Phát huy vai trò của các khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh phải gắn với hoàn thiện kết cấu hạ tầng để tăng tỷ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ VAI TRÒ của các KHU CÔNG NGHIỆP đối với PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội ở TỈNH bắc NINH (Trang 62 - 64)

5 8,08 ,22 ,77 ,36 ,02 Khu vực công nghiệp xây

3.1.2.Phát huy vai trò của các khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh phải gắn với hoàn thiện kết cấu hạ tầng để tăng tỷ

kinh tế - xã hội của Tỉnh phải gắn với hoàn thiện kết cấu hạ tầng để tăng tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp

Quan điểm trên giữ vai trò quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển KT - XH của cả nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Văn kiện

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng ta xác định: “Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để tiếp tục tập trung đầu tư hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại” [18, tr. 96-97]. Do vậy, muốn phát huy vai trò của các KCN với phát triển KT - XH của tỉnh Bắc Ninh thì cần phải tăng tỉ lệ lấp đầy các KCN, muốn tăng tỷ lệ lấp đầy KCN thì cần phải hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Trong điều kiện có nhiều KCN được xây dựng thì mối quan hệ trên ngày càng bền chặt hơn và cần phải được chú trọng, đây là cơ sở để các KCN phát huy hơn nữa vai trò đối với phát triển KT - XH của Tỉnh.

Thực tế cho thấy, những KCN mà có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ; hạ tầng ngành điện, nước, thông tin liên lạc bảo đảm cung cấp đủ hoạt động sản xuất và sinh hoạt; hạ tầng đô thị được quy hoạch đồng bộ sẽ thu hút được vốn đầu tư lớn, nhanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đi vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho địa phương. Đối với những KCN mà không làm tốt công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, quá trình xây không đảm bảo chất lượng, vi phạm Luật Đầu tư và Luật Đất đai… thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trong quá trình giải phóng mặt bằng cũng như thu hút vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Để thực hiện quan điểm này cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Một là, UBND Tỉnh và các địa phương phải tạo điều kiện thuận lợi mọi mặt về vốn, mặt bằng, cơ chế để xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Chỉ đạo việc thực hiện công tác quy hoạch, điều chỉnh xây dựng các KCN, quy hoạch phát triển KT - XH của Tỉnh, tạo điều kiện để các đơn vị xây dựng hạ tầng hoạt động một cách hiệu quả và đúng tiến độ thời gian, bảo đảm chất lượng.

Hai là, cần tuân thủ theo những quy định của Luật Đất đai để giải quyết thoả đáng quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN cũng như doanh nghiệp KCN để đảm bảo tính nhất quán của chính sách ưu đãi về đất đai của Nhà nước, tôn trọng quyền tự chủ sản

xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các KCN đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, cần phải huy động mọi nguồn lực đặc biệt là vốn của các thành phần kinh tế, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Trung ương, nguồn vốn nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tăng tỷ lệ lấp đầy diện tích đã quy hoạch.

Ba là, đối với những KCN đã có các doanh nghiệp đi vào hoạt động cần quan tâm hơn tới vấn đề nâng cấp, cải tạo đường giao thông nội bộ trong và ngoài KCN, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa, bảo đảm giao thông thuận lợi. Nâng cấp, bảo dưỡng hệ thống cấp điện, nước sinh hoạt và sản xuất trong KCN. Đặc biệt phải chú ý tới vấn đề xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải của các doanh nghiệp nói riêng và trong các KCN nói chung theo cam kết và quy định về bảo vệ môi trường sinh thái. Tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư trong và ngoài nước để lấp đầy tối đa KCN nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các KCN đối với phát triển KT - XH, tránh gây lãng phí tài nguyên đất. Đồng thời, doanh nghiệp phải có phương án tổ chức hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ VAI TRÒ của các KHU CÔNG NGHIỆP đối với PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội ở TỈNH bắc NINH (Trang 62 - 64)