Tăng cường công tác quản lý của chính quyền các cấp đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ VAI TRÒ của các KHU CÔNG NGHIỆP đối với PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội ở TỈNH bắc NINH (Trang 80 - 85)

5 8,08 ,22 ,77 ,36 ,02 Khu vực công nghiệp xây

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý của chính quyền các cấp đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc

quyền các cấp đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh

Công tác quản lý nhà nước mà trực tiếp là của bộ máy chính quyền các cấp trong Tỉnh đối với các KCN có ý nghĩa quan trọng để phát huy vai trò của KCN đối với sự phát triển KT - XH. Bởi vì nếu làm tốt công tác quản lý của chính quyền các cấp sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để các KCN nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần vào sự phát triển KT - XH của Tỉnh. Vì vậy, thực hiện giải pháp này cần làm tốt các biện pháp cụ thể sau:

Một là, tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động đầu

tư của các doanh nghiệp vào KCN

Ban quản lý các KCN Tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan thường xuyên kiểm tra, rà soát, hoàn thiện các thủ tục đầu tư, kiểm tra quá trình triển khai của các dự án, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm; hướng dẫn các chủ đầu tư mới, hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục nhanh gọn, đúng quy định, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư hoàn chỉnh thủ tục đầu tư và triển khai xây dựng không để xảy ra phiền hà sách nhiễu. Kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đã được cấp phép nhưng triển khai chậm trễ, kéo dài do không đủ năng lực tài chính để có phương án đầu tư mới. Các cơ quan chức năng cần phối hợp tốt với nhau trong công tác tham mưu để giải quyết hài hòa các kiến nghị của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn; phúc đáp kịp thời về thuế đối với các doanh nghiệp, các khu liền kề KCN bảo đảm cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, chấp hành đúng quy định, pháp luật.

Làm tốt công tác đánh giá trình độ công nghệ, thẩm định, giám định chất lượng khoa học, công nghệ đầu tư vào KCN. Nếu doanh nghiệp nhập

khẩu máy móc cần phải kiểm định chất lượng, máy móc còn mới và chưa lạc hậu mới được phép đưa vào sản suất, không cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp công nghệ lạc hậu, lâu dài sẽ trở thành bãi thải công nghệ, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái địa phương.

Hai là, tăng cường hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền với vấn đề môi trường trong và ngoài các KCN

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cần giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về môi trường. Quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ trong công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp và quy định rõ các nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước. Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, tuyên truyền về bảo vệ môi trường sinh thái cho các doanh nghiệp đầu tư tại các KCN để các doanh nghiệp có ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Các cơ quan liên quan khẩn trương đánh giá tác động về môi trường của từng đơn vị sản xuất, kinh doanh cụ thể. Đối với những doanh nghiệp cố tình vi phạm quy định về xả thải gây ô nhiễm môi trường phải được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và có chế tài xử phạt thích đáng thậm chí cần đình chỉ sản xuất. Đối với các doanh nghiệp làm tốt vấn đề này cần được kịp thời biểu dương, khen thưởng. Nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ, công chức, hỗ trợ về kỹ năng, kỹ thuật trong giám sát và đánh giá các tác động của hoạt động các KCN tới môi trường. Thường xuyên quan trắc môi trường trong và ngoài KCN, theo dõi diễn biến chất lượng nước thải ra môi trường, kịp thời có những biện pháp xử lý, khắc phục.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, các cơ quan chức năng trong tỉnh cần có giải pháp tăng thêm đầu tư cho các công trình xử lý chất thải chung trong các KCN, buộc các doanh nghiệp phải lắp đặt hệ thống, thiết bị xử lý chất thải. Cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động KCN theo đúng quy định, ngăn

chặn triệt để ngay từ đầu không để các khu dân cư nằm xen lẫn với các nhà máy công nghiệp. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường và các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt của chủ đầu tư trong KCN theo thẩm quyền. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng công an môi trường, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi cố ý gây ô nhiễm.

Ba là, tăng cường công tác quản lý về lao động trong các KCN

Ban quản lý các KCN cần phối hợp với Sở Lao động, thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Ninh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho chủ sử dụng và người lao động về pháp luật, các quy định của Nhà nước liên quan đến công tác quản lý lao động. Tuyên truyền về thời gian làm việc - nghỉ ngơi, hợp đồng lao động, tiền lương - tiền thưởng, bảo hiểm, an toàn vệ sinh lao động, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, tranh chấp lao động... Thường xuyên bám sát, nắm bắt tình hình, xử lý nghiêm những vi phạm trên nguyên tắc tạo điều kiện cho doanh nghiệp và đảm bảo lợi ích của người lao động.

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng để thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệp, nhất là việc thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, các quy định về bảo đảm an toàn lao động và các chế độ chính sách của Nhà nước mà người lao động được hưởng. Xử lý kịp thời những doanh nghiệp sản xuất thực hiện không đúng quy định về Luật Lao động, quy định về công tác an toàn vệ sinh lao động.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cần tăng cường tổ chức các buổi đối thoại giữa người lao động với doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích của người lao động phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp, xây dựng quan hệ lao động một các bền vững. Giải quyết kịp thời đơn thư người lao động trong các doanh nghiệp; Cấp mới, cấp lại giấy phép cho các lao động mới; thường xuyên làm tốt công tác quản lý tạm trú, tạm vắng đối với lao động, đặc biệt là lao động

nước ngoài trong các KCN của Tỉnh.

Bốn là, quản lý bảo đảm an ninh trật tự tại các KCN

Tuyên truyền nhận thức, nâng cao ý thức, vai trò của các doanh nghiệp, công nhân và người lao động trong công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong KCN và địa phương. Phối hợp chặt chẽ các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn các KCN. Đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động chống đối trong nước và ở nước ngoài lợi dụng những vấn đề “nóng” trong nước để xúi giục, kích động công nhân, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, quy định của tỉnh Bắc Ninh nhằm gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự cũng như môi trường đầu tư, kinh doanh.

* * *

Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH hiện nay, các KCN ở tỉnh Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để hoạt động và phát triển, đã và đang có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển KT - XH. Để phát huy vai trò của các KCN, Bắc Ninh cần quán triệt và thực hiện các quan điểm cơ bản như: Phát huy vai trò của các khu công nghiệp phải gắn với thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh; Gắn với hoàn thành kết cấu hạ tầng để tăng tỷ lệ lấp đầy KCN; đồng thời phải giải quyết hài hòa các ợi ích kinh tế, xã hội, môi trương, quốc phòng an ninh. Trên cơ sở quán triệt những quan điểm này, thực hiện đồng bộ năm giải pháp đã được tác giả nêu trên. Mỗi giải pháp đều có những vị trí, vai trò riêng và có mối quan hệ biện chứng với nhau; việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ giúp cho Tỉnh phát huy hơn nữa vai trò của các KCN đối với sự phát triển KT - XH trong quá trình xây dựng tỉnh Bắc Ninh.

KẾT LUẬN

Xây dựng, phát triển và quản lý tốt các KCN là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm phát huy những lợi thế để nâng cao năng xuất lao động, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tạo nhiều việc làm mới, đồng thời phát triển văn hóa, xã hội một cách đồng bộ của từng địa phương có KCN và trong cả nước. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện để hoàn thiện quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Trong những năm qua, các KCN ở tỉnh Bắc Ninh đã góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động… Mặc đù đã đạt được những kết quả đáng kể, song vẫn còn những hạn chế trong vai trò của các KCN đối với sự phát triển KT -XH của tỉnh Bắc Ninh như trình độ công nghệ của một số dự án đầu tư vào các KCN còn thấp; thu nhập, đời sống, nhà ở của người lao động còn nhiều khó khăn; vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được khắc phục triệt để…

Để phát huy vai trò của KCN đối với phát triển KT -XH ở tỉnh Bắc Ninh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh cần quán triệt các quan điểm cơ bản và tích cực triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu như đã xác định một cách hiệu quả. Những giải pháp trên được thực hiện tốt và đồng bộ sẽ góp phần tích cực trong thực hiện các mục tiêu KT - XH của Tỉnh, đưa Bắc Ninh tiến những bước vững chắc trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, sớm trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của thế kỉ XXI.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ VAI TRÒ của các KHU CÔNG NGHIỆP đối với PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội ở TỈNH bắc NINH (Trang 80 - 85)