Phát huy vai trò các khu công nghiệp phải gắn với thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ VAI TRÒ của các KHU CÔNG NGHIỆP đối với PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội ở TỈNH bắc NINH (Trang 60 - 62)

5 8,08 ,22 ,77 ,36 ,02 Khu vực công nghiệp xây

3.1.1.Phát huy vai trò các khu công nghiệp phải gắn với thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh

gắn với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Đây là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt quá trình phát huy vai trò của KCN đối với sự phát triển KT - XH ở tỉnh Bắc Ninh nhằm thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Tỉnh đề ra. Tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 - 2020 của đảng bộ Tỉnh đã xác định: “Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh CNH - HĐH; thực hiện phát triển bền vững; tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển dịch vụ, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chú trọng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị; giải quyết tốt vấn đề môi trường, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực và các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; giữ vững quốc phòng an ninh; xây dựng nền tảng để phấn đấu đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của thế kỷ XXI theo hướng văn minh, hiện đại” [48, tr. 46]. Do vậy, để phát huy vai trò của các KCN đối với phát triển KT - XH gắn với thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của Tỉnh cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

Một là, gắn việc phát huy vai trò của các KCN trong quá trình CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh đã đề ra. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 - 2030 đạt khoảng 10,5%, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là 13%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 11,5%/năm; giai đoạn 2021 - 2030 là 9,0%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2030 chiếm 33 - 35% GDP. Đến năm 2020: GDP bình quân đầu người đạt 146,2 triệu đồng (khoảng 6.560 USD); tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 73,2%, 23,0%, 3,8%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 20 tỷ USD; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng bình quân khoảng 12% [40, tr. 2,3].

Hai là, vai trò của KCN không chỉ gắn với mục tiêu kinh tế mà còn gắn liền với các mục tiêu phát triển xã hội của tỉnh nhằm đẩy mạnh hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng Bắc Ninh ngày càng hiện đại, văn minh. Các mục tiêu phát triển xã hội được xác định cụ thể đến năm 2020 của Bắc Ninh như sau: Giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn 2,5%; tỷ lệ đô thị hóa đạt 44,2%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 83%; tỷ lệ 8 bác sỹ và 26 giường bệnh/vạn dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 13%; cơ bản không còn hộ nghèo; tuổi thọ trung bình đạt trên 80 tuổi. Hạ tầng viễn thông phát triển hiện đại và đồng bộ, mật độ thuê bao Internet đạt tối thiểu 48 - 50% [40, tr. 3].

Ba là, vai trò của các KCN đối với các mục tiêu KT - XH của Tỉnh không thể đánh giá dựa trên sự đóng góp trong một khoảng thời gian nhất định mà cần phải được đánh giá những tác động lâu dài và có tác động lan tỏa. Từ đó, có cơ sở lựa chọn, bố trí các doanh nghiệp vào các KCN, quy hoạch các KCN ở các vùng một cách thích hợp, bảo đảm phát triển đồng bộ, đồng thời phải quản lý tốt các hoạt động của các KCN trên địa bàn.

Bốn là, nâng cao vai trò của các KCN đối với sự phát triển KT - XH cần phân bổ các KCN căn cứ vào quy hoạch tổng thể, mục tiêu phát triển chung của

tỉnh Bắc Ninh. Trước mắt, trong điều kiện xây dựng, phát triển các KCN chưa đều giữa các huyện, thành phố, thị xã trong Tỉnh, việc phát huy vai trò các KCN ở những địa phương không đồng đều, có địa phương tập trung nhiều KCN thì có điều kiện phát triển KT - XH nhanh hơn, đời sống của người dân được cải thiện hơn và ngược lại; Đồng thời tăng cường công tác quản lý của các cấp, ngành nhằm phát huy vai trò của các KCN, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh.

Trong dài hạn, cần chú trọng xây dựng các KCN vào những vùng khác, những vùng kém thuận lợi hơn về cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, tránh tập trung quá nhiều vào một số địa phương nhất định. Đặc biệt chú trọng vào vùng Nam sông Đuống với 3 tiểu vùng là huyện Thuận Thành, huyện Gia Bình và huyện Lương Tài, đây là vùng có điều kiện phát triển KT - XH thấp hơn so với các địa phương trong tỉnh Bắc Ninh. Điều đó giúp phát huy hơn nữa vai trò của KCN ở những vùng trên, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đồng đều giữa các địa phương, giữa nông thôn và thành thị trong tỉnh.

Phát huy vai trò các KCN cần gắn với việc xây dựng, phát triển các đô thị trên cơ sở mô hình phát triển "Chùm đô thị hướng tâm, nhất thể hóa đô thị nông thôn" [40, tr. 2]. Trên cơ sở đó, “xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành vùng đô thị lớn, trong đó đô thị lõi Bắc Ninh chủ yếu được hình thành trên cơ sở thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du giữ vai trò là đầu tàu và hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đảm bảo cho người dân sống ở các điểm dân cư nông thôn được hưởng thụ các tiện ích công cộng có chất lượng cuộc sống gần với đô thị” [40, tr. 11].

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ VAI TRÒ của các KHU CÔNG NGHIỆP đối với PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội ở TỈNH bắc NINH (Trang 60 - 62)