Đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trên địa bàn huyện đƣợc nâng lên đáng kể nhờ huyện tập trung huy động nhiều thành phần, lực lƣợng và nguồn vốn để thực hiện các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân ở các khu dân cƣ tập trung. Việc thực hiện chính sách xã hội đƣợc kịp thời và đúng chế độ, về cơ bản các đối tƣợng chính sách và đồng bào dân tộc Khơmer đƣợc chăm lo về nhà ở.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời của huyện Mỏ Cày Bắc liên tục tăng trong thời gian qua. Năm 2009 thu nhập bình quân đầu ngƣời của huyện là 11,60 triệu đồng, năm 2010 đạt 13,00 triệu đồng, năm 2012 đạt 19,14 triệu đồng. Đến năm 2013 đƣợc nâng lên 22,81 triệu đồng.
3.3.2.4Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Hiện này, huyện Mỏ Cày Bắc chƣa có thị trấn huyện lỵ, trung tâm huyện đƣợc quy hoạch tại khu vực trung tâm xã Phƣớc Mỹ Trung. Trên địa bàn còn có khu dân cƣ tập trung tại Nhuận Phú Tân, Tân Thành Bình, Tân Phú Tây, Thanh Tân đã bất đầu có hình thái phát triển đô thị.
Trung tâm huyện hiện đặt tại xã Phƣớc Mỹ Trung, hình thành và phát triển giữa 2 trục QL.57 và ĐT.882 trên cơ sở chợ Ba Vát, là trung tâm trung chuyển và giao lƣu kinh tế từ huyện Chợ Lách hƣớng về Thành phố Bến Tre (đƣờng bộ) và theo rạch Ba Vát ra sông Hàm Luông (đƣờng thủy).
Do đó, để phát triển đô thị, các khu dân cƣ nông thôn đúng nghĩa, đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của huyện và chăm lo đời sống của nhân dân ngày càng tốt hơn thì nhu cầu sử dụng đất để đáp ứng cho việc phát triển đô thị là rất lớn, ngay bây giờ cần phải tập trung, quan tâm sâu sát hơn nữa về vấn đề quy hoạch sử dụng đất nhằm để Mỏ Cày Bắc có thể phát triển đúng, nhanh và bền vững trong tƣơng lai.
3.3.3 Nhận xét về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng đất đai
Qua nghiên cứu về thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Mỏ Cày Bắc cho thấy đã tác động và ảnh hƣởng rất lớn đối với nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực thể hiện ởcác mặt sau
Nhìn chung tình hình phát triển kinh tế huyện đang phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt khu vực dịch vụ đang phát triển ở mức khá cao do vị trí cửa ngõ của địa bàn đối với huyện Chợ Lách và hƣớng về thành phố Bến Tre; khu vực nông nghiệp thì chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của huyện; còn khu vực CN-XD thì chỉ phát triển ở một vài trung tâm xã có dân cƣ sống tập trung.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện ở mức cao (chỉ thấp hơn huyện Giồng Trôm và Ba Tri) và dự đoán mức tăng dân số cơ học của huyện ở mức cao trong tƣơng lai. Đây là một trở ngại lớn cho địa phƣơng trong việc bố trí đất ở và tình trạng ô nhiễm môi trƣờng.
Thực trạng cơ sở hạ tầng trong các khu dân cƣ tuy phát triển mạnh nhƣng chƣa đồng bộ, chất lƣợng còn thấp trong các lĩnh vực nhƣ giao thông, cấp nƣớc, tiêu thoát nƣớc, các công trình phúc lợi, đây là sức ép lớn trong việc dành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các tuyến đƣờng và các công trình công cộng trên địa bàn huyện trong những năm tới.
Nhân dân trên địa bàn huyện có tập quán canh tác nông nghiệp lâu đời, cần cù, sáng tạo và nguồn nhân lực trẻ khá dồi dào đã góp phần không nhỏ cho quá trình khai thác sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong tƣơng lai.
Từ hiện trạng phát triển kinh tế xã hội nhƣ trên, thì việc lập quy hoạch sử dụng đất là để sắp xếp lại các khu vực dân cƣ, các khu vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế của huyện, nhẳm giúp Mỏ Cày Bắc phát triển tốt hơn.
Nhƣ vậy với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cũng nhƣ dự báo phát triển trong tƣơng lai, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện tăng nhanh sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn. Với quỹ đất có hạn do đó trong phƣơng án quy hoạch sử dụng đất cần nghiên cứu tính toán phân bổ sử dụng một cách khoa học, tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả quỹ đất của huyện hiện tại cũng nhƣ lâu dài.
3.4 . Các hiệu quả, tồn tại, nguyên nhân tồn tại và giải pháp trong quy hoạch sử dụng đất đai dụng đất đai
3.4.1. Hiệu quả
Xây dựng đƣợc cơ bản nền cơ sở hạ tầng cho toàn huyện, các khu dân cƣ đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, thuận tiện nguồn nƣớc, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng hợp lý đem đến hiệu quả kinh tế tƣơng đối ổn định. Nhờ đó, kinh tế huyện tăng trƣởng với tốc độ khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ và phát huy hiệu quả, diện mạo các đô thị và khu vực nông thôn dự kiến có nhiều khởi sắc, đờ sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện, an sinh xã hội ngày càng đảm bảo, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an nih đƣợc giữ vững và hệ thống chính trị đƣợc đƣợc cũng cố và nâng cao.
3.4.2 . Tồn tại
Công tác quản lý quy hoạch sau khi đƣợc phê duyệt còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng để dân lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.
Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch ở các cấp còn yếu về nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm và chƣa có tính chuyên nghiệp.
Thiếu ngân sách để thực hiện quy hoạch hoặc bị động về nguồn thu.
Một số chi tiêu thực hiện chƣa đƣợc tốt (đất tròng lúa, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, ...).
Phƣơng án quy hoạch để phát triển các loại đất chuyên dùng để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa là còn chƣa làm đƣợc.
Các dự án có sử dụng đất thƣờng phụ thuộc vào vốn đƣợc cấp phát từ nguồn sách cấp trên, địa phƣơng không chủ động đƣợc kế hoạch thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Một số đơn vị, ban ngành chƣa thực sự coi trọng công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất từng năm nên tập trung chỉ đạo công tác này còn hạn chế.
3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại
Công tác dự báo định hƣớng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chƣa sát với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nên tính khả thi thấp.
Do ảnh hƣởn đến việc tách ranh giới hành chính huyện, việc sử dụng đất đai vẫn còn nhiều bất cập, chƣa hợp lý.
Vẫn còn tình trạng một số cá nhân, tổ chức không chấp hành đúng các quy định về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, nhƣ xây dựng nhà trái phép, chuyển mục đích không xin phép, gây ra khó khăn cho việc thực hiện quy hoạch.
Do thiếu nguồn lực đầu tƣ nên dẫn đến việc thực hiện thấp hơn so với chỉ tiêu quy hoạch đề ra nhƣ xây dựng trụ sở, trƣờng học, văn hóa, y tế, công viên, đất sản xuất kinh doanh.
3.4.4. Giải pháp
* Giải pháp về chính sách
Về quy hoạch sử dụng đất: xác định vị trí quy hoạch sử dụng đất trong hệ thống quy hoạch (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành và lĩnh vực) để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và bố trí sử dụng hợp lý quỹ đất, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.
Về chính sách tài chính đất đai: điều tiết giá trị gia tăng từ đất do Nhà nƣớc đầu tƣ cơ sở hạ tầng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất mang lại; điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền …
Về quản lý sử dụng đất: Tạo hành lang pháp lý để xác định rõ vùng trồng lúa và cắm mốc ranh giới trên thực địa. Có quy định cụ thể về mức chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang các mục đích khác, đặc biệt chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp.
Các chính sách đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Khuyến khích, tạo điều kiện để nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất khi bị thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích khác;
Chính sách đầu tƣ quy hoạch xây dựng và phát triển nông thôn nhằm thu hút dân cƣ đến sinh sống ở vùng điều kiện khó khăn;
Hỗ trợ nông dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại chuyển sang phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao, áp dụng các tiến bộ khoa học mới tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác.
Tăng cƣờng đào tạo nghề để giúp các hộ dân mất đất lúa chuyển đổi nghề, phát triển ngành nghề dịch vụ.
* Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư
Về nguồn lực
Xây dựng và thực hiện chiến lƣợc đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý đất đai các cấp, đặc biệt là cán bộ địa chính ở cấp xã, thị trấn để đáp ứng yêu cầu về đổi mới ngành và hội nhập quốc tế.
Chú trọng công tác đào tạo cán bộ chuyên môn có đủ năng lực lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả và chất lƣợng.
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp dƣới đã đƣợc phê duyệt.
Xây dựng các chƣơng trình đào tạo ngắn hạn trên cơ sở đào tạo theo chuyên đề, ƣu tiên đào tạo cho cán bộ lập, thực hiện và giám sát quy hoạch sử dụng đất ở địa phƣơng.
Về vốn đầu tƣ
Có chính sách ƣu đãi trong đầu tƣ đối với những hạng mục công trình có khả năng thực hiện dƣới hình thức xã hội hoá (khu đô thị mới, trung tâm hành chính, chợ đầu mối, các trục giao thông nội thị…). Cần chú trọng tìm kiếm và mời gọi nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Thực hiện chính sách đổi đất tạo vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, thông qua các biện pháp: Chuyển đổi vị trí của các trụ sở cơ quan hành chính có lợi thế, tiềm năng về kinh doanh dịch vụ và thƣơng mại, phát triển đô thị; Khai thác hiệu quả về mặt vị trí thuận lợi, về dịch vụ thƣơng mại, công nghiệp, các khu dân cƣ đô thị…đối với khu vực ven trục giao thông, các trung tâm hành chính xã, thị trấn và các chợ đầu mối…
UBND các cấp căn cứ vào các mục tiêu của kế hoạch tiến hành xây dựng các phƣơng án đầu tƣ bằng nhiều hình thức để ngƣời dân, các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ cùng thực hiện.
Về vốn đầu tƣ, ngoài nguồn vốn từ ngân sách, huyện cần tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất để xây dựng các công trình dự án phục vụ cho mục đích công cộng, dân sinh và an ninh quốc phòng nhƣ: Giáo dục, y tế, giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng… trên cơ sở phát huy truyền thống, tích cực của quần chúng nhân dân. Đồng thời, phải có biện pháp ƣu đãi thiết thực đối với nhân dân khi hiến đất; có kế hoạch bố trí vốn từ ngân sách Nhà nƣớc để chỉnh lý biến động đất đai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận... Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển thông qua chính sách khuyến khích đầu tƣ.
* Giải pháp về khoa học - công nghệ
Bố trí đủ điều kiện vật chất, từng bƣớc ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong việc lập và giám sát, tổ chức thực hiện quy hoạch.
Tăng cƣờng công tác điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu, sự tham gia phản biện khoa học trong và ngoài ngành nhằm nâng cao chất lƣợng phƣơng án quy hoạch sử dụng đất.
Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên đất, áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện chất lƣợng điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Củng cố và nâng cao hệ thống thông tin về đất đai, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai.
* Giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
Có chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tƣ bảo vệ, cải tạo, nâng cao độ phì của đất.
Bảo vệ tầng đất canh tác khi chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp.
Đầu tƣ các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị… đảm bảo chất thải đƣợc xử lý đạt tiêu chuẩn trƣớc khi thải ra môi trƣờng.
Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
Tăng cƣờng công tác quản lý môi trƣờng trong khu công nghiệp, khu đô thị; tổ chức tốt hoạt động quản lý môi trƣờng trong các khu công nghiệp, khu đô thị theo sự phân cấp và ủy quyền của bộ máy quản lý môi trƣờng; nâng cao năng lực của bộ máy quản lý môi trƣờng trong các khu công nghiệp, khu dân cƣ đô thị, khu dân cƣ nông thôn. Ngoài việc bảo đảm hệ thống xử lý nƣớc thải công nghiệp ngay trong quá trình đầu tƣ phát triển hạ tầng khu công nghiệp cần phối hợp với các cơ quan có liên quan cấp tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn qua hệ thống thu gom và xử lý tập trung.
Cần triển khai đồng bộ, kịp thời việc đầu tƣ công trình xử lý rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu dân cƣ nông thôn.
Xây dựng cơ chế để hình thành doanh nghiệp dịch vụ môi trƣờng phục vụ cho các hoạt động của các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cƣ nông thôn.
Kiên quyết di dời toàn bộ nhà máy, xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm ra xa khu dân cƣ. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho ngƣời dân và các tổ chức, doanh nghiệp về bảo vệ môi trƣờng, coi bảo vệ môi trƣờng là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
* Giải pháp về tổ chức thực hiện
Cần phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng. Theo đó:
UBND huyện: Có trách nhiệm giám sát và chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, từ đó đƣa ra các chiến lƣợc phát triển lâu dài của huyện cũng nhƣ tháo gỡ các vƣớng
Các Phòng, Ban của huyện: Có trách nhiệm tham mƣu cho UBND huyện các thủ tục cần thiết để tiến hành công bố xóa bỏ các công trình đã đƣợc quy hoạch trƣớc đây mà đến nay về quy mô, vị trí và công năng không còn phù hợp nữa. Đồng thời tiến hành tổng hợp và đƣa ra kế hoạch sử dụng đất chi tiết của ngành mình một cách hiệu quả và khoa học theo phƣơng án quy hoạch của huyện đã đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo dõi và tổ chức thực hiện các khoản thu từ đất theo Luật Đất đai năm 2003.
UBND các xã, thị trấn: Tiến hành chi tiết hóa các chỉ tiêu sử dụng đất từ kết quả quy hoạch của huyện đến từng địa phƣơng do mình quản lý. Đồng thời đƣa ra kế hoạch sử dụng đất từ nay đến năm 2020 của địa phƣơng phù hợp với phƣơng án quy hoạch của huyện.
CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ 4.1 . Kết luận
Thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 -2013 chƣa hoàn thành chỉ tiêu đƣa ra: diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm diện tích lớn và không giảm qua các năm, nhƣ năm 2011 diện tích đất nông nghiệp là 12.853,75 ha và 12.993,85 diện tích đất nông nghiệp năm 2013. Các chi tiêu sử dụng đất chƣa đƣợc thực hiện tốt. Đặc biệt