Bước 1: Tiếp xúc và tìm hiểu khách hàng. Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn.Giấy chứng nhận về tư cách pháp nhân hay thể nhân, đối với loại hình doanh nghiệp hồ sơ này bao gồm:
+ Hồ sơ pháp lý: Tùy theo loại hình doanh nghiệp, nếu thiết lập quan hệ tín dụng lần đầu phải gửi đến ngân hàng NN&PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long các giấy tờ sau:
Quyết định thành lập doanh nghiệp
Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Biên bản góp vố, danh sách thành viên sáng lập
Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) + Hồ sơ kinh tế:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ
21 + Hồ sơ vay vốn:
Giấy đề nghị vay vốn
Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. + Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định
Bước 2: Điều tra thu nhập tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. Sau khi nhận được hồ sơ do khách hàng gửi, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn. Đây là thủ tục quan trọng nhất của quy trình bao gồm các nội dung sau:
+ Tìm hiểu trực tiếp
+ Điều tra thực tế tại địa hoạt động của doanh nghiệp
+ Nắm bắt những thông tin tổng hợp liên quan đến khoản vay, thông tin thị trường.
+ Thẩm định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của của khách hàng.
+ Khả năng tài chính + Mục đích vay vốn
+ Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, năng lực trả nợ vay. + Phân tích khả năng ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến phương án vay vốn.
+ Tài sản đảm bảo nợ vay
Bước 3: Quyết định cho vay, từ chối. Căn cứ vào tờ trình và kết quả thẩm định có đề xuất của cán bộ tín dụng. Trưởng phòng Tín dụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) và ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định (nếu có) rồi trình Giám đốc quyết định cho vay hay từ chối.
Bước 4: Giám đốc căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng Tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay:
+ Nếu cho vay thì ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản).
+ Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành của ngân hàng NN&PTNT Việt Nam.
22
Bước 5: Giải ngân. Hồ sơ giải ngân được Giám đốc ký duyệt chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hoạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỷ giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).
Bước 6: Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay theo dõi rủi ro. Sau hi cho vay, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo quy định. Đồng thời qua đây ngân hàng giải ngân sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra rủi ro, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các khoản vay có vấn đề.
Bước 7: Thu hồi - Cơ cấu kỳ hạn nợ:
+ Đến hạn tiến hành thu hồi nợ cả gốc, lãi và thanh lý hợp đồng tín dụng, giải thế chấp tài sản đảm bảo nợ vay.
+ Do điều kiện khách quan khách hàng vay chưa thanh toán đúng thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, khách hàng đề nghị cơ cấu lại thời hạn nợ, căn cứ vào điều kiện thực tế ngân hàng đồng ý cơ cấu lại nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn.
Bước 8: Xử lý rủi ro. Do chủ quan hay khách quan mà khách hàng vay vốn không thể thực hiện đầy đủ việc trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng và khách hàng đã cố gắng giải quyết nhưng vẫn không trả đủ nợ vay thì xem đây là một rủi ro của ngân hàng. Căn cứ vào thực trạng thực tế và quy định của ngành ngân hàng Nhà nước về xử lý rủi ro lập tờ trình xử lý rủi ro.
Bước 9: Thanh lý hợp đồng vay. Sau khi khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ ngân hàng và khách hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản đảm bảo nợ vay. Sau khi đã giải chấp tài sản, giao dịch viên phải thực hiện hạch toán ngoại bảng và nhập thông tin giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay vào hệ thống IPCAS theo quy định hiện hành.