kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh và nguyên nhân
* Thành tựu
Một là, các KCN ở tỉnh Bắc Ninh đã góp phần quan trọng trong thu hút đầu tư lớn, trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Vấn đề thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Ninh nói chung và đầu tư vào KCN trong Tỉnh nói riêng đã được Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt được kết quả khá tốt. Các KCN
đã phát huy được vai trò tích cực và là một kênh quan trọng trong thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào Tỉnh. Nguồn vồn đầu tư vào các KCN ở tỉnh Bắc Ninh liên tục tăng, đặc biệt từ năm 2009 khi nhà máy Samsung vào hoạt động ở KCN Yên Phong.
Trong năm 2016, toàn Tỉnh cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 149 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký là 454 triệu USD (trong khi đó năm 2015 mặc dù cấp giấy chứng nhận cho 153 doanh nghiệp nhưng tổng vốn đầu tư đăng ký chỉ có 200 triệu USD); Lũy kế đến năm 2016 có 920 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 12,251 tỷ USD. Cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 95 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 10.473 tỷ đồng, điều chỉnh 64 dự án (năm 2015 cấp mới 69 dự án, tổng số vốn đăng ký 3.983 tỷ đồng); lũy kế có 1.038 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 105.589 tỷ đồng [ 55, tr. 3- 4]. Cấp chứng nhận đăng ký 1.602 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 7.762 tỷ đồng (năm 2015 cấp mới 1.207 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 5.036 tỷ đồng); lũy kế có 8.597 doanh nghiệp đang hoạt động với số vốn đăng ký 117.828 tỷ đồng; bình quân đạt 137 dân/1 doanh nghiệp (cả nước là 149 dân/1 doanh nghiệp) [ 55, tr. 3-4].
Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện bởi các nhà đầu tư đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới. Trong đó Hàn Quốc là quốc gia có số dự án và vốn đầu tư nhiều nhất với 346 dự án tương ứng vốn đầu tư 8,13 tỷ USD; tiếp theo là Nhật Bản, Singapore, Đài Loan và các quốc gia khác.
Các KCN được xây dựng và đi vào hoạt động đã thu hút có hiệu quả các nguồn vốn, làm tăng lượng vốn đầu tư trong và ngoài nước, việc thu hút, sử dụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển KT- XH của Tỉnh. Năm 2010, vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn Tỉnh đạt 21.389 tỷ đồng [1, tr. 5], năm 2015 là 57.535 tỷ đồng, gấp 2,5 lần
năm 2010. Đến năm 2016, tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đạt 62.591 tỷ đồng. Sự đóng góp của nguồn vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh Bắc Ninh đã góp phần tạo nên tổng vốn đầu tư trong toàn tỉnh Bắc Ninh lớn và liên tục tăng. Từ năm 2010 đến năm 2016 tổng vốn đầu tư toàn tỉnh tăng gấp gần 3 lần và có tốc độ tăng ở các khu vực đầu tư cũng khác nhau. Vốn FDI tăng nhanh và có giá trị lớn, vốn của Trung ương có giá trị nhỏ nhất [Phụ lục 2].
Cùng với thu hút một lượng vốn đầu tư trong và ngoài nước lớn, đặc biệt là các dự án FDI, KCN ở tỉnh Bắc Ninh cũng đã tiếp nhận được nhiều dự án có trình độ khoa học tiên tiến của ngoài nước thuộc các lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghệ hỗ trợ cho các ngành này. Các dự án đều sử dụng máy móc, thiết bị thế hệ mới, công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, sản xuất các sản phẩm sạch, tiêu thụ ít nguyên liệu, không phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường như: dự án đầu tư của Công ty Samsung vào Bắc Ninh với số vốn lên tới 6,5 tỷ USD (tính từ khi Công ty Samsung đầu tư vào KCN Yên Phong đến quý I/2017). Đi cùng với dây truyền sản xuất hiện đại là phương pháp quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại trong nhiều lĩnh vực, qua đó thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hai là, các KCN ở tỉnh Bắc Ninh là nhân tố chủ yếu tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; góp phần quan trọng tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách của Tỉnh.
Trong quá trình hoạt động, các KCN của tỉnh Bắc Ninh đã và đang ngày càng chứng tỏ vai trò đầu tàu trong phát triển KT - XH, là động lực quan trọng, nhân tố chủ yếu tạo nên giá trị gia tăng cao của sản xuất công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, đẩy mạnh quá trình CNH, HÐH của Tỉnh. Tính đến hết năm 2016, tỉnh Bắc Ninh có 9 KCN đã
đi vào hoạt động, với 1.069 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư (dự án đầu tư trong nước là 381 dự án, dự án FDI là 688 dự án) [4, tr. 2]. Nhiều dự án lớn trong vào ngoài nước, có công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, thu hút nhiều lao động có trình độ tay nghề như: Samsung, Canon, Nokia,… đã đầu tư vào Bắc Ninh và đi vào hoạt động hiệu quả. Từ các dự án được cấp giấy phép, toàn Tỉnh đã có 745 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất [4, tr. 2].
Vai trò chủ yếu của các KCN trong việc tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp cao được thể hiện cụ thể như sau: năm 2010, các KCN Bắc Ninh mới đóng góp được 44% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh thì đến năm 2011 đã đạt 58,6% và năm 2015 đạt 75% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Lũy kế đến hết năm 2015, các KCN Bắc Ninh đã có 632 doanh nghiệp đi vào hoạt động, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp 511.497 tỷ đồng [3, tr. 3]. Năm 2016, các KCN (không tính các công ty hạ tầng) đã góp phần tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 510.000 tỷ đồng (chiếm 72,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh) [4, tr. 3]. Những đóng góp của các KCN đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tái cơ cấu ngành công nghiệp, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản phẩm đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2016 đạt 705.291 tỷ đồng (giá so sánh 2010), vượt 3,5% kế hoạch năm, tăng 10,1% so với năm 2015, đứng thứ 2 cả nước; trong đó, khu vực trong nước đạt 65.591 tỷ đồng, tăng 9,2%; khu vực FDI đạt 639.740 tỷ đồng, tăng 10,2%, do sự đóng góp chủ yếu các KCN, đặc biệt là của tập đoàn Samsung với sản lượng dòng điện thoại thông minh duy trì mức tăng cao và một số doanh nghiệp FDI lớn khác như Microsoft, Canon,... [55, tr. 3]. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ở khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI luôn chiếm tỷ trọng cao và có tốc tộ tăng trưởng nhanh nhất. Giá trị đóng góp vào sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp FDI năm 2016 đạt 693.740 tỷ
đồng, tăng 10,2 % so với năm 2015 (chiếm 98,36% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn Tỉnh) [Phụ lục 3].
Chính sự phát triển và tăng nhanh của giá trị sản xuất công nghiệp trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh theo hướng CNH, HĐH. Cơ cấu kinh tế của Bắc Ninh chuyển dịch như sau: tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP; giảm dần tỷ trọng các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, riêng tỷ trọng ngành dịch vụ từ năm 2010 đến năm 2013 giảm mạnh (từ 27,7% năm 2010 xuống còn 17,38% năm 2013), từ năm 2013 đến nay tỷ trọng ngành dịch vụ đã có xu hướng tăng (từ 17,38% năm 2013 tăng lên 20,65% năm 2016). Cụ thể:
Bảng 2.1: Cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế của tỉnh Bắc Ninh theo giá hiện hành giai đoạn 2010 - 2016 (đơn vị tính %)
Năm 2010 2012 2013 2014 2015 2016
Khu vực nông - Lâm nghiệp và thủy sản
10,4