tác động tới khả năng tài chính của doanh nghiệp xuất khẩu.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, mỗi sự vật hiện tượng đều có tác dụng hai mặt. Các biện pháp phòng vệ thương mại rõ ràng khi được áp dụng và lạm dụng bởi các nhà nhập khẩu đã ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Mặc dù vậy, cũng không thể không thừa nhận những tích cực nhất định các biện pháp này mang lại. Đó là các biện pháp phòng vệ thương mại bản thân nó cũng lại là "vũ khí" cho chính các doanh nghiệp Việt Nam trên "sân nhà" để ngăn ngừa sự tác động tiêu cực, sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu tại Việt Nam. Ngoài ra, từ thiệt hại từ các vụ kiện phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam đã biết cách đoàn kết hơn, liên kết với nhau, và tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trong các vụ kiện. Mặt khác, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam do đó
cũng đòi hỏi phải được nâng cao chất lượng, giá thành sản xuất, do đó có thể nhận định bản thân các biện pháp phòng vệ thương mại cũng có vai trò kích thích nâng cao năng suất lao động cho ngành sản xuất của Việt Nam.