Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật phòng vệ thương mại Nhật Bản cũng như thực tế tiến trình xử lý một vụ điều tra phòng vệ thương mại tại Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam có thể rút ra các bài học hữu ích cho mình. Cụ thể, có thể thấy vai trò của Trung tâm Thương mại Bình đẳng của Nhật là rất quan trọng. Cụ thể, tại Nhật Bản, các Hiệp hội công nghiệp và Hiệp hội các nhà xuất khẩu Nhật Bản thường cố gắng thu thập thông tin về chống bán phá giá và chống trợ cấp. Tuy nhiên, khó có thể lấy được các thông tin về các vụ kiện chống bán phá giá thực tế của các ngành công nghiệp khác, do số hội viên của một hiệp hội công nghiệp cụ thể bị giới hạn trong phạm vi ngành. Về khía cạnh này, Trung tâm Thương mại Bình đẳng có vai trò lớn kể từ khi có tư cách thành viên giữa các ngành công nghiệp. Hội viên của Trung tâm bao
măng. Vì vậy, các hội viên của Trung tâm có thể học hỏi kinh nghiệm chống bán phá giá trong các ngành công nghiệp khác nhau thông qua các cuộc họp. Hàng năm, Trung tâm tổ chức một số nhóm nghiên cứu các chủ đề thương mại, đặc biệt là luật chống bán phá giá và thực tiễn tại các quốc gia khác. Nhóm nghiên cứu gặp nhau đều đặn cùng với các hội viên trao đổi đưa ra báo cáo về kinh nghiệm từ chính các công ty của họ, xuất phát từ tinh thần sẵn sàng chia sẻ với các hội viên khác. Các báo cáo của các hội viên có thể rất ý nghĩa đối với các hội viên khác trong chuẩn bị cho các cuộc điều tra mới. Báo cáo sẽ được biên soạn vào cuối mỗi năm. Trung tâm tập hợp hệ thống hóa thông tin về luật thương mại và các quyết định của các quốc gia khác được gửi đến các hội viên của Trung tâm.
Một điểm cần lưu ý khác là việc thuê các luật sư thương mại là những chuyên gia trong các vấn đề thương mại là cách hiệu quả và khôn ngoan để đối phó với các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá hay chống trợ cấp. Vì bản thân các luật sư này là những người nắm được tương đối rõ các trình tự, thủ tục và các đặc điểm về chính sách pháp luật tại thị trường sở tại, nên sẽ có những tư vấn, những hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu phù hợp và hiệu quả.
Một điểm khác cần lưu ý trong quá trình tham gia một vụ kiện phòng vệ thương mại tại Nhật là việc thu thập thông tin để trả lời các câu hỏi từ MOF và METI và dịch tất cả các tài liệu tiếng Nhật sang tiếng Anh (và ngược lại) theo thời hạn đặt ra của các cơ quan này, đặc biệt là với các nước châu Á khác, nơi tiếng Anh không được sử dụng như là một ngôn ngữ chính thức. Về lý thuyết, các bên liên quan có thể yêu cầu việc gia hạn thời hạn trả lời bảng câu hỏi, tuy nhiên, trên thực tế, Chính phủ Nhật Bản thường sẽ không đáp ứng yêu cầu này. Do vậy, các công ty nước ngoài cần sự giúp đỡ của các luật sư quốc tế, đặc biệt là các luật sư bản địa để hỗ trợ trong quy trình này, vì họ là
những người am hiểu về luật pháp và thông lệ tại Nhật Bản và để tiên lượng trước không chỉ thái độ của Chính phủ Nhật Bản trong mỗi cuộc điều tra.
Có thể thấy, các nguy cơ về khả năng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại Nhật Bản với hàng hóa Việt Nam cho đến nay là không cao, tuy nhiên Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này vẫn gặp nhiều khó khăn từ các rào cản thương mại khác. Đó là các biện pháp kỹ thuật TBT, các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) hay các quy định về xuất xứ và truy xuất nguồn gốc, quy định về nhãn mác, quy định về bao bì đóng gói, tiêu chuẩn môi trường. Đây thực chất mới là các rào cản thực sự với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khi tham gia vào thị trường này. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu và tận dụng các quy định có lợi để bảo vệ lợi ích của mình trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) để tránh được những tiêu chuẩn áp đặt vô lý của quốc gia này (nếu có).