5 8,08 ,22 ,77 ,36 ,02 Khu vực công nghiệp xây
3.2.2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý các khu công nghiệp và triển khai đúng tiến độ nội dung các dự án đầu tư vào khu công nghiệp
và triển khai đúng tiến độ nội dung các dự án đầu tư vào khu công nghiệp
Quy hoạch là công cụ để chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng điều hành, quản lý vĩ mô nền kinh tế, giúp doanh nghiệp xác định được chiến lược phát triển sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăng thu lợi nhuận và giúp người dân điều chỉnh được các hoạt động sản xuất của mình. Công tác quy hoạch, quản lý các KCN ở Bắc Ninh tạo điều kiện thuận lợi cho Tỉnh trong thu hút đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Nó có vai trò hết sức quan
trọng trong việc phát huy tối đa hiệu quả KT - XH của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tỉnh. Công tác quy hoạch các KCN của Tỉnh về cơ bản đã phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch các KCN ở Bắc Ninh, vẫn còn một số vấn đề bất cập nảy sinh như các chính sách liên quan đến nông nghiệp, công tác thu hồi đất và đền bù giải phóng mặt bằng tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được lợi ích của người lao động; công tác đào tạo nghề, bố trí việc làm cho người dân trong diện bị thu hồi đất chưa thực sự được chú trọng… Để phát huy hơn nữa vai trò của các KCN đối với sự phát triển KT - XH của Tỉnh, Bắc Ninh cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:
Một là, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các KCN trong Tỉnh phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH của địa phương, của Tỉnh và của cả nước theo hướng mở rộng lĩnh vực đầu tư, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, gắn quy hoạch ngành với quy hoạch địa phương và quy hoạch vùng. Trong quy hoạch các KCN cần chú trọng phương án bố trí các ngành công nghiệp, các nhóm sản phẩm chủ yếu, phù hợp với đặc điểm khu dân cư, các nguồn lực và yêu cầu bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn trong việc lập, phê duyệt quy hoạch, quản lý, cấp phép đầu tư xây dựng các KCN. Có kế hoạch xây dựng các KCN bảo đảm sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong Tỉnh, tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào một vùng hoặc một số vùng, địa phương có kết cấu hạ tầng tốt, nhiều điều kiện thuận lợi.
Cần bổ sung, hoàn chỉnh lại quy hoạch KCN cho phù hợp với tình hình thực tế các địa phương trong Tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chủ động xây dựng mới hoặc mở rộng các khu, cụm công nghiệp, lấp đầy diện tích đất công nghiệp hiện có. Tổ chức thực hiện công bố công khai quy hoạch KCN sau khi đã được Chính phủ và Tỉnh phê duyệt cùng với lộ trình dự kiến theo thời gian để người dân nắm được và sớm có kế hoạch giao đất, chuyển đổi nghề nghiệp.
Quy hoạch và phân bố hợp lý các KCN để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của Tỉnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của địa phương, tranh thủ tối đa các nguồn từ bên ngoài. Đồng thời, phải phù hợp với chiến lược phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, phát triển công nghiệp, phân bố dân cư của Tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; có mối quan hệ hợp tác và phân công hài hoà giữa các KCN của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng trong một thể thống nhất và gắn với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, quy hoạch các KCN, cần tập trung “phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn theo hướng công nghệ cao, sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hạn chế các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp, các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ lực nhằm tạo ra chuỗi giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm công nghiệp nội tỉnh” [40, tr. 4].
Quy hoạch KCN phải được triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ với quy hoạch đô thị theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo điều kiện sống tốt để thu hút đội ngũ nhân lực chất lượng cao về làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh; phân bố dân cư, nhà ở và công trình xã hội phục vụ nhu cầu cho công nhân KCN. Đồng thời, phải có quỹ đất dự trữ để phát triển và liên kết thành cụm các KCN, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Hai là, các dự án đầu tư và xây dựng các KCN cần phải tiến hành đúng tiến độ
Hiện nay, tiến độ xây dựng hạ tầng các KCN do doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng thực hiện cơ bản đã hoàn thành, đặc biệt là diện tích lấp đầy, hệ thống giao thông, hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc. Tuy nhiên, các KCN hiện vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng, xử lý ô nhiễm môi trường… Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư và thu hút đầu tư. Đồng thời chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp KCN đầu tư hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi trường, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các KCN do doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Ban Quản lý các KCN, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương liên quan phối hợp với chủ đầu tư ở các KCN mới xây dựng tính toán phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân. Yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư thực hiện bảo đảm đúng tiến độ kế hoạch xây dựng hạ tầng các KCN đã được lấp đầy diện tích đất.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp theo hướng tiết kiệm, hiệu quả
Chuyển sang giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo, trước yêu cầu công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đặc biệt là tỉnh Bắc Ninh có diện tích đất nhỏ hẹp, việc khai thác sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai ngày càng có vai trò quan trọng. Thực hiện có hiệu quả việc huy động nguồn lực đất đai cho yêu cầu phát triển bền vững của Tỉnh, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 phải được tăng cường chỉ đạo chặt chẽ trên phạm vi toàn Tỉnh và từng địa phương, phải quán triệt quan điểm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhằm tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích đất.
Quá trình quy hoạch, bổ sung quy hoạch các KCN, các ban, ngành liên quan cần chú ý đến vấn đề bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp. Mặc dù cần chuyển đổi mục đích sử dụng một số diện tích đất nông nghiệp sang xây dựng các khu, cụm công nghiệp nhưng cần có chính sách hạn chế việc sử dụng diện tích đất trồng lúa đã hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi cho việc xây dựng KCN, khu đô thị. Nhất là đối với các vùng được quy hoạch thành vùng đô thị lõi của Tỉnh như thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du.
Cần có chủ trương hợp lý cho việc dành quỹ đất phù hợp bảo đảm nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như: trường học, bệnh viện, công trình văn hóa, thể thao; khuyến khích và hỗ trợ việc đưa diện tích đất trống, đất ngập nước, đất hoang hóa vào sử dụng cho mục đích phát triển KT - XH từng địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy hoạch sử dụng đất, gắn với công tác giáo dục pháp luật về đất đai; tiếp tục đổi mới chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư để bảo đảm tiến độ thu hồi đất phục vụ quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế; có chính sách bảo vệ lợi ích chính đáng, ổn định đời sống, việc làm cho người dân bị thu hồi đất.