Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 94)

Đây là cơ quan quản lý cao nhất trong ngành ngân hàng, mọi chính sách điều hành của ngân hàng Nhà nước đều có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, với vai trò, chức năng của mình, ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần thực hiện tốt các công việc sau:

Xây dựng chính sách, quy chế, quy định cho hoạt động ngân hàng ngày càng chặt chẽ hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế theo cam kết trong lộ trình gia nhập WTO.

Theo dõi tình hình diễn biến, biến động của nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam để có thể đưa ra những chỉ đạo kịp thời giúp ổn định hệ thống ngân hàng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Bên cạnh việc tạo ra cho các ngân hàng một hành lang pháp lý thông thoáng giúp các ngân hàng hoạt động thuận lợi thì ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên theo dõi và giám sát hoạt động của các ngân hàng, đồng thời phải tăng cường việc hướng dẫn, chỉ đạo các ngân hàng thực hiện luật tổ chức tín dụng, các nghị định, thông tư có liên quan để các ngân hàng nghiêm chỉnh thực hiện.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tiếp thu khoa học kỹ thuật trong ngành thông qua việc khuyến khích các ngân hàng đầu tư trang thiết bị hiện đại. Việc nâng cao trình độ kỹ thuật sẽ giúp các ngân hàng quản lý hoạt động của mình một cách thuận lợi hơn.

Ngày càng nâng cao hoạt động của Trung tâm thông tin khách hàng CIC để giúp các ngân hàng thương mại nắm bắt được tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng.

6.2.2 Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Việt Nam

Các chính sách của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Việt Nam nên dựa vào đặc điểm riêng có của từng tỉnh để kích thích các chi nhánh tận dụng tối đa nguồn lực địa phương hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực mang tính dài hạn thông qua hình thức đào tạo tập trung trong nước và nước ngoài.

Nâng cao hoạt nghiên cứu phát triển dịch vụ sản phẩm mới, góp phần đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng và triển khai nhanh chóng xuống các chi nhánh,

81

góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các chi nhánh so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong công tác huy động vốn.

6.2.3 Đối với chính quyền địa phương

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Uỷ ban nhân dân thành phố nên có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Chi nhánh thành phố Vĩnh Long nói riêng trong quá trình phổ biến kịp thời những chính sách mới, tăng cường khả năng thông tin thị trường để các ngân hàng hoạt động tốt thông qua đó tích cực hỗ trợ nền kinh tế phát triển bền vững theo định hướng chung của tỉnh.

Trong thời buổi kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, Uỷ ban nhân dân thành phố cần có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp về giá, về "đầu ra" của sản phẩm tạo điều kiện cho họ làm ăn có hiệu quả, từ đó họ có niềm tin để đầu tư mở rộng sản xuất.

Chính quyền địa phương cần hỗ trợ ngân hàng thông qua việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về khách hàng giúp ngân hàng nhanh chóng xác minh và giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đồng thời, hỗ trợ ngân hàng trong việc tiến hành xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cần triển khai cho ngân hàng để ngân hàng có thể hỗ trợ địa phương và đặt mục tiêu kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố.

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Minh Kiều, 2008. Nghiệp vụ ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

2.Nguyễn Minh Kiều, 2013. Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng. Hà Nội: hà xuất bản Tài Chính.

3.Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008. Nhập môn tài chính tiền tệ. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Hà Nội.

4.Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

5.Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

6.Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, 2012. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Vĩnh Long, tháng 11 năm 2012.

7.Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, 2013. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Vĩnh Long, tháng 11 năm 2013.

8.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long, Phòng tín dụng, 2014. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013, phương hướng nhiệm vụ kinh doanh 2014. Tháng 3 năm 2014.

9.Nguyễn Hữu Nhân, 2008. Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

10.Nguyễn Thị Huỳnh Trang, 2013. Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng BIDV chi nhánh Vĩnh Long. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

11.Nguyễn Hoàng Phúc, 2007. Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT huyện Cai Lậy. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

12. Phan Hải Dương, 2013. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)