Doanh số cho vay thể hiện tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay ra nền kinh tế trong một khoảng thời gian, đây cũng là chỉ tiêu thể hiện khả năng cấp tín dụng của ngân hàng cho nền kinh tế. Tuy nhiên doanh số cho vay phải được đặt trong mối quan hệ với doanh số thu nợ thì mới có khả năng đánh giá khoản cho vay của ngân hàng là tốt hay xấu. Nếu doanh số cho vay tăng nhanh nhưng doanh số thu nợ lại giảm thì việc tăng trưởng trong doanh số cho vay chưa tốt đối với ngân hàng và khi đó sẽ làm tăng tình trạng nợ xấu từ đó ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng.
Trong giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long tăng liên tục. Từ thực tế trên cho thấy, nhu cầu vay vốn của khách hàng trong thời gian qua vẫn luôn ổn định và tăng cao qua từng năm đây là kết quả của việc mở rộng quy mô tín dụng trên địa bàn, không ngừng cải thiện quy trình và thủ tục cho vay nhanh chóng cho khách hàng. Cùng với sự tăng trưởng tốt của nền kinh tế trong nước và thế giới, tình hình xuất khẩu nông thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố cũng phát triển theo làm cho các doanh nghiệp kinh doanh trên những lĩnh vực này mở rộng đầu tư vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Để thấy rõ hơn về tình hình doanh số cho vay của hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long trong thời gian qua, chúng ta sẽ tiến hành phân tích kết quả doanh số cho vay của ngân hàng trong thời gian qua trên hai khía cạnh theo thời gian, theo thành phần kinh tế.
4.2.1.1 Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn cho vay
Đối với doanh nghiệp, do mục đích hoạt động khác nhau nên nhu cầu về vốn cũng khác nhau. Căn cứ vào thời gian cấp tín dụng chia các khoản cho vay của ngân hàng thành cho vay ngắn hạn (các khoản cho vay đến 12 tháng), và cho vay trung - dài hạn (các khoản cho vay trên 12 tháng). Tình hình doanh số cho vay theo thời gian của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long cụ thể sau:
41
Bảng 4.2: Doanh số cho vay DN theo thời hạn tín dụng tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 271.561 353.499 453.043 81.938 30,17 99.544 28,16 Trung dài hạn 27.619 1.830 4.050 -25.789 -93,37 2.220 121,31 Tổng 299.180 355.329 457.093 56.149 18,77 101.764 28,64
42
Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Vĩnh Long nhìn chung đều là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Đặc thù của loại hình doanh nghiệp này là quy trình sản xuất kinh doanh ngắn, vốn vay ngân hàng dùng để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt. Mặt khác, cho vay ngắn hạn với thời gian thu hồi vốn nhanh sẽ giúp hạn chế rủi ro tín dụng, đảm bảo được khả năng thanh khoản cho ngân hàng khi nguồn vốn huy động ngắn và trung hạn trên thực tế thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Vì các nguyên nhân khách quan trên nên doanh số cho vay doanh nghiệp ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên 90% trong doanh số cho vay doanh nghiệp.
Bảng 4.2 thể hiện doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013, doanh số cho vay ngắn hạn trong thời gian qua tăng nhanh từ 271.561 triệu đồng năm 2011 tăng lên 353.499 triệu đồng năm 2012 tăng 81.938 triệu đồng so với năm 2011 tức tăng 30,17% so với cùng kỳ, cũng giữ tốc độ tăng như vậy năm 2013 cho vay ngắn hạn tăng lên 99.544 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng tăng 28,26% so với năm 2012.
Doanh số cho vay ngắn hạn: trong giai đoạn 2011-2013 tăng liên tục, chủ yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tương đối thuận lợi như các doanh nghiệp chế biến lương thực được ưu đãi về lãi suất trong chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo chế biến và xuất khẩu của chính phủ, các dự án kè sông Cổ Chiên, dự án khu dân cư vượt lũ, khu tái định cư, khu nhà phố và trung tâm thương mại đang thực hiện trên địa bàn phần nào làm cho các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng phát triển. Vay ngắn hạn để doanh nghiệp xoay sở nguồn vốn trong việc kinh doanh cũng như trong việc hoàn trả nợ cho ngân hàng. Mặc khác do tâm lý sợ nợ của khách, lãi suất vay ngắn hạn thường thấp hơn trung - dài hạn, cộng thêm tình hình biến động phức tạp của nền kinh tế và lãi suất liên tục giảm nên khách hàng đều lựa kỳ hạn ngắn để đi vay.
Cho vay trung dài hạn: chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay theo thời hạn tại ngân hàng. Khoản mục này bị hạn chế, trên thực tế thì ít có ai gửi tiền tiết kiệm trên 12 tháng trong giai đoạn này do lãi suất ngắn hạn luôn cao hơn lãi suất dài hạn, mà đa số ngân hàng lấy tiền huy động kỳ hạn ngắn để cho vay kỳ hạn dài, điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chính ngân hàng. Thêm nữa thời hạn vay luôn tỷ lệ thuận với rủi ro, nên các khoản vay trung dài hạn được ngân hàng chú ý rất kỹ ở khâu thẫm định, các doanh nghiệp cần vốn trung dài hạn thì cũng rất ít các doanh nghiệp
43
có phương án kinh doanh khả thi để vay vốn, hoặc có phương án khả thi nhưng trình độ nhà quản trị doanh nghiệp còn yếu kém không đáp ứng đủ điều kiện của ngân hàng, không đáp ứng đủ điều kiện về đảm bảo tín dụng nên không được chấp thuận cho vay điều này cũng hạn chế sự tăng trưởng của khoản mục này. Bên cạnh đó một bộ phận cán bộ tín dụng còn yếu kém về mặt nghiệp vụ trong công tác thẩm định nên cũng phần nào làm hạn chế cho vay trung và dài hạn.
Trong giai đoạn 2011 - 2013 doanh số cho vay trung - dài hạn của ngân hàng giảm mạnh vào năm 2012 và tăng nhẹ năm 2013 cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay là 27.619 triệu đồng, sang năm 2012 giảm 1.830 triệu đồng giảm 25.789 triệu đồng tương đương giảm 93,37% so với năm 2011, nhưng năm 2013 tăng 2.220 triệu đồng tương đương tăng 121,31% so với năm 2012. Trong giai đoạn này tăng giảm do: Ngân hàng tăng cường cho vay trung - dài hạn với lãi suất hấp dẫn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả đáp ứng tiêu chuẩn mà ngân hàng đặt ra.
Năm 2011, doanh số cho vay tăng cao là do trên địa bàn có một số doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu vốn trung - dài hạn là không thể thiếu, tình hình kinh tế thành phố phát triển nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, chế biến, xây dựng cũng mạnh dạng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nhà xưởng, cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Cho vay trung và dài hạn năm 2012 và 2013 giảm do ảnh hưởng của sự biến động mạnh về giảm lãi suất cho vay nên các doanh nghiệp giảm vay trung và dài hạn để giảm chi phí lãi vay và hy vong lãi vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Bên cạnh đó ngân hàng tập trung huy động vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn nên đối với các khoản vay trung và dài hạn của doanh nghiệp ngân hàng phải xem xét, thẩm định chặt chẽ đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh đáp ứng tốt những yêu cầu mà ngân hàng đề ra mới quyết định cho vay nên làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn giảm mạnh ở năm 2012 và tăng lại rất ít ở năm 2013.
Nhìn chung, cho vay trung - dài hạn có nhiều rủi ro hơn cho vay ngắn hạn do thời gian thu hồi vốn dài nên dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, do đó ngân hàng cũng cẩn trọng khi quyết định cho vay nhằm đảm bảo nó tăng trưởng trong sự ổn định và an toàn. Mặc khác ngân hàng
44
chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, vì lãi suất huy động vốn ngắn hạn luôn cao hơn lãi suất dài hạn làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp của ngân hàng.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014 doanh số cho vay doanh nghiệp tăng trưởng tốt, giai đoạn này nằm trong xu thế tăng trưởng kinh tế chung của cả nước nên doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng đáng kể.
Bảng 4.3: Doanh số cho vay DN theo thời hạn tín dụng tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 2014 2014/2013
Số tiền Số tiền Số tiền %
Ngắn hạn 193.128 208.458 15.330 7,94
Trung dài hạn 250 1.000 750 300,00
Tổng 193.378 209.458 16.080 8,32
Nguồn: Phòng tín dụng NHNN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long 6 tháng đầu năm 2013,2014
Bảng 4.3 trình bày kết quả doanh số cho vay doanh nghiệp giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, cho vay ngắn hạn trong giai đoạn này tăng cụ thể 6 tháng đầu năm 2014 là 208.458 triệu đồng tăng 15.330 triệu đồng tương đương tăng 7,39% so với cùng kỳ năm 2013. Do tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, lãi suất thấp khoản 9-10%/năm, nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo chu kỳ, mùa vụ nên nhu cầu vốn ngắn hạn luôn tăng trưởng mạnh. Cho vay dài hạn trong giai đoạn này tăng mạnh, từ 250 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013, đến 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên 1.000 triệu đồng tức tăng 750 triệu đồng tương đương tăng 300% so với cùng kỳ. Trong giai đoạn này lãi suất cho vay trung và dài hạn giảm mạnh còn 10,5-12%/năm và quyết định 644/QĐ-TTg có hiệu lực tạo tiền đề cho các doanh nghiệp trên địa bàn mở rộng quy mô, công nghệ, phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu kinh doanh dài hạn cho doanh nghiệp. Mặc khác các doanh nghiệp làm tốt công tác nâng cao trình độ nhà quản trị, cũng như có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả phần nào làm cho chất lượng các khoản vay ngày càng tốt làm công tác thẩm định và ra quyết định cho vay thuận lợi hơn.
Tóm lại, doanh số cho vay doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước và kỳ sau cao hơn kỳ trước. Tình hình kinh tế trong và ngoài nước tăng trưởng ổn
45
định và có chiều hướng tăng trưởng tốt. Chính vì sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế thế giới làm cho giá cả nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa ổn định, lúa gạo xuất khẩu với giá ổn định đảm bảo nông dân sản xuất lúa lời khoảng 30% trên giá thành, thủy sản xuất khẩu tốt và tăng trưởng qua từng năm góp phần làm cho nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng để đầu tư sản xuất.
4.2.1.2 Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế
Các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh ở thành phố Vĩnh Long hoạt động trong nhiều ngành nghề nhưng chủ yếu tập trung ở một số lĩnh vực như: nông nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Doanh số cho vay của ngân hàng không chỉ phụ thuộc thời hạn cho vay mà còn bị ảnh hưởng theo ngành nghề kinh tế do đó doanh số cho vay của ngân hàng cũng bị chi phối bởi tính chất cơ bản của các ngành kinh tế. Dưới đây là tổng hợp số liệu thể hiện doanh số cho vay doanh nghiệp theo từng ngành nghề kinh tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long trong giai đoạn năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
Bảng 4.4 trình bày doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-2013, cho ta thấy hoạt động cho vay doanh nghiệp phân phối một cách tương đối đồng đều ở các ngành nghề trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên mức doanh số cho vay ở từng ngành lại có nhiều biến động qua các năm.
Ngành thương mại, dịch vụ: Thành phố Vĩnh Long với thế mạnh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội của toàn tỉnh, là cầu nối hai trung tâm giao dịch hàng hóa thương mại trục TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ nên thành phố đặc biệt chú trọng phát triển ngành thương mại, hàng hóa, dịch vụ, cung cấp hậu cần ngành dịch vụ vận tải. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp tại thành phố với nhiều chủng loại hàng hóa có quy mô mua bán khác nhau, như: bách hóa tổng hợp, dịch vụ vận tải, khách sạn, dịch vụ ăn uống. Bên cạnh đó tiềm năng du lịch của tỉnh ngày càng được khai thác có hiệu quả vì là trung tâm của tỉnh địa bàn có nhiều khu du lịch như khu du lịch Trường An, di tích thành cổ Vĩnh Long, Văn Thánh Miếu, tiếp giáp với khu du lịch sinh thái Vinh Sang, khu du lịch sinh thái MêKong nên hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Do vậy, các mặt hàng đặc sản của tỉnh có thêm thị trường tiêu thụ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình dịch vụ như: nhà hàng, khách sạn, cửa hàng mua sắm, trung tâm thương mại. Với hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng phát triền mạnh nên nhu cầu về vốn phục vụ cho ngành này cũng theo đó tăng lên. Có thể thấy rõ điều này qua kết quả ba năm như sau: năm
46
2011, ngân hàng đã phát vay 201.085 triệu đồng; năm 2012 là 284.643 triệu đồng, tăng 41,55%, tức tăng 83.558 triệu đồng so năm 2011; sang năm 2013 là 353.744 triệu đồng, tăng 24,28%, tức tăng 69.101 triệu đồng so năm 2012.
Ngành nông nghiệp: Đây là ngành thế mạnh của thành phố nói riêng, tỉnh Vĩnh Long nói chung, với lợi thế là địa bàn thuần nông với số đông là nông dân sản xuất lúa, chăn nuôi, cùng với vị trí có nhiều sông ngòi chằn chịt thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt và khai thác thủy sản. Tuy nhiên, do số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này không nhiều nên doanh số cho vay doanh nghiệp đối với ngành này tương đối thấp. Thời gian qua, ngân hàng đã hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu, chăn nuôi theo mô hình trang trại, kinh doanh giống cây trồng vật nuôi, nuôi cá bè trên sông, thu mua tạm trữ lúa gạo, kinh doanh chế biến thủy sản. Cụ thể năm 2012 doanh số cho vay đạt 27.408 triệu đồng giảm 53.437 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng giảm 66,1%. Đến năm 2013, khoản mục này tiếp tục giảm với tốc độ giảm 4,29% so với năm 2012, chủ yếu do ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực xuất khẩu lương thực-thực phẩm, thủy sản nói riêng trên địa bàn gặp phải nhiều khó khăn từ trong giai đoạn 2012-2013. Các doanh nghiệp xuất khẩu chế biến trên lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn như các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra thì chịu thuế chống phá giá từ Mỹ và các kiểm tra về tồn dư