Tình hình dư nợ tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 69 - 75)

Dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó phản ánh kết quả cho vay của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ còn là chỉ tiêu để xác định việc hoàn thành kế hoạch tăng trưởng tín dụng mà ngân hàng đã đề ra hay chưa. Dư nợ doanh nghiệp càng cao cho thấy phạm vi hoạt động tín dụng ở thành phần này càng rộng, thị phần của ngân hàng càng tăng.

4.2.3.1 Dư nợ doanh nghiệp theo thời hạn cho vay

Cũng giống như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, căn cứ theo thời gian cấp tín dụng thì dư nợ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long bao gồm hai bộ phận chính là dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung - dài hạn. Trong ba năm qua kinh tế tỉnh Vĩnh Long nói chung và thành phố nói riêng tăng trưởng ổn định qua từng năm nhưng để biết tình hình cụ thể là như thế nào ta xét bảng sau:

56

Bảng 4.10: Dư nợ DN theo thời hạn cho vay tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 100.806 193.929 214.312 93.123 92,38 20.383 10,51 Trung dài hạn 39.571 27.883 20.205 -11.688 -29,54 -7.678 -27,54 Tổng 140.377 221.812 234.517 81.435 58,01 12.705 5,73

Nguồn: Phòng tín dụng NHNN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long 2011-2013

Bảng 4.10 trình bày dư nợ doanh nghiệp theo thời hạn cho vay tại ngân hàng giai đoạn 2011-2013. Dư nợ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao khoảng 80-90% ở ngắn hạn, và chiếm tỷ trọng thấp ở trung và dài hạn. Tuy nhiên lại có biến động qua các năm.

Dư nợ ngắn hạn: Ngân hàng chủ yếu cho vay với thời gian ngắn nên dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2011 - 2013, dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn của ngân hàng tăng liên tục từ 100.806 triệu đồng năm 2011 tăng lên đến 214.312 triệu đồng năm 2013. Năm 2012 nhìn chung mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn vẫn còn cao, nên doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng không phải dễ, do đó dư nợ có xu hướng giảm trong năm 2012. Đến năm 2013 lãi suất điều chỉnh giảm thấp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 10%/năm đối với ngắn hạn và 13%/năm đối với trung dài hạn. Bên cạnh lãi suất cho vay thấp, được hỗ trợ về cơ cấu nợ, gia hạn thời hạn trả nợ, xem xét giảm lãi suất các khoản nợ cũ gia tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nên khoản mục dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn có xu hướng tăng. Mặc khác trong thời gian qua ngân hàng đang thực hiện mục tiêu mở rộng quy mô tín dụng trên địa bàn, đồng thời tăng cường cấp tín dụng cho nền kinh tế, giúp kinh tế thành phố dần phục hồi và phát triển sau khủng hoảng kinh tế thế giới theo chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và tỉnh. Dư nợ còn phụ thuộc vào dư nợ đầu kỳ, doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong kỳ. Giai đoạn 2011 - 2013, nhìn chung doanh số cho vay trong kỳ luôn lớn hơn doanh số thu nợ trong kỳ dẫn đến dư nợ của ngân hàng luôn tăng qua từng năm. Dư nợ ngắn hạn tăng lên là một dấu hiệu tốt cho ngân hàng khi đã thành công trong việc mở rộng quy mô tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn.

57

Dư nợ trung, dài hạn: doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp nên dư nợ trung, dài hạn của doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ doanh nghiệp. Nhìn chung dư nợ trung và dài hạn trong giai đoạn này giảm đều. Dư nợ năm 2012 là 27.883 triệu đồng giảm 29,54% so với năm 2011, dư nợ năm 2013 tiếp tục giảm 27,54% tức giảm 7.678 triệu đồng so với năm 2012. Có sự sụt giảm này là do trong giai đoạn 2011-2013, kinh tế tuy có sự tăng trưởng nhưng doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá cả leo thang nên các doanh nghiệp đã cân nhắc kỹ hơn khi đầu tư trung, dài hạn để tránh sự mất giá của đồng vốn, trong thời gian này lãi suất cho vay giảm điều qua từng năm vì vậy phần nào cũng làm cho doanh nghiệp giảm vay trung dài hạn. Mặc khác do các doanh nghiệp thường không có đủ năng lực tài chính, dự án đầu tư hiệu quả, trình độ bộ phận quản trị doanh nghiệp kém nên đây là rào cảng lớn nhất làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn trung và dài hạn từ phía ngân hàng.

Bảng 4.11: Dư nợ DN theo thời hạn cho vay tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 2014 2014/2013

Số tiền Số tiền Số tiền %

Ngắn hạn 230.619 213.507 -17.112 -7,42

Trung dài hạn 23.413 18.715 -4.698 -20,07

Tổng 254.032 232.222 -21.810 -8,59

Nguồn: Phòng tín dụng NHNN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long 6 tháng đầu năm 2013,2014

Bảng 4.11 thể hiện dư nợ doanh nghiệp cho vay theo thời hạn của ngân hàng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ doanh nghiệp giảm so với cùng kỳ năm 2013. Dư nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 giảm 7,42% tức giảm 17.112 triệu đồng so với cùng kỳ. Dư nợ trung và dài hạn 6 tháng đầu năm 2014 là 18.175 triệu đồng giảm 20,07% so với cùng kỳ. Sự suy giảm này do tình hình kinh tế trong giai đoạn này ổn định, lãi suất cho vay giảm, các doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận nên chủ động tất toán các khoản vay có lãi suất cao từ những năm trước đó làm cho doanh số thu nợ tăng, mặc khác do lãi suất cho vay lại tiếp tục giảm sâu theo chỉ đạo của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước nên các doanh nghiệp giảm nhu cầu vay vốn không cần thiết mà tập trung vào sản xuất kinh doanh với nguồn vốn sẳn có làm cho dư nợ giảm.

58

Tóm lại, dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn tăng trưởng tốt năm sau cao hơn năm trước trong giai đoạn 2011-2013 nhưng giảm nhẹ trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014. Dư nợ trung và dài hạn giảm điều năm sau thấp hơn năm trước kỳ sau thấp hơn kỳ trước. Trong giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn giảm cho vay trung và dài hạn làm cho dư nợ cũng tương ứng tăng giảm theo.

4.2.3.2 Dư nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế

Mỗi biến động của nền kinh tế đều có tác động ít nhiều đến các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có chiến lược thu nợ đối với từng ngành kinh tế như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Thời gian qua ngân hàng tập trung cho vay theo hướng chuyển dịch kinh tế của thành phố, cho vay theo ngành xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ nên dư nợ các ngành này tăng là điều dễ hiểu.

Bảng 4.12: Dư nợ DN theo ngành kinh tế tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Thương mại -DV 106.874 182.674 176.976 75.800 70,92 -5.698 -3,12 Nông nghiệp 18.657 23.854 22.867 5.197 27,86 -987 -4,14 Xây dựng cơ bản 14.846 15.284 34.674 438 2,95 19.390 126,86 Tổng 140.377 221.812 234.517 81.435 58,01 12.705 5,73

Nguồn: Phòng tín dụng NHNN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long 2011-2013

Bảng 4.12 trình bày dư nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long. Dư nợ doanh nghiệp theo ngành chiếm tỷ trọng cao nhất ở ngành thương mại dịch vụ, thấp nhất ở ngành xây dựng cơ bản và nông nghiệp tuy nhiên qua 3 năm lại có nhiều biến động, cụ thể:

Thương mại - dịch vụ: Dư nợ ngành thương mại, dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ doanh nghiệp. Dư nợ ngành này đều có sự tăng trưởng qua mỗi năm. Dư nợ đạt từ 106.874 triệu đồng năm 2011 tăng lên 182.674 triệu đồng năm 2012 và giảm nhẹ ở mức 176.976 triệu đồng năm 2013. Góp phần vào sự tăng lên của dư nợ là nhờ chủ trương khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa, kích cầu nền kinh tế trong nước với khẩu hiệu "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", do đó các doanh nghiệp đã mạnh dạng đầu tư

59

mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân, bên cạnh đó các doanh nghiệp ngày càng có nhiều phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả và bộ tín dụng ngày càng có trình độ trong công tác thẩm định các phương án kinh doanh của các doanh nghiệp nên góp phần làm tăng dư nợ. Về tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2013 đạt 75,46%, nhỏ hơn so với tốc độ này năm 2012 là 82,35%. Sở dĩ có sự sụt giảm nhỏ về tốc độ là do các doanh nghiệp mặc dù nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các ban ngành địa phương nhưng hiện nay ngành thương mại, dịch vụ phát triển không đồng bộ và chưa có ngành hàng chất lượng cao, mạng lưới thương mại, dịch vụ còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có nhiều kênh phân phối. Do đó, khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ cũng bị ảnh hưởng theo. Các sản phẩm của ngành này thường thì giống nhau, hoặc tương tự nhau làm cho khách hàng chỉ việc tham quan, mua sắm ở một địa phương là có thể biết được các sản phẩm của các nơi khác làm giảm phần nào đầu tư mở rộng.

Nông nghiệp: Qua các năm, dư nợ ngành nông nghiệp có sự biến động tăng, giảm không đồng đều. Năm 2011, dư nợ 18.657 triệu đồng; năm 2012 là 23.854 triệu đồng, tăng 5.197 triệu đồng so năm 2011; sang năm 2013 là 22.867 triệu đồng giảm 4,14% so năm 2012. Đây là thế mạnh của địa phương nhưng trong những năm qua, từ việc chuyển đổi tỷ trọng của các ngành để giúp thành phố sớm lên đô thị loại 2 trong năm 2015 thì việc chuyển cơ cấu nền kinh tế thành phố từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, chuyển đổi hình thức canh tác nông nghiệp lạc hậu sang nền nông nghiệp công nghệ cao như trồng rau thủy sinh, hoa lan trong nhà kính. Mặc dù vậy ngành này đòi hỏi phải có kiến thức về nông nghiệp công nghệ cao nhất định nên nhu cầu vốn chỉ gói gọn ở những doanh nghiệp có đủ trình độ kỹ thuật mà thôi. Chủ yếu ngân hàng cung cấp vốn cho các doanh nghiệp này mua giống, trang thiết bị, nhà lưới bên cạnh đó ngân hàng còn cấp vốn cho các doanh nghiệp mua phân bón, thuốc trừ sâu,cung cấp cho các vùng phụ cận là chính. Dư nợ ngành này trong năm 2013 có sự sụt giảm nhẹ so với 2012. Tuy vậy, ngân hàng cần có biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này về vốn, trình độ kỹ thuật để giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt, tăng đầu tư trong tương lai.

Xây dựng cơ bản: Dư nợ năm 2011 là 14.846 triệu đồng, sang năm 2012 lên đến 15.284 triệu đồng, tức tăng tăng 2,95% so năm 2011. Trong giai đọan này nhu cầu xây dựng nhà ở, nâng cấp cầu đường, văn phòng làm việc của các cá nhân và tổ chức trong thành phố ngày càng tăng cao. Nắm bắt được xu thế đó nên các doanh nghiệp đã tiến hành vay vốn ngân hàng để thực hiện các hợp đồng xây dựng. Do đó, doanh số cho vay ngành xây dựng các năm này tăng lên cao, ngoài phần trả nợ hàng năm của doanh nghiệp, phần phải thu từ phía

60

các doanh nghiệp này cũng tăng lên. Tuy nhiên, năm 2013 tình hình kinh tế ổn định, giá cả nguyên nhiên vật liệu, chi phí xây dựng ổn định từ đó dư nợ ngành này sang năm 2013 đã tăng đột biến lên 34.674 triệu đồng, tăng 126,86% so với năm 2012. Cùng với chi phí lãi vay ngày cảng thấp do lãi suất giảm củng góp phần làm cho các doanh nghiệp mạnh dạng trong đầu tư phát triển.

Bảng 4.13: Dư nợ DN theo ngành kinh tế tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 2014 2014/2013

Số tiền Số tiền Số tiền %

Thương mại dịch vụ 213.749 178.165 -35.584 -16,65

Nông nghiệp 25.810 23.066 -2.744 -10,63

Xây dựng cơ bản 14.473 30.991 16.518 114,13

Tổng 254.032 232.222 -21.810 -8,59

Nguồn: Phòng tín dụng NHNN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long 6 tháng đầu năm 2013,2014

Bảng 4.13 thể hiện dư nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 ta thấy các chỉ tiêu điều giảm chỉ có ngành xây dựng cơ bản là tăng 114,13% và tăng 16.518 triệu đồng về giá trị so với cùng kỳ 2013. Cụ thể, ngành thương mại dịch vụ giảm 16,65% tức giảm 35.584 triệu đồng về giá trị so với cùng kỳ; ngành nông nghiệp giảm 2.744 triệu đồng, tương đương giảm 10,63% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013. Tình hình kinh tế trên địa bàn phát triển ổn định trong thời gian này, nhưng ngành thương mại dịch vụ phát triển gần như đã bảo hòa, các doanh nghiệp không tự làm mới mình để thu hút nhiều khách hàng, mà dừng lại ở sự cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ tương đồng nhau làm cho khách hàng gần như nhàm chám ít quan tâm hơn trước mà chủ yếu khi nào cần hoặc có dịp lễ tết thì mới sử dụng dịch vụ nên lĩnh vực này đầu tư ngày càng giảm làm cho dư nợ giảm theo.

Bên cạnh dư nợ ngành thương mại dịch vụ giảm thì dư nợ ngành nông nghiệp cũng giảm do thành phố dành nhiều quỹ đất cho đô thị hóa, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để nhường chổ cho các khu dân cư, đường xá, trung tâm thương mại nên các nông dân mất đất chuyển sang ngành nghề khác làm cho các doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm kéo theo dư nợ cho vay giảm theo.

61

Ngành xây dựng tăng mạnh trong giai đoạn này do nhu cầu xây dựng nhà ở, nâng cấp cầu đường, văn phòng làm việc, của các cá nhân và tổ chức trong thành phố ngày càng tăng cao. Nên lĩnh vực này tăng trưởng mạnh, một phần do giá cả nguyên nhiên vật liệu, nhân công, giá đất bình ổn, kinh tế ngày càng ổn định và có xu hướng tăng trưởng tốt, lãi suất ngân hàng giảm nên kích thích người dân đầu tư xây dựng, trang hoàn nhà của vật kiến trúc.

Tóm lại, dư nợ doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long đã đạt và vượt tỷ lệ dư nợ tín dụng cho vay doanh nghiệp hàng năm (tỷ lệ dư nợ cho vay doanh nghiệp hàng năm 27%/tổng dư nợ), góp phần vào sự tăng trưởng tín dụng chung toàn chi nhánh. Dư nợ chiếm tỷ trọng cao nhất ở ngành thương mại dịch vụ, tăng mạnh nhất ở ngành xây dựng cơ bản, ngành nông nghiệp giảm qua từng năm. Ngân hàng đang đi đúng hướng theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương đã đề ra.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 69 - 75)