Tổng quan về tác động của phòng vệ thƣơng mại và kinh nghiệm ứng phó của Việt Nam

Một phần của tài liệu Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 103 - 106)

nghiệm ứng phó của Việt Nam

Trên cơ sở 47 vụ kiện chống bán phá giá, 04 vụ kiện chống trợ cấp và 09 vụ kiện tự vệ mà hàng hóa Việt Nam có liên quan, có thể thấy tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại tới nền kinh tế Việt Nam là rất lớn. Tác động ngược chiều là các biện pháp này khi được áp dụng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao, kinh tế quốc tế giữa các quốc gia với Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như uy tín của Việt Nam trên thế giới. Tác động thuận chiều, bản thân Việt Nam cũng có thể áp dụng công cụ này để bảo vệ chính mình trên "sân nhà" tránh nguy cơ cạnh tranh ồ ạt của hàng nhập khẩu, đồng thời nâng cao chất lượng hàng hóa, để tăng sức mạnh cạnh tranh đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có những trang bị cần thiết trong quan hệ thương mại quốc tế.

Một thực tế là trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu của nước ta liên tục tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, làm cho thâm hụt cán cân thương mại ngày một lớn. Trong số các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn, không loại trừ có những mặt hàng được bán phá giá hoặc có trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu. Từ khi trở thành thành viên

của WTO, Việt Nam có quyền sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong các vụ việc phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích hợp pháp sản xuất trong nước. Tuy nhiên, những năm qua, dù hàng nước ngoài ồ ạt tràn vào Việt Nam, lấn chiếm thị trường, nhập nhằng chất lượng, giá cả nhưng đa số doanh nghiệp trong nước vẫn chưa sử dụng công cụ này để bảo vệ nền sản xuất. Vụ việc kính nổi ngoại nhập tràn vào thị trường nội, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera được Công ty Kính nổi Viglacera và Công ty trách nhiệm hữu hạn Kính nổi Việt Nam ủy quyền đã gửi đơn tới Bộ Công thương yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng này. Ngay sau đó, Bộ Công thương đã có quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu, tác động vào thị trường, làm giảm nhập khẩu mặt hàng này, gián tiếp giúp doanh nghiệp trong nước tăng lượng hàng bán ra. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tham gia bảo hộ thị trường như thế không nhiều. Các nhà sản xuất trong nước đa phần chưa thực sự hiểu hết lợi ích, tác dụng của các biện pháp phòng vệ thương mại. Ngoài ra, việc điều tra thường diễn ra trong thời gian khá dài (6-9 tháng) và hiệu quả của các công cụ này không thể "nhìn thấy" ngay lập tức trên thị trường nội địa, do vậy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ít biết hoặc chưa tận dụng hết "tác dụng" của công cụ này để bảo vệ một cách hợp pháp ngành sản xuất trong nước trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh (bán phá giá, nhận trợ cấp) của hàng hóa nhập khẩu.

Một điều đáng lưu ý là khi kinh tế toàn cầu khó khăn, cầu trong nước của các nền kinh tế sẽ tiếp tục suy giảm mạnh, Chính phủ các nước sẽ bị gia tăng sức ép phải tăng cường các biện pháp bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Trong đó, rào cản thương mại ở mức độ tinh vi và hiệu quả hơn là một lựa chọn ưa thích của các nền kinh tế, nhất là các nền kinh tế phát triển. Theo đó, các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ chắc chắn sẽ tăng mạnh tới mức có thể bị lạm dụng. Bên cạnh đó, các hiện tượng gian lận thương mại, lẩn tránh thuế chống bán phá giá ngày càng tăng khiến các trị trường Mỹ, EU ngày càng nghiêm ngặt

tại một số thị trường và không thể xuất khẩu sang các thị trường đó được nữa thì lại luân chuyển đầu tư những sản phẩm bị áp thuế chống bán phá giá sang Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá này là một trong những nguyên nhân khiến hàng hóa Việt Nam bị đánh thuế tăng lên theo dòng chảy của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Theo số liệu thống kê của VCCI, cho đến nay, trong giao thương quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 47 vụ kiện chống bán phá giá, 4 vụ kiện chống trợ cấp và 9 vụ kiện tự vệ do các nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Điều đáng nói là số vụ kiện đang có xu hướng tăng lên đáng kể theo từng năm. Tình hình trên cho thấy, Việt Nam đã và đang phải đương đầu với nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng thị trường, thị phần xuất khẩu. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, những vụ kiện do các nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại không giảm đi mà có xu hướng tăng lên. Điều đáng lưu ý là trước kia, các sản phẩm bị kiện chống bán phá giá và trợ cấp của Việt Nam thường là những sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn đem lại giá trị gia tăng cao như tôm, cá, da giày… hay những mặt hàng xuất khẩu mà chúng ta có thế mạnh, hoặc ở những thị trường lớn, thì nay, những vụ kiện gần đây không rơi vào những sản phẩm chủ lực của Việt Nam mà chủ yếu là những mặt hàng có kim ngạch nhỏ hay những sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc ở những thị trường mà thị phần của chúng ta còn rất nhỏ. Vụ điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với mặt hàng ống thép (tháng 11/2011) là một ví dụ. Cũng từ vụ việc này, nhiều mặt hàng sau khi bị nước nhập khẩu điều tra áp thuế ở các nước láng giềng đã lan sang Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ hơn nữa tình hình thị trường xuất khẩu để có những phản ứng kịp thời, tránh nguy cơ bị áp các biện pháp phòng vệ thương mại.

Năm 2011, nhờ có kinh nghiệm, hỗ trợ từ Chính phủ, các ngành sản xuất trong nước ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc ứng phó hiệu

quả với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu. Điều này giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, xóa bỏ hình ảnh là một nước nhỏ, chỉ "chịu trận" trước những vụ điều tra của nước ngoài. Trong năm qua, công tác phòng vệ thương mại đạt được những kết quả tích cực nhất định. Lần đầu tiên Việt Nam sử dụng thành công cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và thắng Hoa Kỳ trong vụ việc tôm nước ấm đông lạnh tại WTO. Điều này giúp các Doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ, không cho phép Hoa Kỳ sử dụng các biện pháp tính toán bất hợp lý, gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong các vụ việc điều tra Chống bán phá giá sau này. Sản phẩm cá tra của Việt Nam đã đạt được mức chống bán phá giá thấp trong quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhờ có sự đấu tranh quyết liệt, vận động ngoại giao kết hợp với các biện pháp kỹ thuật, thuyết phục Hoa Kỳ tiếp tục sử dụng Bangladesh làm nước tham chiếu thay cho Philippines trong quá trình tính toán chi phí đầu vào, xác định biên độ phá giá trong cuộc rà soát hành chính lần thứ sáu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cá tra, basa giúp người tiêu dùng quốc tế biết đến mặt hàng này nhiều hơn. Tại EU, việc đấu tranh của Việt Nam trong vụ kiện sản phẩm giày mũ da, thuế chống bán phá giá đã được dỡ bỏ sau 5 năm. Đó là kết quả của việc kết hợp khéo léo, hợp lý giữa sử dụng các biện pháp kỹ thuật và vận động ngoại giao ở các cấp, các ngành. Kết quả này giúp ngành giày Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường EU và từng bước trở lại thị trường này.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)