Doanh nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ nền kinh tế nào, vì nó tạo công ăn việc làm cho người dân, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế quốc gia. Vì thế có thể ví doanh nghiệp như xương sống của nền kinh tế. Ngoài sự cạnh tranh và chọn lọc khắt nghiệt của nền kinh tế thị trường trong nước, doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài nước.
Kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã dần hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng cao và ổn định. Trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có chiều hướng tăng trưởng tốt. Kinh tế Việt Nam phát triển ổn định lạm phát và lãi suất giảm năm sau thấp hơn năm trước. Lãi suất cho vay luôn giảm qua từng năm, kinh tế ổn định hơn vậy các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này đã tận dụng nguồn vốn giá rẻ này như thế nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Tuy đề tài phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp là đề tài được nhiều tác giả chọn làm chủ đề phân tích trong nhiều năm qua, nhưng trong giai đoạn nền kinh tế đang dần hồi phục và tăng trưởng tốt ổn định như hiện nay, đây cũng là đề tài được quan tâm nhiều nhất để đánh giá tình hình cho vay doanh nghiệp tại các ngân hàng. Từ đó để thực hiện tốt đề tài phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp của mình, tôi đã tham khảo một số tài liệu và đưa ra những nhận định sau:
12
Để phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ tác giả Nguyễn Hữu Nhân (2008) phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn được chia theo thời gian và theo thành phần kinh tế. Tác giả đã tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp và đưa ra biện pháp khắc phục những khó khăn cho ngân hàng. Tác giả chưa tìm ra được điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng trên cơ sở đó khắc phục những khó khăn và hạn chế cho ngân hàng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp. Trong đề tài này tác giả chưa phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ theo ngành kinh tế kinh tế. Ngoài ra tác giả chỉ mô tả số liệu thể hiện tính tăng giảm của các chỉ tiêu phân tích, chứ chưa tìm ra nguyên nhân làm phát sinh tăng giảm.
Nguyễn Hoàng Phúc (2007) đã tìm ra được nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng, phân tích sơ đồ SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng để đưa ra giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Tuy nhiên đề tài chưa phân tích sâu thực trạng tín dụng doanh nghiệp và rủi ro tín dụng của ngân hàng, chưa tìm được các nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Bên cạnh đó tác giả đa phần mô tả số liệu và không đưa ra nguyên nhân làm phát sinh tăng giảm các chỉ tiêu mà bài viết đề cập đến.
Đối với đề tài phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long anh Phan Hải Dương (2013) phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ nợ quá hạn được chia theo thời gian và theo ngành kinh tế. Tác giả đã tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và đưa ra biện pháp khắc phục những khó khăn cho ngân hàng. Bên cạnh đó tác giả đánh giá các chỉ số tài chính ít hơn so với phần cơ sở lý luận đã đề cập, tuy đề tài không mô tả số liệu nhiều nhưng tác giả không đưa ra nguyên nhân cụ thể làm phát sinh tăng giảm các chỉ tiêu mà chỉ đưa ra nguyên nhân chung cho các chỉ tiêu.
Nguyễn Thị Huỳnh Trang (2013) phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp cụ thể theo thời hạn và theo ngành kinh tế bên cạnh đó còn đánh giá các chỉ số tài chính như doanh số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, nợ xấu một cách cụ thể theo thời gian, theo ngành kinh tế. Tác giả tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của ngân hàng từ đó đề ra những biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó tác giả đưa ra nhiều hình thức tín dụng khác nhau như chiếc khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, thấu chi nhưng tác giả không phân tích cụ thể những vấn đề này mà chỉ phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng, tác giả chưa tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp.
13
Đề tài này sẽ khắc phục những hạn chế trên qua đó đề xuất giải pháp giúp nâng cao hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian tới.