5 8,08 ,22 ,77 ,36 ,02 Khu vực công nghiệp xây
2.2.2. Những hạn chế về vai trò của các khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bắc Ninh và nguyên nhân
triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh và nguyên nhân
* Hạn chế
Các KCN của tỉnh Bắc Ninh hình thành và phát triển đã đạt được nhiều thành tựu, có vai trò to lớn đối với sự phát triển KT - XH của Tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những hạn chế nhất định với sự phát triển KT - XH của Tỉnh, thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau:
Một là, trình độ khoa học, công nghệ của một số dự án đầu tư vào KCN ở tỉnh Bắc Ninh còn thấp, số lượng vốn đầu tư còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, thiếu trách nhiệm đóng góp xã hội
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã làm tốt công tác quy hoạch, kêu gọi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách ưu đãi, thủ tục đầu tư thuận tiện, đơn giản để khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào KCN. Mặc dù có một số doanh nghiệp đầu tư vào KCN ở Bắc Ninh có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, số lượng vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, một số dự án đầu tư vào KCN ở Bắc Ninh có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp, rất khó khăn phát triển khi hội nhập kinh tế quốc tế [4, 10]. Trong năm 2016, toàn tỉnh đã cấp 95 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đạt 10.437 tỷ đồng. Số lượng các dự án đầu tư trong nước vào KCN lớn, lũy kế đến năm 2016 có 1038 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăn ký là 105.589 tỷ đồng [55, tr. 4], nhưng những đóng góp vào phát triển kinh tế lại chưa tương xứng. Mặt khác, vì muốn nhanh chóng lấp đầy các KCN nên trong quá trình thu hút đầu tư, có lúc Tỉnh vẫn chưa có sự chọn lọc kỹ càng, bất chấp công
nghệ tiên tiến hay lạc hậu dẫn đến hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm của KCN còn hạn chế, dẫn đến nhiều dự án chậm được triển khai do thiếu vốn, một số dự án đi vào hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái do không có hệ thống xử lý chất thải theo quy định.
Mặc dù ở tỉnh Bắc Ninh, một số KCN có tính chuyên ngành cao, song cơ bản vẫn chưa hình thành các cụm liên kết trong sản xuất công nghiệp, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn. Định hướng ngành nghề của các KCN được xác định tương đối giống nhau như: chế biến nông sản, may mặc, cơ khí, điện tử... [4, tr. 11] và chưa đa dạng trong mỗi KCN, chưa hình thành các cụm liên kết. Do vậy, khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động, sẽ có nhiều sản phẩm giống nhau, dẫn đến sự cạnh tranh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điều đó nếu không được khắc phục sẽ dẫn đến sự phát triển không đều của nền kinh tế trong Tỉnh.
Nhiều chủ đầu tư trong các KCN do chỉ quan tâm tới lợi ích kinh tế, làm đủ mọi cách để thu lợi nhuận mà không quan tâm nhiều đến việc đầu tư cải thiện môi trường lao động cho công nhân, hỗ trợ cho người lao động trong quá trình sản xuất. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn không thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, ít quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải ra môi trường, dẫn đến tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường.
Hai là, trình độ tay nghề của người lao động có được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, tập trung quá nhiều lao động trẻ, lao động nữ trong một địa bàn, dẫn đến nhiều hệ quả về xã hội
Trình độ tay nghề của người lao động trong các KCN tuy có qua đào tạo nhưng cơ bản vẫn còn thấp. Nguồn lao động có tay nghề cao còn thiếu và yếu, chủ yếu là lao động phổ thông, xuất thân từ nông thôn, trình độ học vấn hạn chế, khả năng nhận thức thấp [4, tr. 11]; quá trình chuyển đổi từ tác phong nông nghiệp chậm chạp, tùy tiện sang tác phong sản xuất công nghiệp khẩn
trương còn chậm, gặp nhiều khó khăn; tinh thần tự học, tự rèn, ý thức vươn lên của nhiều công nhân lao động còn hạn chế. Trình độ tay nghề của người lao động trong các KCN ở Bắc Ninh hiện nay còn thấp, năm 2010 lao động phổ thông tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống chiếm khoảng 60%, tuy nhiên, tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung học phổ thông chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao (trên 50%) [1, 5], đến năm 2016, lao động phổ thông chiếm trên 80% tổng số lao động, trong đó tỷ lệ này được đào tạo nghề chiếm 60%.
Ngoài việc thu hút lao động trong tỉnh, các doanh nghiệp đã tổ chức tuyển dụng nhiều lao động ngoại tỉnh, đồng thời tổ chức đào tạo lại người lao động để đáp ứng nhu cầu lao động phục vụ sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp đào tạo lại cho người lao động với thời gian ngắn, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp đó, nên trình độ tay nghề của người lao động trong KCN chưa toàn diện. Việc tuyển dụng ngày càng nhiều lao động ngoại tỉnh (chiếm gần 70% năm 2016) sẽ làm cho lao động trong tỉnh, đặc biệt là lao động bị thu hồi đất chưa qua đào tạo nghề sẽ giảm, tỷ lệ thất nghiệp của số lao động này sẽ ngày càng tăng, điều đó ảnh hưởng tới thu nhập, đời sống của người dân trong khu vực, gây nên các vấn đề xã hội.
Độ tuổi công nhân lao động trong các KCN còn rất trẻ, các doanh nghiệp chủ yếu chỉ tuyển lao động có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi, đây là độ tuổi lao động trẻ trung và tràn đầy sinh lực, điều đó đặt ra vấn đề cần giải quyết việc làm đối với lực lượng lao động trên 35 tuổi của Tỉnh. Ngoài ra, tỷ lệ lao động nữ trong các doanh nghiệp KCN còn cao, chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 66,24% tổng số lao động) [4, tr. 3], chính những vấn đề đó gây ra nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết như việc mất cân bằng giới, vấn đề hôn nhân, gia đình và các tệ nạn xã hội khác.
Ba là, đời sống của người lao động trong các KCN và người dân có đất thu hồi cho xây dựng KCN tuy được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
Mặc dù, thu nhập của người lao động trong KCN cao hơn so với mức thu nhập chung của lao động ở ngoài KCN, nhưng tình trạng tăng ca, tăng giờ
đối với lao động ở các KCN trên địa bàn Tỉnh vẫn còn khá phổ biến. Tiền lương, thu nhập của người lao động cơ bản chỉ đáp ứng được mức sống tối thiểu, nhưng chưa đủ để cải thiện cuộc sống, chưa hỗ trợ được nhiều cho gia đình. Theo thống kê năm 2016 của Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh thì thu nhập của công nhân KCN mới chỉ đáp ứng 80% nhu cầu sinh hoạt của họ [4, tr. 10]. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp trong KCN, tình trạng vi phạm Luật Lao động, sa thải công nhân tùy tiện và nợ lương chưa được khắc phục, dẫn đến việc làm của người lao động thiếu ổn định, bấp bênh; đời sống của người lao động còn gặp khó khăn [4, tr. 11], hay tình trạng doanh nghiệp chỉ ký hợp có đồng thời hạn với công nhân cũng là vấn đề cần giải quyết.
Vấn đề nhà ở cho người lao động trong KCN chưa được giải quyết thỏa đáng. Mặc dù, nhiều KCN đã xây dựng nhà ở cho công nhân, nhưng vẫn chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu nhà ở của người lao động xa nhà. Hiện nay, trong tổng số 9 KCN đi vào hoạt động thì mới có tổng số 7 dự án nhà ở được triển khai xây dựng, mới đáp ứng được nhu cầu cho 44,3% số lượng người có nhu cầu [4, tr. 5]. Vì vậy, người lao động chủ yếu thuê nhà dân tại các địa phương gần KCN (năm 2016 chiếm 55,7%), chất lượng nhà trọ còn hạn chế, diện tích nhỏ do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt, ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của người lao động. Một vấn đề nữa là người lao động lại rất thiếu điều kiện để thỏa mãn nhu cầu vui chơi, thể thao, giải trí, tiếp cận các thông tin truyền thông,... một phần do cường độ lao động, thời gian lao động của các doanh nghiệp quá lớn. Điều đó khiến công nhân mệt mỏi, khi làm về chỉ ngủ nghỉ để bảo đảm sức khỏe tiếp tục công việc, hoặc do các doanh nghiệp chưa chú ý đến vấn đề cải thiện đời sống tinh thần cho người lao động.
Mặt khác, xây dựng các KCN dẫn đến một bộ phận nông dân bị thu hẹp hoặc bị mất đất sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, việc thu hút số lao động này vào làm việc trong các KCN chưa đáp ứng với nhu cầu đặt ra, các doanh nghiệp chỉ thực hiện cam kết trong giai đoạn đầu, sau đó, đa số người lao động địa
phương trong các KCN đều có việc làm thiếu ổn định do trình độ tay nghề thấp, chưa qua đào tạo, nhiều doanh nghiệp không muốn tuyển lao động địa phương do sợ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh trật tự. Năm 2016, tỷ lệ lao động địa phương trong KCN ở tỉnh Bắc Ninh chiếm 30,1% tổng số lao động [4, tr. 3].
Chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề chưa phù hợp, chỉ bàn giao tiền đền bù cho người nông dân khi bị thu hồi đất, chưa quan tâm đến quá trình chuyển đổi ra sao, dẫn đến thất nghiệp. Nhiều hộ gia đình sau khi nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng lại sử dụng vào việc tiêu sài, mua sắm những tiện nghi tiêu dùng đắt tiền, hoặc xây dựng nhà cửa hoặc cho con cái ăn tiêu dẫn đến mắc các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, ma túy, mại dâm, gây mất trật tự an ninh chính trị xã hội…
Thứ tư, việc quản lý tác động môi trường của các KCN chưa đáp ứng yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục.
Khu công nghiệp là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, cũng là nơi thải ra môi trường các loại chất thải rắn, lỏng, khí nguy hại. Hiện nay, trong số 9 KCN ở tỉnh Bắc Ninh đã đi vào hoạt động, vẫn còn 02 KCN đang vận hành chạy thử nhà máy xử lý nước thải; 01 KCN (KCN Hanaka) chưa xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị xử lý nước thải. Ngoài ra, một lượng chất thải rắn, chủ yếu là nhựa, hóa chất rắn, chất dẻo, cao su,... vẫn chưa được xử lý triệt để, vẫn còn tình trạng đốt trực tiếp trong môi trường, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Không chỉ nguồn nước bị ô nhiễm do tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường của các doanh nghiệp mà tình trạng ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí đang diễn ra, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, đời sống sinh hoạt của người dân và môi trường sinh thái của địa phương, tình trạng đó nếu không được khắc phục kịp thời sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn đối với môi trường sinh thái trong Tỉnh.
* Nguyên nhân hạn chế Nguyên nhân khách quan
Tình hình kinh tế thế giới và khu vực diễn biến phức tạp; khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ công, suy thoái kinh tế ở nhiều nước trên thế giới là các yếu tố khách quan không lường trước được và kinh tế thế giới phục hồi chậm, vẫn còn tác động trực tiếp đến nước ta nói chung và ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Trong bối cảnh tỉnh Bắc Ninh tham gia hội nhập sâu kinh tế thế giới nên chịu tác động lớn bởi quá trình cạnh tranh về giá, cơ cấu sản phẩm, thị phần tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp KCN, đặc biệt là trong những năm qua, tập đoàn Samsung đã chuyển dịch một phần sản xuất lên tỉnh Thái Nguyên.
Hệ thống cơ chế chính sách cho hoạt động của các KCN, đầu tư chưa đầy đủ, một số còn bất cập, thiếu đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo; Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trong KCN có năng lực quản trị thấp, gây thất thoát lớn, năng suất lao động chưa cao.
Nguyên nhân chủ quan
Một là, hệ thống kết cấu hạ tầng KCN còn chưa đồng bộ, còn thiếu cơ chế vận hành hợp lý
Hệ thống kế cấu hạ tầng còn chưa đồng bộ, thiếu cơ chế vận hành hợp lý làm giảm khả năng cũng như hiệu quả các KCN. Các công trình đòi hỏi lượng vốn lớn, ích lợi kinh tế trực tiếp không lớn, thời gian xây dựng kéo dài,... làm giảm tính đồng bộ, dẫn đến làm giảm hiệu quả của hệ thống kết cấu hạ tầng, trực tiếp ảnh hưởng đến sự đóng góp của các KCN cho nền kinh tế. Hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN phát triển chậm, chưa theo kịp và chưa phục vụ kịp thời sự phát triển của các KCN tạo ra sự phát triển không đồng bộ của các KCN làm cho nhà ở và các dịch vụ phục vụ công nhân lao động thiếu thốn một cách nghiêm trọng và phát triển chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động.
Hai là, quản lý nhà nước đối với KCN còn chưa rõ ràng, có sự chồng chéo; phân cấp và phối hợp giữa các ngành trong quản lý Nhà nước các KCN chưa nhịp nhàng
Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh chưa được ủy quyền về thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định. Kế hoạch bảo vệ môi trường do UBND các huyện, thành phố, thị xã xác nhận còn không gửi về Ban Quản lý các KCN tỉnh, do vậy Ban Quản lý KCN khó nắm được số doanh nghiệp đã thực hiện các thủ tục về môi trường để có biện pháp xử lý theo quy định. Công tác thanh tra, kiểm tra các KCN tuy đã có Quy chế phối hợp, nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng chồng chéo, không thống nhất giữa các ngành, các cấp; các huyện, thành phố, thị xã thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp KCN nhưng lại không thông báo, phối hợp với Ban Quản lý các KCN tỉnh và các Sở, ngành có liên quan, gây khó khăn cho công tác quản lý.
Ba là, trình độ tay nghề của người lao động qua đào tạo có được nâng lên, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế
Người lao động cơ bản còn thiếu tác phong công nghiệp, chậm thích nghi với môi trường công nghiệp. Hệ thống đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, chưa hoạt động theo phương thức đào tạo xã hội cần, chủ yếu là do các doanh nghiệp đào tạo theo nhu cầu hoạt động, sản xuất của họ nên chất lượng lao động chưa cao, lao động có trình độ phổ thông (chiếm 83%), trong đó tỷ lệ qua đào tạo chỉ chiếm trên 60%. Một số doanh nghiệp được cấp phép nhưng không triển khai xây dựng, triển khai chậm tiến độ hoặc cầm chừng, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư.