Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo pháp luật Nhật Bản

Một phần của tài liệu Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 82 - 95)

dứt (theo điều khoản hoàng hôn). Tháng 12 năm 1993, Nhật Bản đã nhận được đơn kiện điều tra chống bán phá giá nhập khẩu của sợi bông từ Pakistan. Cuộc điều tra bắt đầu vào tháng hai năm 1994, và sau gần hai năm nghiên cứu khách quan và nghiêm ngặt, thuế chống bán phá giá được áp dụng.

2.3.1.2. Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo pháp luật Nhật Bản Nhật Bản

Pháp luật Nhật Bản về chống bán phá giá

Tại Nhật Bản, pháp luật chung về chống bán phá giá được quy định tại Điều 8 của Luật Hải quan và Thuế quan (Luật số 54 năm 1910), và các quy định cụ thể được quy định tại Pháp lệnh số 416 năm 1994 và các hướng dẫn liên bộ về thủ tục chống bán phá giá và thuế đối kháng và các vấn đề có liên quan. Nhật Bản đã sửa các quy định về chống bán phá giá năm 1980, sau khi ký kết Bộ luật về chống bán phá giá. Pháp luật chống bán phá giá của Nhật Bản về cơ bản được xây dựng dựa trên các quy định về chống bán phá giá của WTO (trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO - ADA) và có những sửa đổi phù hợp mang tính đặc trưng của Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, cơ quan có thẩm quyền trong vụ kiện điều tra chống bán phá giá là Bộ Tài chính. Bộ Tài chính quyết định khởi xướng điều tra. Cơ quan điều tra chống bán phá giá do Bộ Tài chính thành lập trên cơ sở tham vấn các Bộ quản lý chuyên ngành bao gồm các viên chức liên quan của Bộ Tài chính, Bộ quản lý chuyên ngành và Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp. Bộ Tài chính trong quá trình điều tra thường xuyên tham vấn Bộ quản lý chuyên ngành về tất cả các vấn đề quan trọng. Thời hạn điều tra một vụ chống bán phá giá theo pháp luật chống bán phá giá của Nhật Bản kéo dài một năm và có thể gia hạn thêm sáu tháng. Biện pháp tạm thời được áp dụng tuy nhiên không sớm hơn 60 ngày và không kéo dài quá bốn tháng (thời hạn

này là chín tháng trong trường hợp thuế tạm thời thấp hơn biên độ phá giá tạm thời hoặc khi nhà xuất khẩu có yêu cầu kéo dài thời gian áp dụng thuế tạm thời).

Theo luật chống bán phá giá của Nhật, một sản phẩm được xem là bán phá giá khi nó được xuất khẩu với giá thấp hơn giá trị thông thường trong điều kiện thương mại thông thường. Nếu MOF và METI nhận thấy thiệt hại được gây ra cho các ngành công nghiệp có liên quan của Nhật bắt nguồn từ việc bán phá giá và hệ quả của việc bán phá giá và thiệt hại gây ra được xác lập, thuế chống bán phá giá sẽ được áp đặt lên tỷ suất bán phá giá. Cũng cần lưu ý rằng, theo pháp luật về chống bán phá giá của Nhật, tỷ suất bán phá giá được tính theo công thức: (giá trị thông thương - giá xuất khẩu (giá xuất xưởng))/giá nhập khẩu (giá CIF). Cụ thể, giá trị thông thường liên quan đến giá bán trong nước (giá xuất xưởng) trong điều kiện thương mại thông thường. Trong trường hợp không có giá trong nước (giá nội địa) hoặc giá xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc giá thành sản xuất (tổng của chi phí sản xuất và các chi phí khác, lợi nhuận thông thường) sẽ được sử dụng làm giá trị thông thường. Theo pháp luật chống bán phá giá của Nhật, không có đặc quyền theo đó sẽ được ưu tiên áp dụng trước: giá xuất khẩu đến nước thứ ba đã nhắc đến ở trên hay giá thành sản xuất. Trên thực tế, MOF và METI được quyền lựa chọn sử dụng một trong hai như giá trị thông thường.

Khi đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá được nộp lên, MOF và METI sẽ xem xét quyết định việc khởi xướng điều tra trong thời hạn hai tháng. Theo pháp luật chống bán phá giá của Nhật, phải thỏa mãn hai điều kiện để có thể tiến hành điều tra chống bán phá giá: (i) phải có đầy đủ bằng chứng để đảm bảo công nhận ngành công nghiệp nội địa bị ảnh hưởng đã phải chịu thiệt hại do hành vi bán phá giá, và (ii) MOF và METI sẽ quyết định có cần thiết phải tiến hành điều tra hay không. Khi quyết định điều tra được ban hành, một thông báo chung sẽ được gửi tới cho các công ty xuất khẩu và nhập khẩu có liên quan và tới chính phủ của nước xuất khẩu. MOF và METI sau đó sẽ gửi bảng câu hỏi tới các công ty xuất khẩu và nhập khẩu có liên quan để

thu thập thông tin, từ đó MOF và METI có thể xác định liệu có hành vi bán phá giá hay không và biên độ bán phá giá áp dụng.

Thủ tục trả lời bảng câu hỏi được quy định cụ thể như sau. Sau khi MOF và METI đã công bố tiến hành điều tra, bị đơn có nghĩa vụ thu thập thông tin chính xác từ (i) thông báo chính thức từ MOF, (ii) đối thoại trực tiếp với MOF và METI, và (iii) bản lưu các vụ kiện tại MOF, điều này là cần thiết để phân tích việc có nên trả lời bảng câu hỏi được gửi từ MOF và METI hay không. Khi thu thập thông tin từ các bản lưu các vụ kiện, một điều quan trọng cần lưu ý là tất cả các tài liệu và thông tin được nộp tại MOF và METI sẽ được cung cấp. Nếu các thông tin và tài liệu được nộp bởi các bên là bảo mật, theo pháp luật về phòng vệ thương mại của Nhật Bản, chúng sẽ không thể được tiếp cận. Để thu thập thông tin để đánh giá có hay không bán phá giá tồn tại trong quá trình điều tra và biên độ bán phá giá, MOF và METI sẽ gửi bảng câu hỏi cho các bên liên quan, diễn ra ngay sau khi ban hành thông báo khởi xướng điều tra. Các bên sẽ phải nỗ lực hết sức để thu thập tất cả các dữ liệu và thông tin cần thiết để trả lời bảng câu hỏi. Tuy nhiên, nếu công ty đang được điều tra lựa chọn không trả lời bảng câu hỏi, MOF và METI sẽ xác định có tồn tại việc bán phá giá và biên độ bán phá giá dựa trên các thông tin sẵn có, cụ thể là các thông tin và biên độ phá giá được đưa ra bởi bên khởi kiện sẽ được duy trì. Vì vậy, khi xem xét có nên hay không trả lời bảng câu hỏi, tất cả các yếu tố có liên quan nên được xem xét một cách thận trọng với định hướng làm giảm biên độ phá giá hoặc phủ nhận sự tồn tại của việc bán phá giá.

MOF và METI thường đặt ra thời hạn phải phản hồi lại bảng câu hỏi, cụ thể là 30 ngày sau ngày nhận được bảng câu hỏi. Thời hạn này cần phải được gia hạn, tuy nhiên việc có được gia hạn hay không và thời gian là bao lâu phụ thuộc vào quyết định của MOF và METI. Pháp luật về chống bán phá giá của Nhật Bản không hướng dẫn khi nào có thể gia hạn. Do vậy, một khi các bên liên quan quyết định trả lời bảng câu hỏi, một điều quan trọng là họ

cần trao đổi với các luật sư có chuyên môn của Nhật về điều tra chống bán phá giá để thu thập thông tin, vì không có gì bảo đảm cho việc có được gia hạn hay không. Điều quan trọng là phải nộp câu trả lời cho bảng câu hỏi kèm theo tất cả các tài liệu, thông tin và bằng chứng hỗ trợ cho MOF và METI theo thời hạn quy định, vì MOF và METI, theo pháp luật chống bán phá giá của Nhật Bản, sẽ đưa ra quyết định dựa trên các tư liệu sẵn, mà có hoặc không có bằng chứng kèm theo, khi thời hạn đã trôi qua.

Bảng câu hỏi được gửi từ MOF và METI đến các bên yêu cầu các bên có liên quan phải nộp bảng trả lời ngắn gọn trong vòng bảy ngày từ ngày nhận được Bảng câu hỏi. Nếu các bên không thực hiện, METI và MOF sẽ đưa ra quyết định trên cơ sở các tư liệu sẵn có với họ. Một bảng câu hỏi thông thường yêu cầu các thông tin tiêu biểu như: (i) cơ cấu tổ chức của tổng công ty, (ii) số liệu bán hàng, (iii) cấu trúc giá cả và sắp xếp bán hàng, (iv) hệ thống kế toán và chính sách, (v) quy trình sản xuất, (vi) chi phí sản xuất, (vii) xác định lợi nhuận, (viii) thông tin tài chính, (ix) thông tin của nước thứ ba, (x) sản xuất tiềm năng và (xi) quá trình vận chuyển và các mối quan hệ giao dịch. Sau khi nộp bảng trả lời cho bảng câu hỏi, MOF và METI sẽ tiến hành cuộc điều tra tại chỗ về các nhà sản xuất và/hoặc nhà xuất khẩu nước ngoài của nước xuất khẩu cũng như các nhà nhập khẩu nội địa tại Nhật Bản. Mục đích của việc điều tra là để thẩm tra thông tin đã được cung cấp bởi các bên liên quan khi phản hồi lại bảng câu hỏi. Nếu các bên có liên quan từ chối cuộc điều tra tại chỗ này, MOF và METI có thể sẽ nghi ngờ về mức độ tin cậy của các thông tin bằng văn bản, ảnh hưởng đến quyết định của họ dựa trên các tư liệu sẵn có.

Như đã nhắc đến ở trên, mục đích chính của việc điều tra tại chỗ là để thẩm tra thông tin đã cung cấp hoặc tiếp nhận thêm thông tin chi tiết, việc này được tiến hành sau khi đã xem xét bảng trả lời cho bảng câu hỏi. Pháp luật về chống bán phá giá của Nhật Bản không có hướng dẫn cho trường hợp mà

MOF và METI quyết định việc điều tra tại chỗ và thời hạn bao lâu sau khi nhận được phản hồi từ bảng câu hỏi để MOF và METI có thể ra quyết định này.

Theo pháp luật chống bán phá giá của Nhật, MOF và METI phải tiến hành ba bước sau đây trước khi thông báo với các bên có liên quan về việc tiến hành cuộc điều tra tại chỗ: (i) hỏi các bên có liên quan xem họ có chấp thuận việc điều tra tại chỗ không, (ii) sắp xếp ngày tiến hành cuộc điều tra với các bên đồng ý với cuộc điều tra tại chỗ của họ và (iii) xác nhận với chính phủ của bên đồng ý rằng họ không phản đối cuộc điều tra. Các bên có liên quan có thể từ chối cuộc điều tra tại chỗ. Tuy nhiên, việc từ chối này sẽ cho phép MOF và METI cơ sở để quyết định dựa trên các tư liệu sẵn có. Do đó, các bên liên quan nên chấp nhận việc điều tra tại chỗ nếu các bên thực sự mong muốn kết luận không có việc bán phá giá hoặc mong muốn hạ thấp biên độ bán phá giá.

Khi MOF và METI đã ấn định ngày của chuyến thăm của họ, họ sẽ gửi tài liệu cho các bên liên quan không muộn hơn 17 ngày trước ngày của chuyến thăm này để thông báo cho họ về việc điều tra tại chỗ và tư vấn cho họ về bản chất của các thông tin cần được thẩm minh và bất cứ thông tin nào cần được cung cấp tại các cuộc điều tra tại chỗ.

Các bên có liên quan cần hết sức chú trọng để hoàn thiện các thông tin được yêu cầu cung cấp để đáp ứng yêu cầu của MOF và METI. Do vậy, các bên liên quan phải tận dụng thời gian để đáp ứng các quan ngại của MOF và METI để thỏa mãn các quan ngại trong cuộc điều tra tại chỗ thông qua các cuộc đối thoại thường xuyên trước và trong quá trình chuyến thăm của họ, vì các bên có liên quan có thể không được biết về các phân tích chi tiết về các vụ kiện chống bán phá giá và các vấn đề có liên quan mà MOF và METI có thể có trước chuyến thăm. Do vậy, để sắp xếp một đáp ứng hiệu quả đối với cuộc điều tra tại chỗ, các bên cần thiết phải tham vấn các chuyên gia điều tra về bán phá giá của Nhật Bản.

MOF và METI đôi khi sẽ yêu cầu các thông tin khác hơn so với các thông tin quy định trong thư gửi đi trước chuyến thăm của họ. MOF và METI sẽ lập báo cáo về điều tra tại chỗ sau chuyến thăm và gửi cho các bên tham gia trong cuộc điều tra, sau đó MOF và METI sẽ công bố kết luận sơ bộ. Theo luật chống bán phá giá của Nhật Bản, MOF và METI có thể gửi báo cáo của họ về việc điều tra tại chỗ trước khi đưa ra quyết định sơ bộ. Do vậy, nếu các bên liên quan mong muốn, các bên cần yêu cầu báo cáo ngay sau khi điều tra tại chỗ.

Nếu việc bán phá giá được ghi nhận tồn tại trong suốt quá trình điều tra, MOF và METI có thể áp thuế bán phá giá tạm thời, mức này không được vượt quá biên độ phá giá được ghi nhận bởi MOF và METI trong quá trình điều tra, hoặc đề nghị các bên có liên quan ký quỹ một khoản tiền trong thời hạn 60 ngày sau khi khởi xướng điều tra. Cần lưu ý rằng chưa có tiền lệ nào tại Nhật mà các biện pháp tạm thời từng được áp dụng.

Ngoài ra, sau khi MOF và METI đã ban hành quyết định sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá và thiệt hại gây ra do hành vi bán phá giá, các bên liên quan có thể được yêu cầu để đạt một cam kết về giá, theo đó, nếu cam kết về giá được ký kết với MOF và METI, việc điều tra chống bán phá giá sẽ chấm dứt, và không có thuế chống bán phá giá nào được áp dụng. Trên cơ sở kết luận về cam kết giá, các bên có liên quan cần thay đổi giá xuất khẩu hoặc ngừng xuất khẩu sản phẩm đang bị nghi vấn về giá sang Nhật Bản để đảm bảo các tác hại của việc bán phá giá được loại bỏ. Cũng cần lưu ý thêm rằng, cả MOF và METI có thể tiếp tục điều tra nếu các bên có liên quan, các bên đã ký cam kết về giá, có mong muốn này. Cam kết về giá sẽ bị vô hiệu nếu MOF và METI nhận thấy không có thiệt hại nào gây ảnh hưởng cho ngành công nghiệp nội địa, trừ cam kết về giá.

Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, MOF và METI sẽ thông báo cho các bên liên quan việc xác minh sơ bộ các dữ liệu, sau đó các bên có

quyền kháng cáo bằng cách gửi các lập luận của họ cũng như các chứng cứ hỗ trợ. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra về mặt nguyên tắc, trong vòng một năm kể từ ngày khởi xướng điều tra. Thuế chống bán phá giá sẽ được áp ngay sau khi có quyết định cuối cùng. Mặc dù chưa có kháng cáo nào đối với các quyết định của MOF và METI, theo pháp luật chống bán phá giá của Nhật Bản, các công ty có thể nộp đơn kiện theo thủ tục hành chính với các tòa án cấp quận để hủy bỏ quyết định của MOF và METI.

Thời hạn điều tra theo pháp luật phòng vệ thương mại Nhật Bản là một năm, có thể gia hạn tuy nhiên không quá sáu tháng. Biện pháp tạm thời được áp dụng không sớm hơn 60 ngày, không kéo dài quá bốn tháng (chín tháng trong trường hợp thuế tạm thời thấp hơn biên độ phá giá tạm thời hoặc khi nhà xuất khẩu có yêu cầu kéo dài thời gian áp dụng thuế tạm thời).

Một vấn đề cần lưu ý trong pháp luật của Nhật Bản về chống bán phá giá là việc áp thuế chống bán phá giá (tạm thời, cuối cùng), thì mức thuế có thể bằng hoặc thấp hơn biên độ phá giá và việc áp thuế hay không phải cân nhắc "nếu là cần thiết để bảo vệ ngành sản xuất nội địa". Đối với nhà nhập khẩu mới, quy trình về điều tra mức thuế chống bán phá giá khá chi tiết. Nếu kết luận sơ bộ đưa ra là không có phá giá thì sẽ vẫn tiếp tục điều tra, nếu không có thiệt hại thì kết thúc điều tra. Pháp luật Nhật Bản cũng cho phép việc tính giá thông thường theo giá của sản phẩm tương tự tại một nước thứ ba có điều kiện phát triển kinh tế tương đương. Cơ quan điều tra cũng có quyền sử dụng "thông tin sẵn có" trong trường hợp bị đơn từ chối trả lời bảng hỏi, trả lời bảng hỏi không đầy đủ, trả lời bảng hỏi quá trễ hạn mà không có lý do chính đáng và thủ tục sử dụng thông tin sẵn có này. Điều kiện điều tra theo

Một phần của tài liệu Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam (Trang 82 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)