Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 đến 2013, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện mỏ cày bắc, tỉnh bến tre (Trang 60 - 61)

Trong những năm qua, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các lĩnh vực trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc diễn ra theo hƣớng tích cực khá rõ nét, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm trong khi tỷ trọng của ngành thƣơng mại – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng tăng. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch chƣa cao, ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể đƣợc thể hiện qua biểu đồ:

Nông – lâm – ngƣ - nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện, kế đến là ngành dich vụ và thấp nhất là ngành công nghiệp - xây dựng. Đến năm 2013, tỷ trọng nông – lâm nghiệp là 47,96%, công nghiệp - xây dựng là 19,14% và dịch

vụ là 32,90%.

Hình 3.4: Biểu đồ cơ cấu kinh tế các lĩnh vực qua các năm từ 2009 – 2013

Lĩnh vực nông nghiệp có bƣớc chuyển dịch nhanh nhất, năm 2009 cơ cấu ngành nông nghiệp là 54,45%, đến năm 2011 giảm còn 50,04% và đến năm 2013 còn 47,96%. Lĩnh vực dịch vụ năm 2009 là 29,28%, đến năm 2011 tăng lên 31,50% và cao nhất vào năm 2013 với 32,90%. Để đạt đƣợc thành quả đáng khích lệ này, huyện đã không ngừng nổ lực quan tâm đầu tƣ xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển thƣơng mại – dịch vụ. Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng có tăng nhƣng biến động do tình hình đầu tƣ vào các khu tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn chƣa đồng bộ,

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2009 2010 2011 2012 2013 54.45 51.5 50.04 47.13 47.96 16.27 17.27 18.46 20.06 19.14 29.28 31.23 31.5 32.81 32.9

Cơ cấu kinh tế các lĩnh vực qua các năm từ 2009 – 2013

mức tăng trƣởng 16,27% năm 2009, tăng trƣởng cao nhất vào năm 2012 với 20,06% nhƣng đến 2013 giảm còn 19,14%

Tóm lại, trong giai đoạn qua kinh tế huyện Mỏ Cày Bắc có nhiều biến động nhƣng vẫn đạt mức khá. Tốc độ tăng trƣởng của các ngành đều cao và dần ổn định. Sản xuất nông nghiệp đã có chiều hƣớng phát triển tốt, coi trọng việc tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhƣ thay đổi mùa vụ, áp dụng biện pháp thâm canh, cây, con giống,… đã khai thác đƣợc tiềm năng đất đai và sức sản xuất của nhân dân mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy thiếu đồng bộ, hạn chế về số lƣợng ngành nghề, kỹ thuật nhƣng đã bƣớc đầu phát triển. Ngành thƣơng mại – dịch vụ có bƣớc phát triển đáng kể do huyện tận dụng tốt lợi thế và tiềm năng của địa bàn.

Một phần của tài liệu đánh giá kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 đến 2013, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện mỏ cày bắc, tỉnh bến tre (Trang 60 - 61)