Các giải pháp pháp lý

Một phần của tài liệu Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 115 - 127)

II Tình hình thực hiện Vốn thực hiện của khu vực

3.2.2. Các giải pháp pháp lý

Các giải pháp pháp lý để ngăn ngừa sự tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại tới việc xuất khẩu của Việt Nam bao gồm: (i) kiến nghị việc điều chỉnh trong pháp luật phòng vệ thương mại tại quốc gia nhập khẩu hàng hóa để ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam; và (ii) nhóm các biện pháp áp dụng tại thị trường nội địa Việt Nam.

Cụ thể, trên cơ sở nghiên cứu các quy định về phòng vệ thương mại của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam có thể xem xét ký kết các Hiệp định, các Điều ước quốc tế đa phương với các quốc gia xuất khẩu, trong đó thống nhất những cách thức, những điều khoản pháp lý phù hợp liên quan đến việc

áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, để hạn chế và ngăn ngừa sự tác động và ảnh hưởng tiêu cực của pháp luật nước ngoài về phòng vệ thương mại đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong các thỏa thuận thương mại quốc tế, Việt Nam cũng cần chủ động đề xuất và kiến nghị những thỏa thuận thích đáng về phòng vệ thương mại trên cơ sở các chuẩn mực thương mại quốc tế, tránh tình trạng để bên ký kết nước ngoài tự do đơn phương áp dụng pháp luật nước họ.

Nggoài ra, có thể xem xét vận dụng nguyên tắc “có đi có lại” trong đối xử thương mại, để hạn chế việc lạm dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế như WTO, Asean…do vậy có thể đề xuất với tư cách thành viên việc hiệu chỉnh, sửa đổi các quy tắc, điều khoản cho phù hợp, từ đó đảm bảo sự phát triển hài hòa và áp dụng đồng nhất các biện pháp phòng vệ thương mại, để hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang các quốc gia thành viên của các tổ chức này sẽ ko bị thiên lệch đối xử, ko bị lạm dụng việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại dẫn đến cản trở tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam.

Xét về tổng thể và lâu dài, các chuyên gia nhận định và khuyến cáo, mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài đối với Việt Nam là cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng vệ thương mại nói chung và pháp luật về chống bán phá giá nói riêng để vừa đảm bảo ngăn chặn và xử lý các hành vi bán phá giá của hàng nhập khẩu nước ngoài nhằm bảo vệ thị trường nội địa, vừa đấu tranh chống lại sự lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Trên cơ sở kết quả rà soát của Ban pháp chế, VCCI, có thể thấy không có quy định nào của pháp luật thực định của Việt Nam trái hay mâu thuẫn với quy định của WTO về cùng vấn đề. Do vậy, về mặt nguyên tắc, Việt Nam không có bất kỳ nghĩa vụ nào trong việc điều chỉnh, sửa đổi các văn bản hiện

hành về chống bán phá giá và chống trợ cấp để tuân thủ cam kết WTO. Tuy nhiên, do các chế định hiện tại còn khá sơ sài nên có thể sẽ có vấn đề nảy sinh trong quá trình thực thi trên thực tế (trong khuôn khổ một vụ việc cụ thể) có thể dẫn tới việc vi phạm các nguyên tắc liên quan của WTO. Các vấn đề có thể nảy sinh như: thiếu các quy chuẩn cụ thể khiến các chủ thể (đặc biệt là cơ quan điều tra) có hành động tùy nghi và kết quả là gây ra tác động hoặc làm phương hại đến việc thực hiện các quy định có liên quan của WTO (ví dụ: Nếu không có quy định cụ thể về bảng câu hỏi, về quy trình phân tích đánh giá các yếu tố liên quan, việc điều tra có thể bị kéo dài và do đó vi phạm quy định về thời hạn của WTO), thiếu các quy định cụ thể đảm bảo tính khả đoán

và ổn định của quá trình điều tra có thể là một nguy cơ dẫn tới thiếu minh bạch, từ đó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan, và do đó vi phạm nguyên tắc liên quan của WTO (ví dụ: Nếu không có quy định về

cách thức tiếp cận thông tin thì quyền lợi của các bên liên quan sẽ bị ảnh hưởng (do tiếp cận thông tin chậm, không đầy đủ nên khó chuẩn bị lập luận và chứng cứ để tự bảo vệ mình chẳng hạn).

Vì vậy, các giải pháp pháp lý có thể đề xuất để áp dụng hiện nay để hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam là:

Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành các quy định về các biện pháp phòng vệ chính đáng

Để hướng dẫn các Pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Chính phủ đã ban hành các văn bản dưới hình thức nghị định (Nghị định số 90/2004/NĐ-CP, Nghị định số 89/2004/NĐ-CP, Nghị định số 150/2003/NĐ-CP và Nghị định số 06/2005/NĐ-CP) trong đó có các quy định chi tiết và các hướng dẫn thi hành một số điều chưa được quy định cụ thể trong các Pháp lệnh liên quan. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 106/2005/TT-BTC ngày 05/12/2005 về việc hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Như vậy, có thể thấy cho đến nay hệ thống văn bản

quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn việc thực hiện áp dụng các biện pháp phòng vệ chính đáng đã tương đối đầy đủ và đã có thể thực thi được. Tuy nhiên, để tạo điều kiện hơn nữa cho các cơ quan thực thi cũng như cho các doanh nghiệp, một số mẫu văn bản (ví dụ như: mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) cần thiết được soạn thảo và ban hành sớm, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thực tế của doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục soạn thảo và thông qua các văn bản pháp lý để hướng dẫn chi tiết (cả về thủ tục và nội dung) việc thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ các vụ điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. Việc soạn thảo cần đi theo hướng:

- Ghi nhận và nội luật hóa các quy định chi tiết có liên quan trong ba Hiệp định liên quan của WTO (ADA, SG, SCM);

- Nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan của các nước thành viên WTO và chuyển hóa một cách hợp lý vào điều kiện của Việt Nam;

- Xây dựng các Bảng câu hỏi điều tra mẫu, các Bản hướng dẫn về thủ tục hành chính cụ thể áp dụng cho cơ quan có thẩm quyền điều tra và các chủ thể liên quan.

Các Bảng câu hỏi hay Bản hướng dẫn như thế này có thể không ở dưới dạng một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể mà chỉ là hướng dẫn thực tiễn nhưng sẽ có ý nghĩa với việc triển khai các vụ điều tra trên thực tế. Việc xây dựng các văn bản hướng dẫn này có thể được thực hiện trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh và thực tiễn phong phú về vấn đề này. Những kinh nghiệm thực tế của các vụ việc ở Việt Nam có thể sẽ là nguồn rất tốt để điều chỉnh các văn bản này.

Tóm lại, về cơ bản pháp luật Việt Nam cần được hoàn thiện nhiều hơn nữa, chủ yếu theo hướng bổ sung quy định chi tiết cho các quy định "khung" hiện tại.

Đối với EU, Hiệp định tự do thương mại với EU ngoài kỳ vọng cắt giảm các loại thuế quan vào EU, hy vọng sẽ là cơ hội hạn chế khối quốc gia này áp dụng các hàng rào phi thuế quan đối với các sản phẩm của Việt Nam. Rào cản phi thuế quan lớn nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU liên quan đến việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại của EU, chủ yếu là chống bán phá giá cũng như các biện pháp kiểm dịch động thực vật và các rào cản kỹ thuật. Việc này phụ thuộc khá nhiều vào việc đàm phán để EU công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không đạt được sự công nhận này, Việt Nam nên đàm phán với EU về khung thời gian thích hợp cho việc công nhận này và phải đảm bảo thời hạn này tương ứng với thời hạn mà Trung Quốc sẽ được xem là nền kinh tế thị trường theo WTO. Ngoài ra, Việt Nam cần chủ động ký kết các thỏa thuận công nhận chung và thỏa thuận tương đương trong từng trường hợp cụ thể với EU. Dù rằng việc đạt được các thỏa thuận về các công cụ để thuận lợi hóa thương mại là rất phức tạp, đây vẫn là mục tiêu rõ ràng nhất của các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreements - FTA), vì vậy đây phải là vấn đề được ưu tiên trong các đàm phán FTA. Việc đạt được các thỏa thuận như vậy, đặc biệt trong những lĩnh vực mà hàng xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội tiếp cận thực sự hoặc tiềm năng vào thị trường EU sẽ mang lại cho các nhà sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh Việt Nam những lợi thế so sánh lớn và điều kiện ưu tiên tiếp cận thị trường, những lợi thế có thể tương đương hoặc thậm chí lớn hơn những nhượng bộ thuế quan trong FTA. Các công cụ thuận lợi hóa thương mại cũng mang đến cho Việt Nam cơ hội để trở thành trung tâm chế biến (ví dụ, như đã từng thấy, cơ hội để nhập khẩu thủy sản của nước thứ ba, ví dụ như các sản phẩm của Bangladesh, chế biến tại Việt Nam theo những tiêu

chuẩn nghiêm ngặt của EU và tái xuất khẩu sang EU) và tận dụng khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn liên quan của EU cũng như những ưu đãi FTA với EU.

Khi xuất khẩu của Việt Nam sang EU thường xuyên bị cản trở bởi sự áp đặt các biện pháp rào cản phi thuế của EU, Việt Nam cũng có thể xem xét việc đưa vào FTA với EU cơ chế giải quyết tranh chấp đặc biệt đối với rào cản phi thuế, ví dụ như "Cơ chế hòa giải liên quan đến các biện pháp phi thuế quan" trong chương 14 của FTA giữa EU và Hàn Quốc.

Đối với Hoa Kỳ, trong tiến trình Hoa Kỳ đang kêu gọi và thu thập sự ủng hộ và chấp thuận của các quốc gia tham gia và ký kết Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam là quốc gia thành viên trọng tâm Hoa Kỳ đang hướng tới và tranh thủ sự ủng hộ, do vậy Việt Nam cần biết cách để tận dụng vị thế này, đưa ra những điều kiện và chính sách thương mại phù hợp, hạn chế các tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại, có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam để tranh thủ sự chấp thuận của Hoa Kỳ. Ngoài ra, Việt Nam có thể kết hợp với những nước có cùng vị thế và điều kiện để đưa ra các yêu cầu đàm phán phù hợp với lợi ích của mình và có thể chấp nhận được bởi các đối tác.

Trong quan hệ thương mại với Nhật Bản, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) ký kết ngày 25/12/2008 tạo thành một khuôn khổ pháp lý ổn định, thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước. Hiệp định VJEPA là một thỏa thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các nội dung cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hợp tác kinh tế khác giữa hai quốc gia. Đối với thương mại hàng hóa,Việt Nam đồng ý tự do hóa đối với 87,66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,53% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Về phía Nhật Bản, đối với các sản phẩm công nghiệp, lĩnh vực mà thuế suất của Nhật Bản đã rất thấp, Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế suất bình quân từ mức 6,51% năm 2008

này, đáng quan tâm là sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng mức thuế 0% (giảm từ mức trung bình 7%) ngay từ khi hiệp định có hiệu lực ngày 1/10/2009. Các sản phẩm da, giày cũng sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0% trong vòng từ 5-10 năm. Đối với nông sản, lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu nhưng cũng là lĩnh vực Nhật Bản bảo hộ mạnh mẽ, Nhật Bản cam kết giảm thuế suất bình quân từ mức 8,1% năm 2008 xuống còn 4,74% vào năm 2019... Do đó, Việt Nam cần nắm chắc các quy định của Hiệp định VJEPA và tận dụng những ưu đãi này để làm cơ sở cho xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, tránh các rủi ro do quốc gia này không tuân thủ các cam kết theo Hiệp định và sử dụng các rào cản thương mại không hợp pháp.

Nâng cao năng lực thực thi pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

Hiện nay, nhân lực của hệ thống các cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của Việt Nam là Cục quản lý cạnh tranh, trực thuộc Bộ Công thương, còn rất mỏng. Trong khi tương quan này tại các quốc gia khác trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Ấn Độ … lực lượng này lên tới hàng trăm người, phục vụ công tác điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Ở một số quốc gia, công tác điều tra còn được phân cho hai cơ quan khác nhau, trong đó một cơ quan chuyên về tính toán biên độ phá giá, cơ quan kia chuyên tính thiệt hại. Như vậy sẽ góp phần chuyên môn hóa công việc của những cán bộ điều tra.

Thêm vào đó, cán bộ trong Cục Quản lý cạnh tranh đa phần còn trẻ, chưa được đào tạo đầy đủ kỹ năng cần thiết và cũng chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm để xử lý và điều tra một vụ việc phức tạp và kéo dài như các cuộc điều tra chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ hay trả đũa. Vì vậy, cần sớm có chính sách nâng cao năng lực và tăng cường nguồn nhân lực cho Cục để

hình thành một đội ngũ chuyên gia về xử lý các vụ việc liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

Mặt khác, xuất phát từ thực tế là các cán bộ trong lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ hiện tại đang đồng thời thực hiện cả hai nhiệm vụ, một mặt hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam kháng kiện trong các vụ kiện liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ do phía nước ngoài tiến hành đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, mặt khác triển khai ba Pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, do đó để có thể có được đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn hóa cao, cần xem xét khả năng tách bộ phận này thành hai bộ phận riêng biệt là bộ phận chuyên trách về hỗ trợ các doanh nghiệp kháng kiện và bộ phận chuyên trách về triển khai ba pháp lệnh về các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Đồng thời cũng nên cân nhắc việc tách bộ phận chuyên trách tính biên độ phá giá và chuyên trách đánh giá về thiệt hại do hàng hóa nhập khẩu gây ra cho ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, phương án này chỉ khả thi nếu nó được thực hiện song song với phương án tăng nguồn nhân lực chuyên trách trong lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

Đào tạo cán bộ cho các Bộ quản lý sản xuất về các biện pháp phòng vệ chính đáng

Ngoài việc đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan thực thi các pháp

Một phần của tài liệu Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 115 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)