5 8,08 ,22 ,77 ,36 ,02 Khu vực công nghiệp xây
3.2.4. Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các khu công nghiệp và đảm bảo lợi ích cho người lao động
nghiệp và đảm bảo lợi ích cho người lao động
Để phát huy vai trò của các KCN đối với phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới, Tỉnh cần chú trọng thu hút các doanh nghiệp, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài với công nghệ hiện đại, tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ sạch. Do vậy, các KCN đó cần có nguồn nhân lực, lao động có chất lượng cao, phù hợp với quá trình phát triển sản xuất. Thực tế hiện nay, cơ bản các KCN thiếu lao động kỹ thuật có tay nghề trong khi số lao động cần bố trí ở địa phương thì dư thừa nhiều. Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát huy vai trò tích cực của các KCN ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tới, cần đẩy mạnh, phát triển công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các KCN. Đồng thời phải có các cơ chế, chính sách cụ thể để bảo đảm lợi ích của người lao động trong các KCN. Thực hiện tốt các vấn đề trên cần có các biện pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh
dụng lao động của các nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN cần thực hiện:
Một là, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người lao động và toàn xã hội về phát triển nguồn nhân lực.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật liên quan đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực, làm tốt công tác tuyên truyền hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, nhất là học sinh trung học. Chú trọng công tác tuyên truyền, thông báo, tập huấn kịp thời cho các doanh nghiệp, người sử dụng lao động về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước liên quan đến lao động, việc làm để họ có định hướng, kế hoạch thực hiện. Mỗi người lao động cần tự ý thức được trách nhiệm của mình, có ý chí vươn lên trong lao động sản xuất.
Hai là, đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực.
Các cơ quan chức năng có liên quan cần phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn Tỉnh; tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất cao. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật đối với người sử dụng lao động nhằm bảo đảm điều kiện làm việc và đời sống tốt cho công nhân lao động; tập trung giải quyết các khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ cho các KCN, các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn.
Ba là, đổi mới phương thức đào tạo và bồi dưỡng nhân lực.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong hệ thống trường phổ thông, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp, động cơ nghề nghiệp đúng đắn ngay từ đầu cho học sinh phổ thông; Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Hiện đại hóa các cơ sở vật chất, trang bị để nâng cao chất lượng đào tạo; củng cố, kiện
toàn về tổ chức, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên bảo đảm đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn; Gắn việc phát triển các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, cơ sở đào tạo với phát triển nguồn nhân lực phục vụ các KCN ở tỉnh Bắc Ninh.
Chú trọng nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng lao động. Tập trung đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh theo hướng hiện đại của các doanh nghiệp hiện nay dưới nhiều hình thức. Hàng năm, Tỉnh cần đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ để theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất như việc xây dựng các cơ sở dạy nghề trực thuộc doanh nghiệp trong các KCN. Chính những cơ sở dạy nghề này có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp công nhân, kỹ thuật viên có trình độ tay nghề cao cho các doanh nghiệp KCN. Cần tập trung ưu tiên đào tạo cho các ngành then chốt như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới…
Bốn là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực
Cần cụ thể hóa, thể chế hóa chính sách đầu tư khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực. Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, giảm tiền thuê đất, vay vốn ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho các KCN; hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị giảng dạy; có chế độ ưu đãi với giáo viên, người lao động. Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài theo Quyết định 198/2013/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc sửa đổi, bổ sung quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh...
Chính quyền các cấp cần tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển nhân lực; đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Có chính sách tạo việc làm, hỗ trợ đối tượng nghèo khi tham gia các loại hình bảo hiểm. Thực hiện chính sách nhà ở, chăm lo đời sống, vật chất tinh thần cho công nhân lao động ở KCN. Hoàn thiện chính sách đãi ngộ về
tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp khác đối với người lao động. Khuyến khích và tạo điều kiện để các chủ đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức đào tạo lại lực lượng lao động trong các KCN của Bắc Ninh.
Nhanh chóng xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm. Bảo đảm cho người lao động dễ tiếp cận các thông tin về lao động để dễ dàng tìm kiếm được việc làm theo ngành nghề đào tạo; đồng thời giúp các doanh nghiệp có đủ lực lượng lao động cần thiết đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Thứ hai, bảo đảm lợi ích cho người lao động tại các khu công nghiệp
Song song với quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu nguồn lao động cho các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cần phải bảo đảm lợi ích cho người lao động tại các KCN. Thực tế hiện nay, đời sống của đại bộ phận lao động trong các KCN còn gặp nhiều khó khăn: thu nhập của người lao động có được cải thiện nhưng nói chung là vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cá nhân và chưa có tích lũy, các vấn đề phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, để bảo đảm lợi ích cho người lao động làm việc trong các KCN cần:
Một là, bảo đảm chế độ tiền lương thỏa đáng cho người lao động trong các KCN.
Cần nghiên cứu để kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương cho người lao động sát với điều kiện thực tế giá cả các tư liệu sinh hoạt trên thị trường. Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo duy trì mức sống tối thiểu, không thể thấp hơn cho người lao động. Nếu thấp hơn mức này, người lao động sẽ không bảo đảm được cuộc sống của họ và gia đình, không thể tái sản xuất sức lao động; Quy định rõ việc tăng lương hàng năm, nguyên tắc xây dựng thang bảng lương để người lao động và chủ sử dụng lao động có cơ sở xác định tiền lương hợp lý, phù hợp với thực tế và cơ chế thị trường.
quyền lợi cho người lao động, tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn trong các KCN để chăm lo và bảo vệ lợi ích của người lao động. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động cũng như các quy định của pháp luật về lao động.
Hai là, bảo đảm nhà ở cho người lao động trong các KCN.
Tích cực triển khai việc thực hiện các dự án nhà ở cho người lao động đã được phê duyệt ở các KCN. Sử dụng nguồn vốn của các thành phần kinh tế để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại nhằm cho thuê, bán trả dần (trả góp), trả chậm,… cho người lao động theo cơ chế thị trường để góp phần tăng nguồn cung nhà ở trên thị trường.
Khuyến khích các hộ gia đình gần các KCN xây dựng nhà ở cho người lao động thuê với giá cả hợp lý. Tỉnh cần ưu đãi, hỗ trợ cho người dân tham gia xây dựng nhà ở cho người lao động trong các KCN như: cho vay vốn ưu đãi miễn giảm thuế sử dụng đất đối với nhà ở cho người lao động thuê nhằm giảm bớt chi phí tiền thuê nhà ở của công nhân. Các địa phương có KCN cần phải quan tâm xây dựng phát triển hệ thống đường giao thông, trường học, nhà trẻ, bệnh viện, chợ,… góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Ba là, bảo đảm đời sống tinh thần cho người lao động.
Xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao, các khu vui chơi giải trí nhằm phục vụ nhu cầu cho người lao động sau những ngày, giờ, tuần làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, các trung tâm văn hoá thể thao phải đảm bảo yếu tố tinh thần như khu vui chơi, giải trí để tái tạo sức lao động cho công nhân, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần cho người lao động. Công đoàn trong các doanh nghiệp cần phối hợp với chính quyền địa phương nơi có KCN, thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tạo ra không khí
vui tươi, thân thiện giữa chính quyền, nhân dân địa phương với tổ chức doanh nghiệp và công nhân lao động. Cơ quan chức năng cần thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại với công nhân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ.