Tình hình nợ xấu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 75 - 79)

Nợ xấu là chỉ tiêu thường được các ngân hàng sử dụng để đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng hiện tại của ngân hàng. Các ngân hàng không thể không có nợ xấu mà chỉ có thể cố gắng khống chế nợ xấu ở một mức độ nhất định để vẫn đảm bảo hoạt động của ngân hàng diễn ra bình thường. Để hiểu rõ về tình hình nợ xấu tại ngân hàng trong thời gian qua chúng ta tiến hành phân tích kết quả nợ xấu của ngân hàng.

4.2.4.1 Nợ xấu doanh nghiệptheo thời hạn cho vay

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long cho vay doanh nghiệp kỳ hạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Do vậy, nợ xấu phát sinh (nếu có) cũng sẽ tập trung ở các kỳ hạn ngắn hạn, trung và dài hạn.

Bảng 4.14: Nợ xấu DN theo thời hạn cho vay tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 4.000 820 820 -3.180 -79,50 0 0,00

Trung dài hạn 6.023 0 0 -6.023 -100,00 0 0,00

Tổng 10.023 820 820 -9.203 -91,82 0 0,00

62

Bảng 4.14 trình bày nợ xấu doanh nghiệp theo thời hạn cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013. Tình hình dư nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng cụ thể: năm 2011 là 4.000 triệu đồng, sang năm 2012 giảm còn 820 triệu đồng và năm 2013 thì giữ nguyên không thay đổi. Nợ xấu ngắn hạn giảm là do ngân hàng đã thực hiện việc siết chặt hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro trong cho vay bằng việc nâng cao việc thẩm định và phân tích kỹ khách hàng trước khi cho vay; đồng thời thường xuyên cử cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn theo dõi tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp để hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích và tình trạng trốn nợ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này ngân hàng đã tiến hành xử lý các món nợ xấu còn tồn đọng bằng cách đánh giá lại các khoản nợ của khách hàng một phần chuyển lại các nhóm nợ thấp hơn (nhóm 1; 2) và xóa các món nợ mà ngân hàng không có khả năng thu hồi đồng thời xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng để thu hồi nợ.

Nợ xấu trung và dài hạn trong giai đoạn này từ 6.023 triệu đồng năm 2011 giảm mạnh và không có nợ xấu trong 2 năm tiếp theo. Các doanh nghiệp có nợ xấu trong năm 2011 ngân hàng đã tích cực xóa các món nợ mà ngân hàng không có khả năng thu hồi đồng thời xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng để thu hồi nợ.Thu hồi nợ đầy đủ đối với các khách hàng có thu nhập, các khách mà ngân hàng đã cho gia hạn nợ hay cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ và đến hạn. Ngoài ra cán bộ tín dụng đã thực hiện nghiêm công tác quản lý trước, trong và sau khi cho vay đối với các khoản vay dài hạn của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo đã phần nào làm giảm nợ xấu.

Bảng 4.15: Nợ xấu DN theo thời hạn cho vay tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 2014 2014/2013

Số tiền Số tiền Số tiền %

Ngắn hạn 820 820 0 -

Trung dài hạn 0 0 0 -

Tổng 820 820 0 -

Nguồn: Phòng tín dụng NHNN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long 6 tháng đầu năm 2013,2014

Bảng 4.15 thể hiện nợ xấu doanh nghiệp theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013-2014, trong giai đoạn này ngân hàng chú ý nhiều hơn công tác thẩm định trước khi cho vay, doanh nghiệp phải có phương án-dự án sản xuất kinh doanh

63

khả thi thì mới đầu tư, ngoài ra cán bộ tín dụng quản lý địa bàn nắm rõ tình hình kinh tế, chính sách ưu đãi của chính quyền, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn mình quản lý thì mới ra quyết định đầu tư hay không. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2014 chỉ còn nợ xấu ngắn hạn của doanh nghiệp từ năm 2013 chuyển sang, nợ xấu trung và dài hạn không phát sinh thêm. Cho thấy trong giai đoạn này ngân hàng đã làm tốt công tác quản lý, xử lỳ nợ và công tác thẩm định trước khi cho vay.

Tóm lại, nợ xấu doanh nghiệp cao nhất năm 2011 và giảm mạnh năm 2012 và gần như không phát sinh thêm qua 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, cho thấy ngân hàng đã làm tốt công tác thu hồi và quản lý nợ xấu của mình một cách tích cực nhằm kéo giảm nợ xấu, không phát sinh thêm, đây là điều đáng mừng.

4.2.4.2 Nợ xấu doanh nghiệptheo ngành kinh tế

Tình hình nợ xấu doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế được mô tả tổng quát qua bảng sau:

Bảng 4.16: Nợ xấu DN theo ngành kinh tế tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Thương mại-DV 7.654 663 653 -6.991 -91,34 -10 -1,51 Nông nghiệp 1.449 157 167 -1.292 -89,16 10 6,37

Xây dựng cơ bản 920 0 0 -920 -100,00 0 0

Tổng 10.023 820 820 -9.203 -91,82 0 0

Nguồn: Phòng tín dụng NHNN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long 2011-2013

Bảng 4.16 thể hiện nợ xấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-2013. Nhìn chung nợ xấu ngân hàng giảm qua các năm chủ yếu do ngân hàng thắt chặt cho vay với các ngành có nhiều rủi ro, cụ thể như sau:

Ngành xây dựng cơ bản: trong giai đoạn 2011-2013 nợ xấu được kiểm soát. Ngân hàng đã chủ động xủ lý các khoản nợ xấu và không có số phát sinh thêm trong hai năm tiếp theo. Trong giai đoạn này theo chỉ đạo của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Vĩnh Long cán bộ ngân hàng chủ động tập trung nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác thẩm định

64

các phương án sản xuất kinh doanh để không bỏ sót các doanh nghiệp có phương án vay vốn tốt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Tích cực theo dõi, kiểm tra khách hàng trong sử dụng vốn đúng mục đích, kiên quyết thu hồi những khoản nợ sử dụng vốn sai mục đích ghi trong phương án vay vốn để không phát sinh nợ xấu.

Ngành thương mại dịch vụ: là ngành có giá trị nợ xấu giảm mạnh qua các năm. Từ 7.654 triệu đồng nằm 2011 xuống còn 663 triệu đồng năm 2012, giảm 91,34% so với năm 2011 và tiếp tục giảm 1,51%, tương đương 10 triệu đồng so với năm 2012. Qua đó cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt công tác đánh giá khách hàng doanh nghiệp kinh doanh ngành này trong cho vay cũng như thu nợ. Nợ xấu giảm nhanh và liên tục, tuy nhiên ngân hàng cần tăng cường xử lý nợ xấu, tập trung theo dõi tận thu nợ xấu của ngành để giảm nợ xấu về mức an toàn cho ngân hàng theo kế hoạch đặt ra.

Nợ xấu ngành nông nghiệp: đạt giá trị 1.449 triệu đồng năm 2011, đến năm 2012 giảm còn 157 triệu đồng tức giảm 89,16% so với năm 2011. Đến năm 2013 nợ xấu tăng trở lại với giá trị tăng 10 triệu đồng so với năm 2012 và tăng với tốc độ 6,3%. Ngành nông nghiệp là ngành chụi nhiều biến động nhất một khi có sự biến động về giá cả, thời tiết, dịch bệnh, điều kiện xuất khẩu. Năm 2013 nợ xấu doanh nghiệp tăng do các năm trước dó các doanh nghiệp gặp khó khăn về tiêu thụ hàng nông, giá thu mua nông sản thấp hơn giá thành làm cho nông dân chậm trả nợ cho các khoản mua chụi hàng hóa của các doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực này gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, làm kéo dài thời gian trả nợ của doanh nghiệp làm cho nợ xấu doanh nghiệp tăng trở lại ở năm 2013.

Bảng 4.17: Nợ xấu DN theo ngành kinh tế tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 2014 2014/2013

Số tiền Số tiền Số tiền %

Thương mại dịch vụ 610 645 35 5,74

Nông ngư nghiệp 210 163 -47 -22,38

Xây dựng cơ bản 0 12 12 -

Tổng 820 820 0 0

65

Bảng 4.17 trình bày tổng quát về nợ xấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế trong giai đoạn 6 tháng đầu năm. Nhìn chung nợ xấu có xu hướng gia tăng ở ngành thương mại dịch vụ và xây dựng cơ bản, giảm ở ngành nông nghiệp. Tuy tình hình kinh tế ổn định lãi suất giảm, các doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận nhưng, các doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ từ những năm trước chuyển sang làm cho nợ xấu 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ 2013.

Tóm lại, mặc dù rất cố gắng trong công tác thu hồi nợ nhưng do những biến động ở tầm vĩ mô, hợp cùng sự thiếu ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng đã khiến nợ xấu phát sinh, cụ thể ở các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, ngân hàng cần có biện pháp giảm nợ xấu này đến mức có thể được để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu chỉ thuần túy dựa vào nợ xấu thì chưa thể kết luận đúng đắn về hiệu quả tín dụng mà còn cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu khác mới có thể đánh giá xác thực.

4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)