Đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 đến 2013, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện mỏ cày bắc, tỉnh bến tre (Trang 41 - 44)

Đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu sử dụng đất, năm 2020 đạt 28.362,91 ha chiếm 79,92% so với tổng diện tích của toàn huyện, mặc dù đã giảm 1.620,68 ha so với năm 2011, nông nghiệp vẫn là nền tảng, là cơ sở để phát triển công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ và tạo ra nhiều việc làm nhất cho lao động tại khu vực nông thôn. 12853.75 12467.19 12192.35 2928.51 3367.28 3642.1 22.04 22.04 0 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2011 2015 2020

Biểu đồ biến động các loại đất chính giai đoạn 2011 - 2020 tại Mỏ Cày Bắc

Bảng 3.1: Biến động các loại đất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch huyện Mỏ Cày Bắc

Mục đích sử dụng đất

Năm 2011 Năm 2015 Năm 2020

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Đất nông nghiệp 12.853,75 100 12.467,19 100 12.192,35 100 Đất lúa nƣớc 754,53 5,87 478,00 3,83 435,00 3.57 Đất trồng cây lâu năm 11.658,46 90,70 11.743,89 94,20 11.504,02 94,35 Đất nuôi trồng thủy sản 4,47 0,03 24,20 0,19 45,93 0,38 Đất cỏ dùng vào chân nuôi 16,72 0,13 10.25 0,08 8,43 0,07 Đất trồng cây hàng năm khác 390,62 3.04 189,75 1,52 182,92 1,50 Đất nông nghiệp khác 28,95 0.23 21,10 0,17 16,05 0,13

Nguồn: UBND huyện Mỏ Cày Bắc,2011

Trong giai đoạn 2011 – 2015, giảm 411,61 ha để chuyển sang đất phi nông nghiệp. Đến năm 2015, đất nông nghiệp có diện tích là 12,467,19 ha, chiếm 78,73% tổng diện tích đất tự nhiên.

Diện tích đất nông nghiệp giảm là do sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, phát triển theo xu hƣớng công nghiệp hóa, hiệu quả từ đất phi nông nghiệp cao hơn từ đất nông nghiệp. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đƣợc chuyển sang đất phi nông nghiệp,chủ yếu để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đất ở tại nông thôn và nhu cầu sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân. Đất nông nghiệp đƣợc chuyển bao gồm đất trồng lúa, đất trồng màu, đất trồng cây lâu năm. Qua bảng 3.1 cho thấy các loại đất này đều giảm đến năm 2020, giảm mạnh nhất là đất trồng lúa nƣớc, cụ thể nhƣ sau:

 Đất trồng lúa: giai đoạn 2011 – 2015 giảm 276 ha để chuyển sang đất trồng cây lâu năm và đất phi nông nghiệp. Đến năm 2015, đất trồng lúa có diện tích 478 ha,

chiếm 3,83% tổng diện tích đất nông nghiệp, tập trung phần lớn ở xã Nhuận Phú Tân. Đất trồng lúa này không còn phù hợp với xu hƣớng phát triển kinh tế của địa phƣơng. Chính vì vậy trong thời gian tới cần chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm là phù hơp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, mang lại hiệu quả thiết thực hơn.

 Đất trồng cây lâu năm: giai đoạn từ 2011 – 2015, diện tích tăng 85,43 ha. Đến năm 2015, đất trồng cây lâu năm có diện tích là 11.743,89 ha chiếm 94,20% tổng diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu trồng cây dừa, cây an trái, cây ca cao … Diện tích đất trồng cây lâu năm ngày càng tăng. Vì đem lại hiệu quả kinh tế cao, thích hợp với thổ nhƣỡng và những năm gần đây giá cả thị trƣờng cao và khá ổn định, dự đoán trong thời gian tới diện tích tiếp tục tăng.

 Đất nuôi trồng thủy sản: giai đoạn 2011 – 2015, diện tích tăng 19,73 ha. Đến năm 2015, đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 24,20 ha, chiếm 0,19% tổng diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu hình thành hai khu vực nuôi cá da trơn ở xã Thạnh Ngãi và xã Tân Thành Bình. Đất nuôi trồng thủy sản huyện Mỏ Cày Bắc chủ yếu là mô hình nuôi xen trong mƣơng vƣờn, không tập trung nên phát triển còn kém.

Ngoài ra trong nội bộ đất nông nghiệp, đất chuyên trồng lúa nƣớc đƣợc chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản, làm tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản lên 45,93 ha năm 2020, tăng 10,27 ha so với năm 2011.

Ngoài ra công tác thâm canh, tăng vụ đƣợc tăng cƣờng thực hiện nhằm mục đích tăng diện tích đất canh tác và diện tích gieo trồng của huyện, năm 2015 đạt 1,8 lần và năm 2020 đạt 2,2 lần ( tăng 0,4 lần so với năm 2015). Hệ số sử dụng đất trồng trọt thấp do cây lâu năm chiếm tỷ trọng 86% diện tích. Qua bảng số liệu 3.2 cho thấy hệ số sử dụng đất của huyện có xu hƣớng ngày càng tăng, công tác tăng vụ, luân canh của huyện ngày càng đƣợc đẩy mạnh, tận dụng tối đa, cải tạo diện tích đất chƣa sử dụng, và đất sản xuất có hiệu quả kinh tế thấp vào các mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao hơn. Quy hoạch sử dụng đất của huyện đang đi theo đúng hƣớng, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, xã hội của huyện, cũng nhƣ sự phát triển chung của cả nƣớc.

Bảng 3.2 Hệ số sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 và đến năm 2020

Nội dung 2015 2020

Hệ số sử dụng đất ( lần) 1,8 2,2

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Mỏ Cày Bắc

Nhƣ vậy, nhìn chung các loại đất chính trong nhóm đất nông nghiệp đều có sự biến động, giảm sang các mục đích chuyên dùng với số lƣợng lớn. Tuy nhiên, việc phân bổ

quỹ đất cho các mục đích sản xuất nông nghiệp theo phƣơng án quy hoạch đã góp phần tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh ổn định, ƣu tiên cho các loại hình sản xuất chiếm ƣu thế đảm bảo mục tiêu giữ vững an toàn, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá nông sản, đáp ứng đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng nhƣ các chỉ tiêu phát triển của ngành nông nghiệp, đồng thời nâng cao thu nhập và ổn định đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu đánh giá kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 đến 2013, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện mỏ cày bắc, tỉnh bến tre (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)