Nhận xét về tình hình chuyển đổi và hiện trạng sửdụng đất đai

Một phần của tài liệu đánh giá kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 đến 2013, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện mỏ cày bắc, tỉnh bến tre (Trang 54)

Trong những năm gần đây nhất là từ khi có luật đất đai mới thì các nội dung của quản lý đất đai đƣợc thực hiện rất tốt nhƣ việc đo đạc, chỉnh lý xây dựng bản đồ, giải quyết các đơn thƣ khiếu nại, lập kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm... tạo cơ sở pháp lý cho giao đất, thu hồi đất. Mục tiêu đề ra từ nay đến năm 2020 phải khắc phục những tồn tại trên nhằm quản lý tốt quỹ đất đai và tạo cơ chế thuận lợi cho việc sử dụng đất, phát huy đƣợc quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất.

Tóm lại, hiện trạng sử dụng đất của huyện tập trung vào 2 nhóm đất chính là đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, tuy nhiên vẫn coi trọng vào nhóm đất chƣa sử dụng, nhóm đất chƣa sử dụng chiếm tỷ trọng ít so với diện tích tự nhiên của huyện. Qua đó cho thấy quỹ đất của huyện đƣợc khai thác và sử dụng, trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất là đối với đất nông nghiệp, mặc dù giảm so với các năm, điều này phản ánh rõ về thực trạng phát triển kinh tế xã hội dựa vào nông nghiệp là chính, chủ yếu là trồng cây lâu năm, tình hình sử dụng và biến động đất đai của huyện diễn ra theo chiều hƣớng tích cực. Đất chuyên dùng tăng tƣơng xứng với nhịp độ phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, tiềm năng đất đai của huyện chƣa đƣợc khai thác hết cả về số lƣợng và chất lƣợng. Các loại đất vƣờn tạp, đất mặt nƣớc hiệu quả sử dụng không cao, đất trồng cây hàng năm thì hệ số sử dụng thấp. Diện tích cây lúa nƣớc giảm mạnh qua các năm và chƣa phát triển thành vùng tập trung. Qua đây có thể thấy mức độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp của huyện còn ở mức thấp. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng qua các năm, điều này cho thấy tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra

theo chiều hƣớng tích cực, tuy vậy nhƣng tỷ trọng nhóm đất này vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời điểm hiện nay, chứng minh rằng việc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc phát triển mạnh mẽ.

Vì vậy, trong giai đoạn tới cần phải có những giải pháp cụ thể để khai thác tiềm năng đất đai trên địa bàn và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đặc biệt việc giải quyết nƣớc tƣới, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao hệ số sử dụng đất canh tác tạo đà cho sự phát triển một nền nông nghiệp hang hoá. Cần quán triệt phƣơng châm khai thác sử dụng quỹ đất, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả để bảo vệ môi trƣờng đất giữ cân bằng sinh thái để sử dụng ổn định và bền vững.

3.2.3 Đánh giá biến động của hiện trang sử dụng đất với kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2013

* Trên cơ sở tổng hợp kết quả thống kê đất đai năm 2011 và qua so sánh với kế hoạch sử dụng đất huyện Mỏ Cày Bắc cho thấy:

Đất nông nghiệp: vẫn chiếm diện tích lớn, hiện trang đất nông nghiệp năm 2011 là 12853,75 ha, so với kế hoạch sử dụng phân theo năm 2011 là 12849,00. Nhƣ vậy diện tích đất nông nghiệp vƣợt quá 3,75 ha so với kế hoạch đƣa ra. Vì lĩnh vực nông nghiệp là thế mạnh và trọng điểm của huyện nên để giảm diện tích nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là việc cần thời gian dài thích nghi. Những loại đất đạt đƣợc kế hoạch đƣa ra bao gồm: đất trụ sở cơ quan và đất quốc phòng. Còn các loại đất còn lại không đạt kế hoạch đƣa ra nhƣ đất trồng lúa không giảm, đất trồng cây lâu năm không tăng …

Đất phi nông nghiệp: theo kế hoạch sử dụng đất của huyện Mỏ Cày Bắc là tăng diện tích đất phi nông nghiệp và giảm diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở hạ tầng để bất nhịp với phát triển chung với tỉnh Bến Tre cũng nhƣ xây dựng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Nhƣng nhìn vào bảng 3.8 cho thấy diện tích đất phi nông nghiệp còn thấp so với kế hoạch đƣa ra. Nguyên nhân là các dự án chậm tiến độ vì thiếu vốn đầu tƣ, giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn.

Đất chưa sử dụng: diện tích đất chƣa sử dụng theo thống kê đất đai năm 2011 so với kế hoạch sử dụng đất năm 2011 là khộng thay đổi. Vì với 22,04 ha này đƣợc đƣa vào dự án Khu du lịch sinh biệt thự - sinh thái Hàm Luông dự kiến vào năm 2020.

Bảng 3.8: Biến động của hiện trạng sử dụng đất với kế hoạch sử dụng đất năm 2011

Mục đích sử dụng đất Hiện trạng đất sử dụng đất Kế hoạch sử dụng đất Tăng (+), giảm (-)

Diện tích (ha) Diện tích (ha) Diện tích (ha) Đất nông nghiệp 12.853,75 12.875,93 - 22,10 Đất lúa nƣớc 754,53 754,00 0,53

Đất trồng cây lâu năm 11.658,46 11.678,76 - 20,30

Đất nuôi trồng thủy sản 4,47 4,47 0

Đất phi nông nghiệp 2.928,51 2.936,48 - 7,97

Đất ở tại nông thôn 753,05 747,17 5,88

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 16,31 14,74 1,57

Đất quốc phòng 7,52 5,47 2,05

Đất an ninh 2,21 2,21 0

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 5,68 5,68 0

Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 13,80 13,80 0

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 74,45 74,76 - 0,31

Đất chƣa sử dụng 22,04 22,04 0

UBND huyện Mỏ Cày Bắc, 2011

* Trên cơ sở tổng hợp kết quả thống kê đất đai năm 2012 và qua so sánh với kế hoạch sử dụng đất huyện Mỏ Cày Bắc cho thấy:

Đất nông nghiệp: vẫn chiếm diện tích lớn, hiện trang đất nông nghiệp năm 2012 là 13004,53 ha, so với kế hoạch sử dụng phân theo năm 2012 là 12.814,62. Nhƣ vậy diện tích đất nông nghiệp vƣợt quá 189,91 ha so với kế hoạch đƣa ra. Vì lĩnh vực nông nghiệp là thế mạnh và trọng điểm của huyện nên để giảm diện tích nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là việc cần thời gian dài thích nghi. Những loại đất đạt đƣợc kế hoạch đƣa ra bao gồm: đất trụ sở cơ quan và đất quốc phòng. Còn các loại đất còn lại không đạt kế hoạch đƣa ra nhƣ đất trồng lúa không giảm, đất trồng cây lâu năm không tăng …

Đất phi nông nghiệp: theo kế hoạch sử dụng đất của huyện Mỏ Cày Bắc là tăng diện tích đất phi nông nghiệp và giảm diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở hạ tầng để bất nhịp với phát triển chung với tỉnh Bến Tre cũng nhƣ xây dựng

công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Nhƣng nhìn vào bảng 3.9 cho thấy diện tích đất phi nông nghiệp còn thấp so với kế hoạch đƣa ra. Nguyên nhân là các dự án chậm tiến độ vì thiếu vốn đầu tƣ, giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn.

Đất chưa sử dụng: diện tích đất chƣa sử dụng theo thống kê đất đai năm 2012 so với kế hoạch sử dụng đất năm 2012 là khộng thay đổi. Vì với 22,04 ha này đƣợc đƣa vào dự án Khu du lịch sinh biệt thự - sinh thái Hàm Luông dự kiến vào năm 2020.

Bảng 3.9: Biến động của hiện trạng sử dụng đất với kế hoạch sử dụng đất năm 2012

Mục đích sử dụng đất Hiện trạng đất sử dụng đất 2012 Kế hoạch sử dụng đất 2012 Tăng (+), giảm (-) (ha) Diện tích (ha) Diện tích (ha) Diện tích (ha) Đất nông nghiệp 13.004,53 12.814,62 189.91 Đất lúa nƣớc 542,68 694,90 -152,22

Đất trồng cây lâu năm 12.145,25 11.677,41 467.84

Đất nuôi trồng thủy sản 3,89 4,47 - 0,58

Đất phi nông nghiệp 2.795,38 2.997,79 - 202,41

Đất ở tại nông thôn 749,52 727,47 22,05

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 15,19 18,20 - 3,01

Đất quốc phòng 7,47 7,97 - 0,50

Đất an ninh 3,14 2,21 0,93

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 5,13 5,71 - 58

Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 19,36 13,80 5.56

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 66,30 74,66 - 8.36

Đất chƣa sử dụng 22,04 22,04 0

* Tƣơng tự trên cơ sở tổng hợp kết quả thống kê đất đai năm 2013 và qua so sánh với kế hoạch sử dụng đất huyện Mỏ Cày Bắc cho thấy:

Bảng 3.10 : Biến động của hiện trạng sử dụng đất với kế hoạch sử dụng đất năm 2013 Mục đích sử dụng đất Hiện trạng đất sử dụng đất 2013 Kế hoạch sử dụng đất 2013 Tăng (+), giảm (-) (ha) Diện tích (ha) Diện tích (ha) Diện tích (ha) Đất nông nghiệp 12.993,85 12.631,51 362,34 Đất lúa nƣớc 539,80 642,13 - 102,33

Đất trồng cây lâu năm 12.137,36 11.533,53 603,83

Đất nuôi trồng thủy sản 3,98 4,39 - 0,41

Đất phi nông nghiệp 2.802,00 3.198,90 - 396,90

Đất ở tại nông thôn 750,58 716,89 33,69

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 15,19 22,20 -7,01

Đất quốc phòng 7,74 7,79 - 0,05

Đất an ninh 2,21 2,21 0

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp 5,68 5,68 0

Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 19,46 14,03 5,43

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 76,56 76,07 49,00

Đất chƣa sử dụng 22,04 22,04 0

UBND huyện Mỏ Cày Bắc, 2011

Đất nông nghiệp: vẫn chiếm diện tích lớn, hiện trang đất nông nghiệp năm 2013 là 12.993,85 ha, so với kế hoạch sử dụng phân theo năm 2013 là 12.612,51. Nhƣ vậy diện tích đất nông nghiệp vƣợt quá 380,34 ha so với kế hoạch đƣa ra. Nhìn trung năm 2013, các loại đất trong đất nông nghiệp đạt đƣợc chi tiêu đề ra nhƣ: đất trồng lúa thấp hơn kế hoạch sử dụng đất là 102,33 ha, đất trồng cây lâu năm vƣợt quá chỉ tiêu đề ra là 603,83 ha

Đất phi nông nghiệp: nhìn vào bảng 3.10 cho thấy diện tích đất phi nông nghiệp còn thấp so với kế hoạch đƣa ra. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 là 2802,00 còn kế hoạch đƣa ra là 3198,90. Do các dự án chậm tiến độ, qua trình giải phóng mặt bằng còn chậm.

Đất chưa sử dụng: diện tích đất chƣa sử dụng theo thống kê đất đai năm 2013 so với kế hoạch sử dụng đất năm 2013 là khộng thay đổi. Vì với 22,04 ha này đƣợc đƣa vào dự án Khu du lịch sinh biệt thự - sinh thái Hàm Luông dự kiến vào năm 2016 – 2020.

3.3 Yếu tố ảnh hƣởng đến quy hoạch sử dụng đất đai

3.3.1 Thực trạng phát triển kinh tế

3.3.1.1 Tăng trưởng kinh tế:

Hình 3.3: Tăng trƣởng kinh tế qua các năm từ 2009 – 2013

Qua bảng hình cho thấy giai đoạn 2009 – 2013 các khu vực kinh tế của huyện đều có tốc độ tăng trƣởng khá nhƣng nhiều biến động trong cả giai đoạn. Khu vực nông nghiệp có tốc độ tăng trƣởng cao trong năm 2009 nhƣng giảm dần đến năm 2013, giảm mạnh nhất là năm 2012. Khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ có tốc độc tăng trƣởng khá cao, và tập trung cao nhất ở năm 2012 do huyện đã xác định hai lĩnh vực này là ngành mũi nhọn của nền kinh tế.

Tăng trƣởng kinh tế nhanh đã góp phần tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời. Tính theo giá thực tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 11,60 triệu đồng năm 2009 lên 22,41

54.45 51.5 50.04 47.13 47.96 16.27 17.27 18.46 20.06 19.14 29.28 31.23 31.5 32.81 32.9 10.73 11.7 13.37 13.04 12.68 11.6 13 16 19.14 22.41 0 10 20 30 40 50 60 0 5 10 15 20 25 2009 2010 2011 2012 2013

Tăng trưởng kinh tế qua các năm 2009 - 2013

Khu vực nông nghiệp (%) Khu vực công nghiệp – xây dựng (%)

Khu vực dịch vụ (%) Tốc độ tăng trưởng chung (%)

triệu đồng năm 2013. Hƣớng tới, trong lộ trình phát triển kinh tế của tỉnh Bến Trenói chung và của huyện Mỏ Cày Bắc nói riêng, lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hƣớng đa dạng và bền vững, tập trung đầu tƣ phát triển mạnh hai khu vực còn lại nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hƣớng tích cực.

3.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các lĩnh vực trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc diễn ra theo hƣớng tích cực khá rõ nét, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm trong khi tỷ trọng của ngành thƣơng mại – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng tăng. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch chƣa cao, ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể đƣợc thể hiện qua biểu đồ:

Nông – lâm – ngƣ - nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện, kế đến là ngành dich vụ và thấp nhất là ngành công nghiệp - xây dựng. Đến năm 2013, tỷ trọng nông – lâm nghiệp là 47,96%, công nghiệp - xây dựng là 19,14% và dịch

vụ là 32,90%.

Hình 3.4: Biểu đồ cơ cấu kinh tế các lĩnh vực qua các năm từ 2009 – 2013

Lĩnh vực nông nghiệp có bƣớc chuyển dịch nhanh nhất, năm 2009 cơ cấu ngành nông nghiệp là 54,45%, đến năm 2011 giảm còn 50,04% và đến năm 2013 còn 47,96%. Lĩnh vực dịch vụ năm 2009 là 29,28%, đến năm 2011 tăng lên 31,50% và cao nhất vào năm 2013 với 32,90%. Để đạt đƣợc thành quả đáng khích lệ này, huyện đã không ngừng nổ lực quan tâm đầu tƣ xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển thƣơng mại – dịch vụ. Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng có tăng nhƣng biến động do tình hình đầu tƣ vào các khu tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn chƣa đồng bộ,

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2009 2010 2011 2012 2013 54.45 51.5 50.04 47.13 47.96 16.27 17.27 18.46 20.06 19.14 29.28 31.23 31.5 32.81 32.9

Cơ cấu kinh tế các lĩnh vực qua các năm từ 2009 – 2013

mức tăng trƣởng 16,27% năm 2009, tăng trƣởng cao nhất vào năm 2012 với 20,06% nhƣng đến 2013 giảm còn 19,14%

Tóm lại, trong giai đoạn qua kinh tế huyện Mỏ Cày Bắc có nhiều biến động nhƣng vẫn đạt mức khá. Tốc độ tăng trƣởng của các ngành đều cao và dần ổn định. Sản xuất nông nghiệp đã có chiều hƣớng phát triển tốt, coi trọng việc tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhƣ thay đổi mùa vụ, áp dụng biện pháp thâm canh, cây, con giống,… đã khai thác đƣợc tiềm năng đất đai và sức sản xuất của nhân dân mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy thiếu đồng bộ, hạn chế về số lƣợng ngành nghề, kỹ thuật nhƣng đã bƣớc đầu phát triển. Ngành thƣơng mại – dịch vụ có bƣớc phát triển đáng kể do huyện tận dụng tốt lợi thế và tiềm năng của địa bàn.

3.3.2 Thực trạng phát triển xã hội

3.3.2.1. Dân số

Năm 2011, dân số toàn huyện có 116.575 ngƣời, mật độ dân số đạt 736 ngƣời/km2, cao hơn so với bình quân của tỉnh (532 ngƣời/km2), là huyện có mật độ số cao đứng thứ 2 trong tỉnh (sau thành phố Bến Tre). Về tập quán cƣ trú của ngƣời dân, đa số nhân dân sống ở khu vực nông thôn chiếm 94,07%.

Về cơ cấu thành phần dân tộc của huyện, dân tộc Kinhchiếm 98,43% dân số;còn lại là dân tộc Khơme, dân tộc Chăm và dân tộc Hoa.Về cơ cấu dân số theo giới tính: nam chiếm 53,09% dân số và nữ chiếm 46,91%.

3.3.2.2. Lao động, việc làm

Năm 2011, dân số trên địa bàn huyện có cơ cấu trẻ (từ 15 – 29 tuổi) khoảng 20,6%, các số liệu dân số cũng cho thấy số trẻ dƣới 14 tuổi giảm từ 23,4 % dân số năm 2000, còn 21,7 % năm 2011; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tăng 61 % lên 65 % năm 2005 và còn giảm nhẹ còn 59 % dân số năm 2010; lực lƣợng dân số nữ từ 56 tuổi và nam 61 tuổi trở lên tăng 9,9 % dân số năm 2005 lên 13,8 % dân số năm 2011.

Hiện tƣợng trên cho thấy dân số huyện Mỏ Cày Bắc đang trong thời kỳ tỷ lệ lao động ở mức độ cao và bắt đầu đi vào cơ cấu già, do kết quả của chƣơng trình kế hoạch hóa và cũng do số dân trong độ tuổi lao động xuất cƣ nhiều.

Dân số trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động trong khu vực 1 tăng từ 56,0 % năm 2005 lên 60,8 % năm 2011; lao động khu vực 2 tăng nhẹ từ 4,2 % lên 7,4 % lao động; khu vực 3 tăng 8,0 % lên 9,5 %.

Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo kể cả truyền nghề năm 2011 khoảng 27,9 %, gồm 2,1 %

Một phần của tài liệu đánh giá kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 đến 2013, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện mỏ cày bắc, tỉnh bến tre (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)