Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015.
So sánh giữa kế hoạch sử dụng đất với hiện trạng sử dụng đất để đánh giá hiệu quả và hạn chế của quy hoạch sử dụng đất đai huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2020.
Đề xuất hƣớng giải quyết khắc phục những khó khăn của quy hoạch sử dụng đất huyện Mỏ Cày Bắc ở giai đoạn 2016 – 2020, góp phần đƣa công tác quy hoạch Mỏ Cày Bắc hiệu quả hơn.
2.3. Phƣơng tiện nghiên cứu
Dụng cụ phục vụ nghiên cứu:
Máy tính, các phần mềm(Word,excel…)
Các tài liệu: Các văn bản pháp luật, Thông tƣ hƣớng dẫn, Nghị định của chính phủ quy định, … và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài thực hiện.
2.4 . Phƣơng pháp thực hiện
Phương pháp tham khảo tài liệu: tham khảo các văn bản pháp luật, Thông tƣ số 29/2014/TT-BTNMT, Luật đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP…và các tài liệu khác có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất đai.
Phương pháp thu thập số liệu: tiến hành điều tra thu thập thông tin số liệu có liên quan: thu thập thông tin về kinh tế - xã hội, thông tin về sử dụng đất, về quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng quản lí sử dụng đất đai, các dự án, kế hoạch phát triển liên quan đến quy hoạch sử dung đất đai trong huyện … Trên cơ sở số liệu thu đƣợc tiến hành phân tích, đánh giá để từ đó tìm ra giải pháp quy hoạch trong tƣơng lai.
Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu thu thập đƣợc về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, và các chỉ tiêu cần thiết khác liên quan đến công tác quy hoạch... nhằm đánh giá đƣợc hiện trạng và tình hình quy hoạch sử dụng đất đai tại huyện Mỏ Cày Bắc.
Phương pháp luận: Đánh giá thực trạng nhằm tìm ra những khó khăn, thuận lợi trong công tác quy hoạch sử dụng đất, rồi từ đó đƣa ra một số giải pháp để khắc
đất ngày một tốt hơn, đề xuất ra những phƣơng án quy hoạch sử dụng đất hiệu quả và phù hợp với đặc điểm của vùng.
Phương pháp quy hoạch sử dụng đất theo thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2.5. Các bƣớc thực hiện
Bƣớc 1: Tham khảo các tài liệu liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Giáo
trình quy hoạch sử dụng đất đai, kế thừa các bài luận văn tốt nghiệp các khóa trƣớc. Các văn bản luật và dƣới luật hƣớng dẫn làm quy hoạch sử dụng đất. Các báo cáo, thuyết minh về quy hoạch của xã.
Tìm hiểu các khái niệm, vai trò và chức năng của đất đai, các loại hình sử dụng đất cơ bản.
Tìm hiểu khái niệm, vai trò, chức năng và cơ sở pháp luật, nội dung, ý nghĩa của việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
Bƣớc 2: Thu thập số liệu, tài liệu có liên quan.
Luật đất đai năm 2003;
Luật đất đai năm 2013;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013;
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất;
Thông tƣ số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Thông tƣ số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Quyết định số 1849/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của huyện Mỏ Cày Bắc
Niên giám thống kê từ năm 2009 – 2013 của huyện Mỏ Cày Bắc
Dự án lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đƣợc xét duyệt
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện Mỏ Cày Bắc đến năm 2020
Bản đồ hành chính của huyện
Bƣớc 3: Khảo sát thực tế, thu thập ý kiến của cán bộ chuyên môn tham gia quy hoạch
về tiến độ thực hiện quy hoạch:
Các chỉ tiêu sử dụng đât đƣợc duyệt trong năm.
Các chỉ tiêu đất đƣợc điều chỉnh.
Các chỉ tiêu sử dụng đất bị hủy bỏ.
Các chỉ tiêu sử dụng đất đƣợc hoàn thành.
Tìm ra những khó khăn phức tạp nảy sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất và đƣa ra nhận xét đánh giá về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.
Tìm ra đƣợc những thuận lợi trong các dự án quy hoạch sử dụng đất và đánh giá hiệu quảquy hoạch sử dụng đất của huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.
Bƣớc 4: Tổng hợp số liệu, thống kê, phân tích nguyên nhân, chiều hƣớng biến
động trong hiện trạng sử dụng đất và giữa hiện trạng sử dụng đất với kết quả sử dụng đất năm 2013. Qua đó đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch so với quy hoạch kế hoạch 2011-2015.
Bƣớc 5: Đề xuất các giải pháp để sử dụng đất đai có hiệu qủa trong thời gian tới, hoàn
chỉnh công tác đánh giá.
Hình 2.1: Sơ đồ thực hiện THU THẬP SỐ LIỆU Thu thập số liệu vềdiện tích tình hình biến động đất đai từnăm 2011-2013 Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của huyện Mỏ Cày Bắc giai đoạn 2011-2020 Số liệu kiểm kê tình hình sử dụng đất của huyện Mỏ Cày Bắc năm 2011- 2013 Bản đồhiện trạng sử dụng đất năm 2011 Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2011-2012 Niên giám thống kê năm 2009 - 2013 Bản đồ hành chính của huyện Mỏ Cày Bắc
ĐIỀU TRA – KHẢO SÁT
(Sử dụng phƣơng pháp khảo sát địa hình, thu thập ý kiện của cán bộ chuyên môn tham gia quy hoạch về tính hiệu quả của dự án
Chỉ tiêu sử dụng đất đƣợc duyệt trong năm
Các chỉ tiêu sử dụng đất đƣợc điều chỉnh Các chỉ tiêu sử dụng đât đƣợc hoàn thành Chỉ tiêu sử dụng đất bị hủy bỏ TỔNG HỢP – PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ Những khó khăn phức tạp nảy sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất Nhận xét đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất Thuận lợi Thuận lợi trong các dự án quy hoạch sử dụng đất trong các dự án quy hoạch sử dụng đất Đánh giá hiệu quả quy hoạch sử dụng đất
Phân tích nguyên nhân chiều hƣớng biến động trong hiện trạng sử dụng đất và giữa hiện trạng sử dụng đất với kết quả sử
dụng đất năm 2012
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 . Phân tích định hƣớng quy hoạch sử dụng đất đai 2011 – 2020
Cơ cấu sử dụng đất trong thời kì quy hoạch 2011 – 2020 phát triển theo xu hƣớng tăng diện tích phi nông nghiệp, giảm diện tích đất nông nghiệp và đất chƣa sử dụng, hƣớng tới cải tạo sử dụng triệt để đất chƣa sử dụng sang các loại đất khác.Đây là phƣơng hƣớng phù hợp với xu thế đô thị hóa của huyện nói riêng và cả nƣớc nói chung, ngoài ra việc tăng trƣởng nông nghiệp trong tƣơng lai sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tăng năng suất. Tuy nhiên nhìn vào hình 3.1 cho thấy: Diện tích đất nông nghiệp không giảm, diện tích đất phi nông nghiệp có xu hƣớng tăng và diện tích đất chƣa sử dụng là không đổi (22,04 ha). Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2020, tăng diện tích đất phi nông nghiệp, giảm diện tích đất nộng và khai thác triệt để đất chƣa sử dụng.
Hình 3.1: Biểu đồ biến động các loại đất chính giai đoạn 2011 - 2020 tại Mỏ Cày Bắc
3.1.1 Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu sử dụng đất, năm 2020 đạt 28.362,91 ha chiếm 79,92% so với tổng diện tích của toàn huyện, mặc dù đã giảm 1.620,68 ha so với năm 2011, nông nghiệp vẫn là nền tảng, là cơ sở để phát triển công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ và tạo ra nhiều việc làm nhất cho lao động tại khu vực nông thôn. 12853.75 12467.19 12192.35 2928.51 3367.28 3642.1 22.04 22.04 0 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2011 2015 2020
Biểu đồ biến động các loại đất chính giai đoạn 2011 - 2020 tại Mỏ Cày Bắc
Bảng 3.1: Biến động các loại đất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch huyện Mỏ Cày Bắc
Mục đích sử dụng đất
Năm 2011 Năm 2015 Năm 2020
Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp 12.853,75 100 12.467,19 100 12.192,35 100 Đất lúa nƣớc 754,53 5,87 478,00 3,83 435,00 3.57 Đất trồng cây lâu năm 11.658,46 90,70 11.743,89 94,20 11.504,02 94,35 Đất nuôi trồng thủy sản 4,47 0,03 24,20 0,19 45,93 0,38 Đất cỏ dùng vào chân nuôi 16,72 0,13 10.25 0,08 8,43 0,07 Đất trồng cây hàng năm khác 390,62 3.04 189,75 1,52 182,92 1,50 Đất nông nghiệp khác 28,95 0.23 21,10 0,17 16,05 0,13
Nguồn: UBND huyện Mỏ Cày Bắc,2011
Trong giai đoạn 2011 – 2015, giảm 411,61 ha để chuyển sang đất phi nông nghiệp. Đến năm 2015, đất nông nghiệp có diện tích là 12,467,19 ha, chiếm 78,73% tổng diện tích đất tự nhiên.
Diện tích đất nông nghiệp giảm là do sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, phát triển theo xu hƣớng công nghiệp hóa, hiệu quả từ đất phi nông nghiệp cao hơn từ đất nông nghiệp. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đƣợc chuyển sang đất phi nông nghiệp,chủ yếu để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đất ở tại nông thôn và nhu cầu sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân. Đất nông nghiệp đƣợc chuyển bao gồm đất trồng lúa, đất trồng màu, đất trồng cây lâu năm. Qua bảng 3.1 cho thấy các loại đất này đều giảm đến năm 2020, giảm mạnh nhất là đất trồng lúa nƣớc, cụ thể nhƣ sau:
Đất trồng lúa: giai đoạn 2011 – 2015 giảm 276 ha để chuyển sang đất trồng cây lâu năm và đất phi nông nghiệp. Đến năm 2015, đất trồng lúa có diện tích 478 ha,
chiếm 3,83% tổng diện tích đất nông nghiệp, tập trung phần lớn ở xã Nhuận Phú Tân. Đất trồng lúa này không còn phù hợp với xu hƣớng phát triển kinh tế của địa phƣơng. Chính vì vậy trong thời gian tới cần chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm là phù hơp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, mang lại hiệu quả thiết thực hơn.
Đất trồng cây lâu năm: giai đoạn từ 2011 – 2015, diện tích tăng 85,43 ha. Đến năm 2015, đất trồng cây lâu năm có diện tích là 11.743,89 ha chiếm 94,20% tổng diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu trồng cây dừa, cây an trái, cây ca cao … Diện tích đất trồng cây lâu năm ngày càng tăng. Vì đem lại hiệu quả kinh tế cao, thích hợp với thổ nhƣỡng và những năm gần đây giá cả thị trƣờng cao và khá ổn định, dự đoán trong thời gian tới diện tích tiếp tục tăng.
Đất nuôi trồng thủy sản: giai đoạn 2011 – 2015, diện tích tăng 19,73 ha. Đến năm 2015, đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 24,20 ha, chiếm 0,19% tổng diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu hình thành hai khu vực nuôi cá da trơn ở xã Thạnh Ngãi và xã Tân Thành Bình. Đất nuôi trồng thủy sản huyện Mỏ Cày Bắc chủ yếu là mô hình nuôi xen trong mƣơng vƣờn, không tập trung nên phát triển còn kém.
Ngoài ra trong nội bộ đất nông nghiệp, đất chuyên trồng lúa nƣớc đƣợc chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản, làm tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản lên 45,93 ha năm 2020, tăng 10,27 ha so với năm 2011.
Ngoài ra công tác thâm canh, tăng vụ đƣợc tăng cƣờng thực hiện nhằm mục đích tăng diện tích đất canh tác và diện tích gieo trồng của huyện, năm 2015 đạt 1,8 lần và năm 2020 đạt 2,2 lần ( tăng 0,4 lần so với năm 2015). Hệ số sử dụng đất trồng trọt thấp do cây lâu năm chiếm tỷ trọng 86% diện tích. Qua bảng số liệu 3.2 cho thấy hệ số sử dụng đất của huyện có xu hƣớng ngày càng tăng, công tác tăng vụ, luân canh của huyện ngày càng đƣợc đẩy mạnh, tận dụng tối đa, cải tạo diện tích đất chƣa sử dụng, và đất sản xuất có hiệu quả kinh tế thấp vào các mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao hơn. Quy hoạch sử dụng đất của huyện đang đi theo đúng hƣớng, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, xã hội của huyện, cũng nhƣ sự phát triển chung của cả nƣớc.
Bảng 3.2 Hệ số sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 và đến năm 2020
Nội dung 2015 2020
Hệ số sử dụng đất ( lần) 1,8 2,2
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Mỏ Cày Bắc
Nhƣ vậy, nhìn chung các loại đất chính trong nhóm đất nông nghiệp đều có sự biến động, giảm sang các mục đích chuyên dùng với số lƣợng lớn. Tuy nhiên, việc phân bổ
quỹ đất cho các mục đích sản xuất nông nghiệp theo phƣơng án quy hoạch đã góp phần tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh ổn định, ƣu tiên cho các loại hình sản xuất chiếm ƣu thế đảm bảo mục tiêu giữ vững an toàn, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá nông sản, đáp ứng đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng nhƣ các chỉ tiêu phát triển của ngành nông nghiệp, đồng thời nâng cao thu nhập và ổn định đời sống của nhân dân.
3.1.2 Đất phi nông nghiệp
Quy hoạch đất phi nông nghiệp đƣợc thể hiện qua bảng 3.11 nhƣ sau:
Bảng 3.3Biến động các loại đất phi nông nghiệp trong kỳ quy hoạch huyện Mỏ Cày Bắc
Mục đích sử dụng đất
Năm 2011 Năm 2015 Năm 2020
Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Đất phi nông nghiệp 2.928,51 100 3.367,36 100 3.642,10 100
Đất ở tại nông thôn 753,05 25,71 715,19 21,24 762,48 20,94 Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp 16,31 0,56 28,46 0,85 39,00 1,07 Đất khu công nghiệp - - 216,90 6,44 286,90 7,88
Đất quốc phòng 7,52 0.26 7,79 0,24 7,97 0,22
Đất an ninh 2,21 0,08 2,21 0,07 5,00 0,14
Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp 5,68 0,19 69,91 2,08 83,94 2,30
Đất có mục đích công cộng 311,22 10,63 705,33 20,95 1.212,75 33,30 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 13,80 0,47 13,95 0,41 14,00 0,38 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 74,45 2,54 70,83 2.10 78,00 2,14 Đất sông suối và mặt
nƣớcchuyên dùng 1.744,27 59,56 1.536,79 45,64 1152,24 46,19
Đất ở tại đô thị - - 1.040,98 - 1.040,98 -
Qua bảng 3.3ta thấy đến năm 2020, toàn huyện có 3.642,10 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 23,04% diện tích tự nhiên, tăng 713,09 ha so với năm 2011. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên một phần đƣợc chuyển từ đất nông nghiệp.
Nhìn chung hầu hết các loại đất phi nông nghiệp điều tăng lên đến năm 2020, trong đó tăng mạnh nhất là đất cho mục đích công cộng đạt 1.212,75 ha chiếm 33,30% trong cơ cấu đất phi nông nghiệp.Diện tích đất cho mục đích công cộng tăng trong kỳ quy hoạch là do chuyển từ các loại đất nhƣ: cây lâu năm, đất lúa. Việc tăng diện tích đất cho mục đích công cộng là thật sự rất cần thiết vì huyện Mỏ Cày Bắc mới tách ra từ huyện Mỏ Cày nên hiện trạng cơ sở vật chất trên toàn huyện rất thiếu thốn và yếu kém. Chính vì vậy trong kỳ quy hoạch tập trung vào phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hôi huyện trong thời gian tới là rất cần thiết. Đối với đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đây đƣợc định hƣớng là một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế- xã hội của huyện, phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, đầu tƣ phát triển các khu thƣơng mại lớn, khu du lịch, các khu trung tâm xã ở từng địa phƣơng.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, diện tích tăng 433,65 ha. Đến năm 2015, đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.367,26 ha, chiếm 21,27% tổng diện tích tự nhiên, nhằm đáp ứng kịp thời cho việc phát triển kinh tế cho toàn huyện.